Tổng quan về bệnh việ nA tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện a tỉnh thái nguyên (Trang 52)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Tổng quan về bệnh việ nA tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập ngày 31/12/1965 theo quyết định số 657/TCDC với tên gọi Bệnh viện A Bắc Thái. Từ thập niên cuối Thế kỷ 20, Bệnh viện A tại Thái Nguyên và Bệnh viện B tại Bắc Kạn là hai bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có vai trò trọng yếu đảm nhiệm vai trò khám chữa bệnh cho người dân trong toàn tỉnh Bắc Thái.

Tháng 5/1967, bệnh viện chuyển trụ sở đến xóm Cây Châm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, Thái Nguyên. Năm 1971, bệnh viện chuyển về xây dựng tạm thời ở khu vực Hồ Sen, xã Thịnh Đán, huyện Đồng Hỷ (nay là Tổ 13, phường Thịnh Đán, Tp. Thái Nguyên). Đến tháng 01/1998 thì đổi tên thành Bệnh viện A Thái Nguyên.

Đến tháng 10/2003, Bệnh viện A chuyển địa điểm từ tổ 13 đến trụ sở hiện nay tổ 19, phường Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên, tiếp nhận cơ sở vật chất của một bệnh viện phụ sản được xây dựng mới với quy mô 100 giường bệnh vào những năm đầu thành lập và đến năm 2015 bệnh viện đã có quy mô 510 giường bệnh, tuy nhiên thực kê lên đến 850 giường. Với bề dầy của một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh lại được đầu tư về cơ sở vật chất theo mô hình bệnh viện phụ sản, là các điều kiện thuận lợi cho bệnh viện A phát triển thành một bệnh viện đa khoa nhưng phát triển chuyên sâu về lĩnh vực sản và nhi. Bước vào giai đoạn đổi mới và hội nhập của đất nước cùng với những thành tựu về khoa học trên thế giới được ứng dụng vào lĩnh vực y tế ngày càng nhiều, điều đó mở ra cho các bệnh viện tuyến cơ sở ngày càng nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức.

Hình 3.2. Mổ mắt bằng phƣơng pháp Phaco

Hình 3.4. Hội thi Điều dƣỡng - Kỹ thuật viên - Nữ hộ sinh giỏi năm 2014

Nguồn: http://benhvienathainguyen.com.vn (2014)

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Chức năng

Bệnh viện nói chung là một tổ chức có vị trí quan trọng trong toàn bộ mạng lưới y tế, đảm bảo nhân dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện về mặt y tế là phòng bệnh và khám chữa bệnh.

3.1.2.2. Nhiệm vụ

+ Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh:

- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo qui định của Nhà nước. - Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành.

- Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.

+ Đào tạo cán bộ y tế:

- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở trung học. - Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện.

+ Nghiên cứu khoa học về y học:

- Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

- Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện

+ Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

+ Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài theo qui định của Nhà nước.

+ Quản lý kinh tế y tế: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước về thu, chi tài chính, thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên

Bệnh viện có cơ cấu tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến tập trung, trưởng các khoa phòng tham mưu cho Ban Giám đốc. Là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng II, cơ cấu tổ chức của bệnh viện tuân theo quy định của Quy chế bệnh viện của Bộ Y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế) . Bệnh viện gồm Ban giám đốc (01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc) và 17 khoa lâm sàng, 07 khoa cận lâm sàng, 05 phòng chức năng và 01 tổ quản lý mạng vi tính thuộc phòng kế hoạch tổng hợp. Đảng bộ bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên thực sự là hạt nhân lãnh đạo các hoạt động của bệnh viện, lãnh và

chỉ đạo Công đoàn – Chi đoàn trong tất cả các hoạt động khá tốt.

Ban giám đốc bệnh viện là những người có học vị cao và đã gắn bó với với ngành y tế nhiều năm, vì vậy họ luôn quan tâm đến đến bệnh viện về sự tồn tại và phát triển của bệnh viện, họ luôn cố gắng để nâng cao đời sống thu nhập của cán bộ nhân viên và hỗ trợ đóng góp cho xã hội.

Các khoa và phòng chức năng có nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Phòng Tổ chức-Hành chính: là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác hành chính nhân sự trong Bệnh viện.

- Phòng Kế hoạch tổng hợp: là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về Kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng; Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế Bệnh viện; Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệm vụ chuyên môn Bệnh viện.

- Phòng Tài chính kế toán: là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện.

- Phòng y tá (Điều dưỡng): là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc Bệnh viện là chịu trách nhiệm trước giám đốc về tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.

- Phòng vật tư – Thiết bị y tế: là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác vật tư, thiết bị y tế trong Bệnh viện.

- Các Khoa lâm sàng: là khoa nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về công tác khám bệnh (lâm sàng) và điều trị nội ngoại trú

- Khoa Cận lâm sàng: là khoa nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm

- Khoa dược: là khoa nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về quản lý và tham mưu toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Hình 3.5. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: Phòng Tổ chức - hành chính, bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên (2015) ĐẢNG ỦY BỆNH VIỆN

- Công Đoàn cơ sở - Đoàn Thanh niên

BAN GIÁM ĐỐC -Hội đồng nghiên cứu

khoa học - Hội đồng thuốc KHOA LÂM SÀNG KHOA CẬN LÂM SÀNG PHÒNG CHỨC NĂNG 1.Khoa Khám bệnh 2 Khoa Hồi sức cấp cứu 3 Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức

4 Khoa Ngoại tổng hợp 5 Khoa Ngoại chấn thương 6 Khoa Nội tổng hợp 7 Khoa Nội tim mạch 8 Khoa Răng hàm mặt 9 Khoa Tai mũi họng 10 Khoa Mắt

11 Khoa Y học cổ truyền 12 Khoa Sản

13 Khoa truyền nhiễm 14 Khoa nhi

15Khoa điều trị theo yêu cầu 16 Khoa Da liễu

17 Khoa Hỗ trợ sinh sản

1. Khoa Vi sinh 2. Khoa Hóa sinh 3. Khoa Huyết học 4. Khoa Chuẩn đoán hình ảnh

5. Khoa Dược

6. Khoa Giải phẫu bệnh 7. Khoa Dinh dưỡng

1. Phòng Tổ chức hành chính 2. Phòng Kế hoạch tổng hợp 3. Phòng Tài chính – Kế toán 4. Phòng Y tá (Điều dưỡng trưởng) 5. Phòng Vật tư – Thiết bị y tế Chỉ đạo trực tiếp Phối hợp công tác

3.1.4. Tình hình nhân lực của Bệnh viện

Là bệnh viện đa khoa hạng II, Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên luôn xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực trong chuyên môn, nhiệt tình trong việc và hòa nhã trong giao tiếp. Hiện nay Bệnh viện có 498 cán bộ, trong đó tổng số bác sĩ là 100 người chiếm 20,08% trên tổng số nhân viên; tổng số dược sĩ là 23 người chiếm 4,62%; tổng số điều dưỡng là 215 người chiếm 43,17%; tổng số nữ hộ sinh là 25 người chiếm 5,02%; tổng số kỹ thuật viên y tế là 41 người chiếm 8,23%; tổng số hộ lý công do bệnh viện quản lý là 32 người chiếm 6,43% và các cán bộ khác phục vụ trong các phòng thuộc khối chức năng là 62 người chiếm 12,45%.

Trong những năm qua đội ngũ cán bộ viên chức và lao động của bệnh viện không ngừng tăng lên, tổng số nhân viên của bệnh viện năm 2015 tăng khoảng gần 13,96% so với năm 2014 và 10,91% so với năm 2013. Điều này được thể hiện qua biểu đồ 3.1 từ năm 2013 đến năm 2015:

Biểu đồ 3.1. Tình hình biến động nhân sự từ năm 2013-2015

3.1.5. Tình hình tài chính của Bệnh viện

Bệnh viện thực hiện công tác quản lý tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm, bệnh viện còn có các nguồn thu khác như thu khám Bảo hiểm y tế, thu viện phí và thu từ các dịch vụ khám chữa bệnh khác.

Bảng 3.1. Tình hình thu chi tài chính từ năm 2013-2015

Đơn vị tính: đồng Diễn giải 2013 2014 2015 So sánh 2015/2013 (%) So sánh 2015/2014 (%) Tổng thu 112.064.440 114.848.853 117.345.862 4,71 2,17 1. Ngân sách cấp 45.560.100 41.770.344 29.834.000 -34,52 -28,58

2. Thu Bảo hiểm y tế 58.794.570 63.095.287 77.485.570 31,79 22,81

3. Thu viện phí 6.209.450 6.882.847 7.310.692 17,73 6,22 4. Thu từ các nguồn dịch vụ khác 1.500.320 3.100.375 2.715.600 81,00 -12,41 Tổng chi 112.045.440 113.681.598 117.345.499 4,73 3,22 1. Chi lương và phụ cấp từ ngân sách cấp 32.560.870 34.097.982 34.639.382 6,38 1,59

2. Chi tăng thu nhập 11.841.540 10.321.229 10.931.994 -7,68 5,92

3. Chi nghiệp vụ chuyên

môn 60.430.070 61.113.346 63.055.700 4,34 3,18

4. Chi phúc lợi tập thể 2.171.800 2.681.926 2.817.870 29,75 5,07

5. Chi cho công việc phục

vụ chuyên môn 3.950.700 4.000.496 4.015.780 1,65 0,38

6. Chi khác 1.090.460 1.466.619 1.884.773 72,84 28,51

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán, bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên (2015)

Bảng 3.1 cho thấy tổng nguồn thu của bệnh viện trong những năm qua luôn tăng, cụ thể là năm 2015 tăng lên 4,71% so với năm 2013 và 2,17% so với năm 2014. Mức tăng là rất nhỏ bởi nguồn ngân sách nhà nước cấp cho bệnh viện bị cắt giảm nhiều năm 2015 bị cắt giảm 15.726.100 đồng (34,52%) so với năm 2013. Hiện tại nguồn thu chủ yếu của bệnh viện là từ Bảo hiểm y tế (BHYT) của năm 2015 đạt

77.485.570.000 đồng tăng 31,79% so với năm 2013 và 22,81% so với năm 2014 do số thẻ BHYT của bệnh viện trong năm tăng đột biến. Đây cũng là lý do làm cho các khoản thu từ các dịch vụ khác có giảm so với năm 2014.

Cũng từ bảng ta nhận thấy phần chi tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên năm 2015 có giảm 7,68% so với năm 2013 do năm 2015 số lượng nhân viên của viện tang cao nên nguồn thu nhập tăng thêm bị san sẻ và tuy nhiên so với năm 2014 thì khoản thu nhập tăng thêm này vẫn tăng 5,92%. Điều này chứng tỏ Ban lãnh đạo của bệnh viện luôn cố gắng để nâng cao đời sống cho cán bộ tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác. Ngoài ra bệnh viện cũng rất chú trọng đến công tác đầu tư cho công việc phục vụ chuyên môn để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Minh chứng là năm 2015 chi đến 63.055.700 đồng (chiếm 53,74 % tổng chi)

3.1.6. Tình hình trang thiết bị của Bệnh viện

Trong những năm qua Bệnh viện luôn chú trọng đến việc trang bị các trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên là bệnh viện công lập, ngân sách nhà nước cấp còn hạn hẹp nên việc trang bị các trang thiết bị hiện đại của bệnh viện còn rất bị động. Các trang thiết bị bệnh viện đang sử dụng hiện nay chủ yếu là nguồn tài trợ từ Dự án Nored dành cho khu vự Đồng Bằng sông hồng. Sự biến động về trang thiết bị y tế của bệnh viện được thể hiện ở biểu đồ 3.2:

238 349 432 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2013 2014 2015 Biểu đồ tình hình trang thiết bị y tế

Biểu đồ 3.2. Tình hình biến động trang thiết bị

Từ biểu đồ 3.2 có thể nhận thấy trước năm 2013 số lượng trang thiết bị của bệnh viện rất thấp, chỉ có 238 cái gồm tất cả các loại máy móc dụng cụ. Tuy nhiên con số này tăng lên nhiều vào năm 2014. Đây là thời gian bệnh viện được xây mới và nâng cấp từ bệnh viện hạng II 450 giường bệnh lên thành bệnh viện hạng II 510 giường bệnh, vì vậy bệnh viện cũng được trang bị nhiều trang thiết bị hơn. Đặc biệt năm 2014 bệnh viện tiếp nhận các trang thiết bị từ Dự án Nored dành cho khu vự Đồng Bằng sông hồng với tổng kinh phí 28.970 tỷ đồng. Đến năm 2015, số lượng trang thiết bị của bệnh viện đã tăng lên 432 cái gồm đầy đủ các chủng loại, tăng lên 55,09% so năm 2013.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU 3.2.1. Thu thập thông tin

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Sử dụng phương pháp kế thừa tất cả các thông tin, số liệu thứ cấp về các công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện thông qua các báo cáo cấp cơ quan, cấp tỉnh và cấp bộ của Bệnh viện trong thời gian vừa qua.

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân đang khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

Dựa trên các tiêu trí đánh giá chất lượng dịch vụ, tác giả thiết kế bảng khảo sát. Câu hỏi khảo sát được dựa trên các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ như: Đánh giá về thủ tục hành chính, cơ sở vật chất, y đức, thái độ phục vụ, quy trình khám chữa bệnh và trình độ chuyên môn của nhân viên y tế. Mỗi yếu tố được tính điểm từ cao đến thấp, trong đó tác giả có kết hợp tham khảo khoảng cách chất lượng của một số mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ khác.

Sau khi thu thập số liệu sơ cấp, tác giả tiến hành phân tích, cho điểm từng yếu tố dựa trên bảng khảo sát đã thiết kế.

Đánh giá đặc điểm của nghiên cứu và đặc thù tổ chức của tổng thể, tổng thể nghiên cứu được phân công lao động vào các bộ phận khác nhau và mỗi bộ phận lại có đặc điểm, tính chất công việc khác nhau cho nên để đảm bảo tính chính xác đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phân lớp, tổng thể được chia thành các bộ phận khác nhau, ta sẽ tiến hành phân bổ hạn ngạch về mỗi bộ phận rồi chọn ngẫu nhiên cá thể để phỏng vấn thu thập thông tin.

- Cơ cấu mẫu + Cỡ mẫu

Biến phụ thuộc duy nhất trong mô hình đề xuất là sự hài lòng của người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện a tỉnh thái nguyên (Trang 52)