PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp
2.1.4.1.Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Yếu tố về pháp lý
Để bán hàng trực tuyến phát triển, trước hết cần có một hệ thống pháp luật và chính sách vững vàng, tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch Thương mại điện tử nói chung và kinh doanh trực tuyến nói riêng. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức tham gia vào bán hàng trực tuyến, tạo lòng tin và bảo vệ người tiêu dùng.
Thương mại điện tử với đặc trưng có hạ tầng công nghệ phát triển rất nhanh, do đó xây dựng cơ sở pháp lý cho Thương mại điện tử nói chung và bán hàng trực tuyến nói riêng không những phải đạt được mục tiêu tạo thuận lợi cho các hoạt động, mà còn phải mang tính mở để tạo điều kiện ứng dụng những công nghệ mới cho bán hàng trực tuyến ngày càng phát triển hơn.
Hiện nay, trong thương mại điện tử ở Việt Nam có các điều kiện pháp lý như Luật Thương mại điện tử, Luật Bảo vệ sở hữu trí tuệ, Luật Bảo vệ người tiêu dùng và Luật về Bảo mật thông tin.
b. Cơ sở hạ tầng
Internet
Những năm trở lại đây, việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ số vào hoạt động kinh doanh đã thật sự bùng nổ tại Việt Nam, đặc biệt là trên mạng Internet. Chính vì thế, tiếp thị số hay còn gọi là Digital Marketing chính là xu hướng tất yếu; là chìa khóa vạn năng đề tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu.
Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông
Bán hàng trực tuyến là những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu thông qua máy tính và mạng internet. Do đó, để bán hàng trực tuyến có thể
phát triển được, yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là không thể thiếu.
Các yếu tố trong hạ tầng CNTT và truyền thông bao gồm:
(1) Ngành công nghiệp thiết bị ICT (máy tính, thiết bị mạng, ...). Đây là các yếu tố thuộc về “phần cứng” trong đầu tư cho bán hàng trực tuyến.
(2) Ngành công nghiệp phần mềm
(3) Ngành viễn thông (các hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động,...)
(4) Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nền internet (5) Bảo mật, an toàn và an ninh mạng
(6) Xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông để bán hàng trực tuyến phát triển phải đạt được những mục tiêu sau:
(7) Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết bị CNTT và truyền thông như máy tính và các thiết bị xử lý.
(8) Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản và internet với giá rẻ. Ngoài ra, mọi doanh nghiệp, cộng đồng và công dân đều được kết nối và tiếp cận tới cơ sở hạ tầng băng rộng và mobile.
(9) Thiết lập được các hệ thống mạng viễn thông cố định và không dây mạnh.
Nâng cao năng lực đường tuyền với hệ thống băng thông rộng, cho phép các tổ chức và doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vào các ứng dụng Thương mại điện tử của mình với chi phí chấp nhận được. Ngoài việc đâu tư mới cho các thiết bị, việc nâng cấp các hệ thống thiết bị hiện thời là điều không thể thiếu, vì các ứng dụng Thương mại điện tử ngày càng phức tạp hơn, dung lượng dữ liệu cần truyền tải ngày càng lớn hơn, do đó, yêu cầu về mặt thiết bị và công nghệ cũng cao hơn.
Xây dựng hệ thống bảo mật
Trong bối cảnh lượng thông tin và giao dịch trao đổi qua mạng tăng nhanh, vấn đề an toàn, an ninh mạng nói chung và cho bán hàng trực tuyến nói riêng đang ngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm.
Việc xây dựng hệ thống bảo mật trong bán hàng trực tuyến phải đạt được những mục tiêu cơ bản:
o Chống lại các cuộc tấn công với mục đích lấy cắp thông tin
o Bảo đảm tính tính toàn vẹn của thông tin
o Bảo đảm tính sẵn sàng của dữ liệu
Để đạt được những mục tiêu trên, mỗi tổ chức hay cá nhân đều phải nghiên cứu đầu tư, xây dựng một chiến lực an toàn mạng cho chính mình. Bước đầu tiên cho chiến lược này, đó chính là xác định những ”tài sản” hay những thông tin gì cần phải bảo mật (ví dụ số thẻ tín dụng của các khách hàng). Sau đó, xác định quyền truy cập những thông tin đó thuộc về những ai trong doanh nghiệp hay tổ chức của mình, và cuối cùng, tìm kiếm những nguồn lực và giải pháp để bảo vệ những thông tin ấy. Những nguồn lực ấy có thể là: tự xây dựng hoặc mua các phần mềm bảo mật, phần cứng, các thiết bị bảo vệ,..
Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử
Một trong những khâu cơ bản trong quy trình thực hiện bán hàng trực tuyến là khâu thanh toán. Sự phát triển của hoạt động thanh toán trong bán hàng trực tuyến đã giúp cho hoạt động kinh doanh trở lên dễ dàng và là một chu trình khép kín. Thanh toán điện tử có sử dụng đến các phương tiện điện tử kết nối mạng viễn thông cho nên thanh toán trong bán hàng trực tuyến cũng có những đặc thù riêng, trong đó hoạt động thanh toán điện tử không nhất thiết phải gắn liền với một ngân hàng hay tổ chức tài chính truyền thống mà có thể thông qua một tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng. Thanh toán điện tử phát triển giúp đẩy nhanh hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia với nhau, không chỉ trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn thúc đẩy hoạt động mua bán giữa các cá nhân với nhau. Hiện nay hoạt động thanh toán điện tử rất phát triển tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada.
c. Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,nó bao gồm các yếu tố như:tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay,tiền lương và thu nhập…
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp và Nhà nước. Một quốc gia có GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu … dẫn đến tăng lên quy mô thị trường. Điều này đến lượt nó lại đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng trong từng thời kỳ, nghĩa là nó tác động đến tất cả các mặt hoạt
động quản trị như hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát và ra các quyết định không chỉ về chiến lược và chính sách kinh doanh, mà cả về các hoạt động cụ thể như cần phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì, cho ai, bao nhiêu và vào lúc nào.
Ở nước ta từ năm 1990 đến nay do sự tăng lên của GDP đã tác động mạnh mẽ đến cơ cấu tiêu dùng và mở ra nhiều cơ hội cho các nhà quản trị. Nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ đưa ra các hàng hóa dịch vụ phù hợp nhu cầu, thẩm mỹ, thị hiếu đang gia tăng của người tiêu dùng. Tuy nhiên một số doanh nghiệp không nhanh nhạy thích ứng với sự thay đổi này đã dẫn tới thua lỗ, phá sản. Nguy cơ và rủi ro cho một số doanh nghiệp không chỉ bắt nguồn từ sự thay đổi quá nhanh và mạnh mẽ mà còn cả từ sự không năng động và linh hoạt của các nhà quản trị trong việc không biết cách đáp ứng nhu cầu đã tăng lên và thay đổi nhanh chóng về các loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong thời kỳ này.
Yếu tố lạm phát
Yếu tố lạm phát tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lược và sách lược kinh doanh. Nếu lạm phát gia tăng sẽ làm tăng giá cả yếu tố đầu vào kết quả dẫn tới sẽ là tăng giá thành và tăng giá bán. Nhưng tăng giá bán lại khó cạnh tranh. Mặt khác, khi có yếu tố lạm phát tăng cao, thì thu nhập thực tế của người dân lại giảm đáng kể và điều này lại dẫn tới làm giảm sức mua và nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Nói cách khác khi có yếu tố lạm phát tăng cao thì thường khó bán được hàng hóa dẫn tới thiếu hụt tài chính cho sản xuất kinh doanh, việc tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh khó thực thi được. Vì vậy việc dự đoán chính xác yếu tố lạm phát là rất quan trọng trong điều kiện nước ta hiện nay.
Tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay
Cả hai yếu tố này cũng đều có tác động đến giá thành sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp. Thường thì doanh nghiệp nào cũng có mối quan hệ trên thương trường quốc tế, nếu không là đầu tư với nước ngoài thì cũng phải mua nguyên vật liệu, hàng hóa hoặc máy móc từ nước ngoài. Tỷ giá hối đoái chiếm vị trí trung tâm trong những tác động lên các hoạt động này và nhất là nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và giá bán sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế, việc dự báo tỷ giá hối đoái là rất quan trọng trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện các hoạt động quản trị kinh doanh nói chung và các chiến lược cùng sách lược quản trị kinh doanh nói riêng.
Yếu tố lãi suất cho vay của ngân hàng cũng có ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động quản trị ở mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế các doanh nghiệp thường đi vay thêm vốn ở ngân hàng để mở rộng sản xuất hoặc sử dụng trong việc mua bán, do đó lãi suất cho vay cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào, đầu ra ở mỗi doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là ảnh hưởng của lãi suất cho vay đến giá thành, giá bán và tác động đến sức mua thực tế về hàng hóa cùng dịch vụ của doanh nghiệp, có tác động rất lớn đến việc hoạch định và thực thi các chiến lược và chính sách quản trị kinh doanh. Chính vì vậy mà khi vạch ra một chiến lược quản trị kinh doanh, đặc biệt là chiến lược quản trị tài chính, doanh nghiệp thường lưu ý đến yếu tố này.
Tiền lương và thu nhập
Chi phí về tiền lương là một khoản chi phí rất lớn ở hầu hết mọi doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh của các đơn vị này. Chi phí tiền lương càng cao thì giá thành sẽ càng tăng, dẫn đến những bất lợi cho doanh nghiệp trong vấn đề cạnh tranh. Mức lương quá thấp lại không khuyến khích người lao động nhiệt tình làm việc. Một chính sách về tiền lương đúng đắn có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, động cơ, tinh thần làm việc của người lao động. Các hoạt động về quản trị trong mỗi tổ chức chỉ thực sự có hiệu lực và hiệu quả khi quyền lợi vật chất của những người tham gia vào quá trình này được bảo đảm. Điều này cũng giải thích vì sao Đảng và Nhà nước ta rất chăm lo giải quyết vấn đề chính sách lương bổng nhằm vừa bảo đảm mức sống sự công bằng và đảm bảo khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
So với mức lương của người lao động ở các nước phát triển thì mức lương ở nước ta và các nước chưa phát triển khác là khá thấp. Các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư ở các nước mới phát triển, trong đó có nước ta, do giá nhân công ở các nước này rẻ, làm giảm chi phí sản xuất, dẫn đến giá thành giảm, nâng cao khả năng tăng lợi nhuận của họ. Các hoạt động về đầu tư đến lượt nó lại tạo ra một môi trường kinh doanh cũng như quản trị kinh doanh thuận lợi và mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
2.1.4.2.Yếu tố bên trong doanh nghiệp
a. Nhân lực
Bán hàng trực tuyến nói riêng liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch kinh doanh, thương mại. Do đó, để có thể triển khai được
hoạt động bán hàng trực tuyến thì đòi hỏi nhân lực cho hoạt động này cần phải hiểu rõ những kiến thức cơ bản về thương mại điện tử. Điều này đồng nghĩa với việc một mặt phải đào tạo nhân lực có kiến thức về thương mại điện tử, một mặt phải tuyên truyền sâu rộng những kiến thức về thương mại điện tử với người dân. Áp dụng Thương mại điện tử nói chung và bán hàng trực tuyến nói riêng nảy sinh 2 đòi hỏi về con người: Một là tất cả mọi người đều phải thành thạo về khả năng làm việc trên mạng, nói cách khác phải thành thạo về các kĩ năng sử dụng máy vi tính. Hai là có một đội ngũ chuyên gia tin học giỏi, nhanh, nắm bắt kịp thời các công nghệ thông tin mới phát triển để phục vụ cho Thương mại điện tử, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng được nhu cầu hoạt động của nền kinh tế số hóa, tránh bị động và lệ thuộc vào các nước khác. Khi sử dụng internet và các website thì một yêu cầu tự nhiên nữa với mọi người là phải có vốn tiếng Anh, ngôn ngữ chủ yếu của mạng, đủ để hiểu hết những thông tin tải trên đó. Điều này dẫn đến sự thay đổi trong chương trình đào tạo của quốc gia muốn thúc đẩy hoạt động kinh tế đủ khả năng tham gia vào kinh doanh trực tuyến.
Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định cho sự thành công của bất cứ hoạt động nào. Nhân lực cho sự phát triển kinh doanh trực tuyến bao gồm:
-Nhân lực về nghiệp vụ: có nhiệm vụ ứng dụng thương mại điện tử vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân lực nghiệp vụ phải am hiểu kiến thức về nghiệp vụ thương mại, ngoại thương, sử dụng tốt ngoại ngữ trong giao dịch với đối tác nước ngoài và am hiểu các kiến thức về kinh doanh trực tuyến.
-Nhân lực kỹ thuật: có nhiệm vụ đảm bảo cho hệ thống kỹ thuật hoạt động
ổn định, có khả năng khắc phục các sự cố và phát triển các tiện ích, công cụ kỹ thuật mới đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động giao dịch thông qua các phương tiện điện tử.
b. Năng tài chính
Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng trong quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tieu hàng đầu để đánh giá qui mô của doanh nghiệp.
Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị , nguyên liệu hay phân phối, quảng cáo cho sản phẩm ... đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có khả năng trang bị công nghệ máy móc hiện đại, Bởi vì bất có một hoạt động đầu
tư mua saqứm trang thiết bị nào cũng phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp. doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính hùng mạnh sẽ có khả năng trang bị dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giáthành sản phẩm, giá bán sản phẩm tổ chức các hoạt động quảng cáo khuyến mại mạnh mẽ nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra, với một khả năng tài chính hùng mạnh, doanh nghiệp cũng có khả năng chấp nhận lỗ một thời gian ngắn để hạ giá thành sản phẩm nhằm giữ vững và mở rộng thị phần cho doanh nghiệp để tăng giá, thu lợi nhuận nhiều hơn.
Vì vậy vấn đề tài chính luôn luôn là vấn đề gây nhiều trăn trở cho nhà quản lý. Không chỉ vậy trong nền kinh tế thị trường, trở thành biểu tượng cho sự giàu có phát đạt, sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp nguồn tài chính vững chắc sẽ là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp dành được sự tin cậy, đầu tư từ phía khách hàng lẫn nhà đầu tư nước ngoài.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu hay vốn tự có và các nguồn vốn khác có thể huy động được. Tài chính không chỉ gồm các tài sản lưu động và tài sản cố định của doanh nghiệp, mà gồm cả các khoản vay, khoản