a.Bộ công thương
Trước hết phải nâng cao nhận thức về nhu cầu và lợi ích của TMĐT và bán hàng trực tuyến đào tạo đơn giản bước đầu, nâng cao trình độ vận dụng TMĐT và bán hàng trực tuyến để các doanh nghiệp chủ động đi vào kinh doanh mua bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ. Mua bán hàng hóa là hoạt động sống còn của doanh nghiệp, không ai khác có thể thay thế cho họ, nên chỉ khi thấy lợi ích thì họ mới thực hiện. Do cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức về TMĐT và bán hàng trực tuyến không đồng đều, nên chúng ta sẽ nghiên cứu theo hai loại: doanh nghiệp hạt nhân hay doanh nghiệp có quan tâm chuẩn bị về bán hàng trực tuyến và các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp hạt nhân tuy rất ít nhưng đã có chuẩn bị một số cơ sở vật chất, nhân lực để tham gia. Đối với các doanh nghiệp này cần nâng cao kiến thức bán hàng trực tuyến cho họ chứ không cần trang bị các kiến thức cơ bản, họ cần được khuyến khích để tham gia vào thử nghiệm TMĐT do nhà nước chỉ đạo, đầu tư. Nhà nước có thể cung cấp Website cho họ thử nghiệm về bán hàng trực tuyến với những nội dung ban đầu đơn giản như cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ, tìm kiến hàng, thư tín thương mại…Từ những thử nghiệm thành công của họ và nhân diện rộng, tạo ra những hình ảnh
mẫu. Với phần đông các doanh nghiệp còn lại, có thể nói nhận thức về TMĐT và bán hàng trực tuyến hầu như chưa có hay nếu có thì chưa chuẩn bị nên việc phổ cập kiến thức cơ bản cho khối chủ thể này là rất quan trọng. Muốn bán được hàng (cũng như tìm mua hàng) qua TMĐT các doanh nghiệp phải quảng bá, giới thiệu hàng qua trang Web, qua internet, hướng dẫn cách đặt mua hàng của doanh nghiệp, các thủ tục cần thiết để người có nhu cầu tìm mua hàng của mình. Có thể qua các hoạt động sau:
a. Giới thiệu hàng, quy cách phẩm chất, điều kiện mua bán, cách thức giao hàng, thanh toán qua internet, bằng trang Web.
b. Quảng cáo bán hàng để thực hiện cạnh tranh ban đầu, quảng cáo củng cố khi đã bán và cần tăng lượng hàng hoá (chú ý là trước đó phải có thương hiệu đăng ký đúng cách thức và thủ tục để khách mua hàng tin tưởng và tìm đến).
c. Chào hàng, đàm phán, giao dịch và ký kết qua mạng internet, cam kết về các điều kiện.
d. Thực hiện giao hàng và thanh toán qua ngân hàng bằng hình thức COR (Cash on Receipt-trả tiền khi nhận hàng) hay bưu điện là chính (nếu hàng nhỏ, nhẹ), và có giấy tờ để nhận hàng giao.
e. Giải quyết khiếu nại, bồi thường (nếu có) cũng qua ngân hàng, bưu điện như khi mua bán. Ngày nay ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp chưa quen, chưa có kinh nghiệm hoạt động qua bán hàng trực tuyến. Cần phân loại để hướng họ vào hoạt động bán hàng trực tuyến thể hiện qua 4 mức doanh nghiệp sau:
*Với các doanh nghiệp ở mức 1
Không có cơ sở vật chất cho bán hàng trực tuyến như máy tính, máy điện thoại, máy fax thì cần cho họ nhận thức thấy tác dụng của chúng và từ đó đầu tư mua sắm. Bên cạnh đó cần tiến hành các biện pháp trang bị các kiến thức về TMĐT cũng như tạo cho họ sự hiện diện trên Website trên Internet để môi trường kinh doanh bên ngoài tác động vào họ, hiện có tới 60% doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức này.
*Với các doanh nghiệp mức 2
Đã có cơ sở vật chất cần thiết (như đã nói ở trên) nhưng chưa kết nối truy cập mạng Internet thì cần đáp ứng nhu cầu thông tin nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời cũng mở ra khả năng cung cấp cho họ các cơ hội để làm
quen với cách buôn bán hiện đại trên mạng. Với các doanh nghiệp loại này tham gia TMĐT chủ yếu là để trao đổi tin tức. Qua khảo sát số doanh nghiệp loại này chiếm khoảng 30%.
*Với các doanh nghiệp mức 3 (Chiếm 10%)
Đã có sự hiện diện trên website ở Internet nhưng họ chưa biết sử dụng website đó để tiến hành bán hàng trực tuyến, cần có sự hỗ trợ, thúc đẩy để họ nhanh chóng tham gia vào bán hàng trực tuyến bằng cách cung cấp những cơ hội kinh doanh, gỡ bỏ các cản trở, tạo các công cụ và biện pháp hỗ trợ.
*Với các doanh nghiệp ở mức 4(0%)
Doanh nghiệp đang tiến hành bán hàng trực tuyến, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, môi trường pháp lý, phòng rủi ro…
b. Bộ tài chính:
Có những chính sách ưu đãi riêng về chính sách thuế, những cơ chế thoáng cho các doanh nghiệp có thể bán hàng trực tuyến thuận lợi như vốn vay kinh doanh...
c.Uỷ ban nhân dân tỉnh:
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến. Không gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh sản xuất đối với các doanh nghiệp. Có biện pháp hỗ trợ để doanh nghiệp phát triển như về mặt bằng, an ninh trật tự...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hoài Anh, Ao Thu Hoài (2010). “Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử”, Thương mại điện tử, Nhà Xuất Bản Thông tin và Truyền thông, Tp.Hồ Chí Minh.
[2] Nguyễn Quang Quỳnh (14/12/2013). “ Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam”, Luậnvăn.net.vn, http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-hoat- dong-ban-hang-bang-hinh-thuc-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-58484/
[3] Mạnh Chung (01/12/2012), “15 năm Internet Việt Nam qua những con số”, Báo điện tử VnEconomy, http://vneconomy.vn/cuoc-song-so/15-nam-internet-viet- nam-qua-nhung-con-so-2012120104037915.htm.
[4] Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (14/08/2014). “Thực trạng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành của công ty TNHH du lịch bình minh Việt Nam”, Luậnvăn.net.vn, http://luanvan.net.vn/luan- van/khoa-luan-thuc-trang-va-bien-phap-day-manh-hoat-dong-ban-hang-truc- tuyen-trong-linh-vuc-kinh-doanh-lu-hanh-cua-cong-ty-64928/.
[5] Nguyễn Thu Phương (23/07/2014). “ Hoàn thiện hoạt động bán hàng trực tuyến cho các khách hàng của Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Hòa Bình”, Tài liệu – Ebook online, http://doc.edu.vn/tai-lieu/chuyen-de-hoan-thien-hoat-dong- ban-hang-truc-tuyen-cho-cac-khach-hang-cua-cong-ty-co-phan-giai-phap-phan- mem-hoa-binh-70402/.
[6] Châu An (28/10/2014). “Việt Nam đứng thứ 7 châu Á về số người dùng Internet”, Việt Nam đứng thứ 7 châu Á về số người dùng Internet, Việt Nam đứng thứ 7 châu Á về số người dùng Internet, Báo điện tử Vnexpress, http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/viet-nam-dung-thu-7-chau-a-ve-so- nguoi-dung-internet-3099194.html.