Ảnh hưởng của hợp tác công tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 117)

Chính quyền địa phương không thể nhúng tay quá sâu vào quá trình sản

xuất của người dân vì điều đó nằm ngoài khả năng có thể làm. Đồng thời thực tế

cho thấy các doanh nghiệp Nhà nước làm việc kém hiệu quả hơn nhiều so với các

doanh nghiệp tư nhân. Vậy những gì mà doanh nghiệp tư nhân họ làm được thì

để họ làm, những gì tư nhận họ không làm thì Nhà nước mới đầu tư làm như vậy

sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều.

Bảng 4.41. Tổng hợp đánh giá sựảnh hưởng của yếu tố hợp tác công tư

HIỆU Nội dung các yếu tố HTCT

Tổng hợp đánh giá Có ảnh hưởng (lượt) Tỷ lệ (%) Điểm TB Mức độ HTCT1

Tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi

94 85,45 4,13 AH

nhiều

HTCT2

Sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa các cấp cơ quan ảnh hưởng tới quá trình tái cơ cấu

92 83,64 4,14 AH

nhiều

HTCT3 Sự hợp tác của người dân trong quá trình

thực hiện tái cơ cấu 90 81,82 4,16

AH

nhiều

HTCT4 Thu hút và thúc đẩy đầu tư từ các doanh

nghiệp tư nhân trong thực hiện tái cơcấu 91 82,73 4,15

AH

nhiều

HTCT5

Huy động sự tham gia của người dân ở các lĩnh vực, ngành nghề trong việc thực hiện tái cơcấu

94 85,45 4,14 AH

nhiều

HTCT Hợp tác công tư 92,2 83,82 4,14 AH

nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2016)

Hợp tác công tư giữa các cơ quan Nhà nước với người dân trong việc thực

hiện tái cơ cấu có tầm ảnh hưởng khá cao, tỷ lệ trung bình ý kiến đánh giá yếu tố

Trong hợp tác công tư Nhà nước chỉ đóng vai trò làm cầu nối giữa người sản xuất với các doanh nghiệp tư nhân, những doanh nghiệp đang có tiền, giữ những

tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, huyện Đông Anh cần có

chính sách hỗ trợnhiều hơnđối với các doanh nghiệp này để thúc đẩy họ đầu tư,

trao đổi và chuyển giao công nghệ cho người sản xuất. Đồng thời có chính sách

hỗ trợ gì đối với các doanh nghiệp tư nhân đứng ra đầu tư máy móc trang thiết bị để chế biển, xử lý và thu mua sản phẩm của các trang trại. Chính sách hỗ trợ gì cho các doanh nghiệp làm dịch vụ nông nghiệp đứng ra cung cấp sản phẩm đầu vào như khoa học kỹ thuật, giống, thức ăn, phân, thuốc... Có sự liên kết khép kín giữa người cung cấp đầu vào, người sản xuất người thu mua dưới sự quản lý của chính quyền.

Nếu làm được như vậy sẽ đảm bảo đầu ra ổn định, người sản xuất chỉ tập

trung vào sản xuất mà không cần quá lo lắng về vấn đề tiêu thụ. Do vậy hợp tác

công - tư đóng vai trò khá quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như tái cơ cấu nến kinh tế đất nước nói chung.

4.3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÁI CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2016 - 2030

4.3.1. Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện

a. Quan điểm phát triển

- Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, nông

nghiệp sạch, hài hoà và bền vững với môi trường, góp phần tạo cảnh quan, thúc

đẩy phát triển du lịch sinh thái.

- Phát triển nông nghiệp hiện đại với công nghệ cao trên cơ sở ứng dụng

tiến bộ khoa học công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến, nhất là công nghệ

sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hoá

tập trung chuyên canh, các vành đai xanh, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới văn minh, tăng

hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, từng bước chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, thích ứng với quá trình đô thị hoá mạnh sẽ diễn ra trên địa bàn huyện

trong thời gian tới. Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

b. Mục tiêu phát triển

- Đẩy nhanh tái cơ cấu sản xuấtnông nghiệp theo hướng giảmdiện tích cây

lương thực, phát triển diện tích hoa - cây cảnh, rau và cây thực phẩm các loại

(dần phổ cập trồng rau an toàn, cây ăn quả); đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, tập trung ngoài khu dân cư, trong đó chú trọng nuôi

bò thịt, lợn nạc, gà, ngan, vịt, cá, tôm. Mục tiêu là phát triển sản xuất nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp hàng hoá nhằm cung cấp đa dạng các loại thực phẩm tươi sống cho khu vực nội thành, các khu vực lân cận và đẩy mạnh tham gia xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

- Tăng trưởng ngành nông nghiệp - thủy sản trên địa bàn huyện Đông Anh

cũng như khu vực do huyện quản lý đạt bình quân 2,5-3,0%/năm giai đoạn 2016-

2020 và đạt 1,0-1,5%/năm giai đoạn 2021-2030. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất

nông nghiệp đạt 150 triệu năm 2015 vàtrên 200 triệu năm 2020.

Trong tương lai, ngành nông nghiệp huyện phát triển theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị, sinh thái trên cơ sở hình thành những khu công nghệ cao; chú trọng phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch gắn kết với hệ thống phân phối và tiêu thụ nông sản… nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp.

c. Hướng quy hoạch vùng

- Quy hoạch, phát triển ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp, xây dựng

mô hình kết hợp trung tâm dân cư - làng nghề - du lịch sinh thái và văn hóa, hình

thành vành đai xanh của Thành phố. Phát triển nông nghiệp sạch với công nghệ

cao; mở rộng ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học vào sản xuất

nông phẩm sạch, tập trung sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, giá trị kinh tế cao.

- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án về phát triển kinh tế trang

trại. Hình thành các trang trại nông nghiệp sinh thái, ứng dụng kỹ thuật, công

nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng lớn.

* Lựa chọn sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn

- Rau an toàn, rau cao cấp: đậu, su hào, bắp cải, xúp lơ, cà chua, rau cải... trồng

- Cây ăn quả: vải, nhãn, xoài, na, hồng xiêm... trồng tập trung tại các xã Việt Hùng, Uy Nỗ, Tiên Dương, Xuân Nộn.

- Lúa đặc sản: tám thơm, nếp cái hoa vàng... tập trung tại Thuỵ Lâm, Liên

Hà, Dục Tú, Mai Lâm.

- Bò thịt, lợn nạc, gà, vịt, ngan: trước mắt khuyến khích chăn nuôi ở quy mô

hộ gia đình và tạo điều kiện để tiến tới chăn nuôi quy mô lớn.

- Thuỷ sản: cá, tôm,... phát triển dựa trên thế mạnh của các con sông lớn

như sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và các hồ, đầm trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm nông nghiệp khác: ngô quà,

hoa, cây cảnh, bò sữa...

4.3.2. Các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh huyện Đông Anh

4.3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền hệ thống chính sách liên quan đến

tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Giao cho phòng Kinh tế huyện chủ trì, phối hợp với các phòng ban, ngành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đoàn thể của các xã triển khai thực hiện tổ chức tuyên truyền, phổ biến Đề án và

Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến các cơ

quan, đơn vị, địa phương từ xã đến các thôn cơ sở; thông qua các hình thức như: Tổ chức hội nghị; tuyên truyền, đưa tin trên các phương tiện thông tin, đại chúng ở các cấp: Báo, Đài Phát thanh xã phường, thị trấn nhằm thống nhất về quan điểm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án và Kế hoạch hành động từ thành phố đến các cấp cơ sở. Tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương,

nội dung tái cơ cấu đến các địa phương, đơn vị có liên quan và cán bộ, công

chức, viên chức của toàn ngành. Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng

năm, báo cáo UBND huyện, đề xuất sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết với các nội

dung thực hiện như sau:

Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại, nông dân và chính quyền cấp xã tiếp cận và thực hiện có hiệu quả các cơ

chế, chính sách của Nhà nước.

Thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của thành phốvề xây dựng nông

thôn mớivà hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp.

Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế

trang trại; chính sách khuyến khích thành lập mới các doanh nghiệp nông nghiệp,

dịch vụ, chế biến tiêu thụ nông sản); khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông

dân tổ chức vàtiêu thụ nông sản theo chuỗi; chính sách khuyến khích tích tụ ruộng

đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cho thuê đất ổn định lâu dài để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất.

Chủ động triển khai cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước về

nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện; có cơ chế, chính sách ưu đãi của

huyện nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông sản hàng hóa gắn với nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi, thủy sản quy mô nông hộ an toàn dịch bệnh; phát triển trang trại chăn nuôi, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Tiếp tục rà soát điều chỉnh cơ chế, chính sách, thủ tục hỗ trợ các chương

trình nông nghiệp trọng điểm của huyện, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản

xuất bền vững.

Triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt Chương trình tín dụng gắn với chương trình nông nghiệp trọng điểm của huyện. Đổi mới cơ chế, thủ tục hành chính để tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho nông dân và các đối tác kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

4.3.2.2. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất

nông nghiệp sạch và an toàn

Giao cho phòng Kinh tế huyện phối hợp cùng các phòng, ban, ngành liên

quan đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng cường năng

lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, xã

hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ, hỗ trợ ngành nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thực hiệnnhiệm vụtái cơ cấu với các nội dung như sau:

a. Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các quy trình, kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh đưa

cơ giới hóa vào trồng trọt và chăn nuôi sạch

Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao, ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả

sản xuất, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Ðông Anh có vị

trí thuận lợi để huyện hợp tác, giao lưu với các quận, huyện khác của Hà Nội

thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ của Đông Anh rất thuận lợi với các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc lớn chạy trên địa bàn. Đông Anh liền

kề với sân bay quốc tế Nội Bài, là đầu mối giao thông hàng không lớn nhất khu

vực phía Bắc, cửa ngõ giao lưu quốc tế của Thủ đô và đất nước. Đó là những thuận lợi to lớn để phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, văn hoá,

xã hội của huyện. Hiện nay Đông Anh đang là một trong những trung tâm cung

cấp sản phẩm nông nghiệp lớn nhất cho các khu vực xung quanh, cùng với nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng cao về cả mặt chất lượng và số lượng, việc Đông Anh đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các quy trình chăn nuôi và trồng trọt sạch là điều rất cần thiết để góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Cụ thể:

Tiếp thu, áp dụng, chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ

tiên tiến, công nghệ sinh học, công nghệ tế bào trong sản xuất giống và các giải

pháp công nghệ tiên tiến trong thâm canh để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây

trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đa dạng hóa các loại máy làm đất để

nâng cao năng suất, tiến độ và chất lượng. Nghiên cứu, lựa chọn áp dụng các tiến

bộ kỹ thuật và giải pháp công nghệ tiên tiến vào sản xuất.Tăng cường ứng dụng

VietGap và các chế phẩm sinh học trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng và

xuất khẩu. Ðối với trồng trọt: Ứng dụng quy trình cơ giới hoá đồng bộ (từ khâu

làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến); ứngdụng công nghệ cao vào

trồng trọt và phát triển các vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao, sản

xuất chế biến an toàn theo chuỗi, quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGap).Ðối

với chăn nuôi: Nghiên cứu phát triển và ứng dụng quy trình chăn nuôi lợn, gà

theo tiêu chuẩn VietGap, chăn nuôi an toàn dịch bệnh; ứng dụng công nghệ

chuồng kín trong chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp; xử lý chất thải trong chăn

nuôi bằng công nghệ khí sinh học, sử dụng men vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm

môi trường...

b. Tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao và phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất giống

- Ðối với cây nông nghiệp: Phối hợp với các công ty giống thực hiện khảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệm, phát triển đưa vào cơcấu sản xuất các giống lúa, ngô, rau, quả,... có năng

- Ðối với giống vật nuôi và thủy sản: Ðầu tư hoàn thiện dự án nâng cao

năng lực sản xuất giống vật nuôi tại địa bàn huyện. Ðầu tư cải tạo, nâng cấp, xây

dựng mới cơsở hạtầng sản xuất giống, các khu ươm nuôi giống tập trung.

c. Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn

Triển khai tích cực chương trình đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết

định 1956 của TTg Chính phủ. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho nông dân

gắn với tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới. Nâng cao chất lượng

đào tạo nghề, đảm bảo việc làm cho người lao động sau học nghề. Đào tạo nghề

gắn với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông

thôn mới của địa phương.

Ưu tiên đào tạo cho nông dân tham gia các vùng sản xuất hàng hóa tập

trung, vùng chuyên canh, có hợp đồng liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo

Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về

chính sách khuyến khích phát triểnhợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý ngành và đào tạo nâng cao năng lực cho

đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, từ cấp huyện tới cấp xã. Củng cố nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 117)