Nội dung nghiên cứu các giải pháp tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 37)

2.1.6.1. Thực trạng và kết quả của việc thực hiện các giải pháp, chương trình

nhằm thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Quy hoạch vùng sản xuất: Ở đây có đề cập đến các giải pháp quy hoạch

vùng trồng trọt, vùng chăn nuôi trên địa bàn huyện Đông Anh trong một vài năm trở lại đây, kết quả của các giải pháp quy hoạch đó ra sao, từ đây so sánh với sự đánh giá của người dân và cán bộ đối với việc quy hoach các vùng sản xuất hàng

hóa đã phù hợp hay chưa, dựa trên các tiêu chí như thế mạnh sản xuất của từng

vùng, điều kiện tự nhiên, truyền thống sản xuất lâu đời, vùng quy hoạch xa khu dân cư, thu nhập thay đổi như thế nào từ khi có quy hoạch.

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp: Nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực nông

nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ những năm qua thay đổi về giá trị, cơ cấu ra sao. Trong nông nghiệp, đầu tư công vào trồng trọt, chăn nuôi cái nào

nhiều hơn. Trong trồng trọt đầu tư vào cái gì nhiều, trong chăn nuôi đầu tư cái gì

nhiều được phản ánh cụ thể qua kết quả đầu tư vào vấn đề giao thông nội đồng và

hỗ trợ trong chăn nuôi như; xây dựng mới, nâng cấp, kiên cố hoá các công trình

thuỷ lợi, phát triển mạng lưới điện, đường, cầu phục vụ cho sản xuất nông

nghiệp.

Khoa học công nghệ, khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật: Bao gồm tất cả

các giải pháp nhằm thúc đẩy, tăng cường đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học

công nghệ kỹ thuật đã và đang được thực hiện trên địa bàn huyện nhằm nâng cao

năng suất, kết quả của các giải pháp đó ra sao. Trong khuyến nông, mở các lớp

chuyển giao và hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có

vai trò như thế nào đối với người sản xuất. Trong thú y và bảo vệ thực vật chủ

yếu tập trung vào các công tác tiêm vacxin phòng, chống các dịch bệnh đối với

các loại vật nuôi, quản lý và phun thuốc nhằm phòng, chống dịch bệnh đối với

trồng trọt. Kèm với đó là sự đánh giá của các hộ nông dân về ý nghĩa, tính thiết thực của các giải pháp này.

Lao động nông nghiệp, nông thôn: Đầu tư mở các lớp đào tạo nghề, chuyển

giao khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nông nghiệp nông thôn góp phần tạo thêm cơ hội việc làm mới, thực hiện phân công lao động.

Xúc tiến thương mại và liên kết kinh doanh:Đề cập đến các giải pháp nhằm

tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ sản các phẩm nông nghiệp như xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời nghiên cứu tìm ra các kênh liên kết từ dịch vụ cung ứng đầu vào đến tay người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi sản phẩm.

2.1.6.2. Kết quả tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp

a. Đánh giá kết quả tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Trên kết quả của việc thực hiện các giải pháp, chương trình nhằm thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã nghiên cứu trước đó, nghiên cứu thực trạng kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp như: sự thay đổi giá trị sản xuất của ngành những năm qua, cơ cấu các lĩnh vực chủ chốt trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) thay đổi ra sao, có phù hợp với định hướng phát triển của Nhà nước, thành phố và huyện đưa ra hay không. Từ đó có có những giải pháp hỗ trợ, xử lý kịp thời nhằm thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo đúng hướng và có hiệu quả.

b. Kết quả tái cơ cấu trong trồng trọt

Trên kết quả của việc thực hiện các giải pháp, chương trình nhằm thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tiến hành chọn lọc đưa ra những thay đổi điển hình trong lĩnh vực trồng trọt như: thay đổi về kết quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt hàng năm; giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng thay đổi mạnh mẽ; các thay đổi về diện tích, sản lượng, năng suất cây trồng qua các năm và những thay đổi về cơ cấu trồng trọt,...

Trên cơ sở đó, thấy được xu hướng chuyển dịch trong lĩnh vực trồng trọt.

Qua đâysẽđưa ra những giải pháp phù hợp nhằmthúc đẩy mạnh quá trình tái cơ

cấu sản xuất trong nông nghiệp nói chung và trong lĩnh vực trồng trọt nói riêng.

c. Kết quả tái cơ cấu trong chăn nuôi

Tương tự đối với lĩnh vực trồng trọt, trong chăn nuôi sẽ nghiên cứu về các vấn đề như: những thay đổi về kết quả giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi

qua một vài năm trở lại đây, sự thay đổi về cơ cấu giá trị của các nhóm vật nuôi,

sự thay đổi về số lượng đàn vật nuôi... Từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu theo mục tiêu đã xác định.

d. Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo tổ chức kinh tế

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng thì các quan hệ sản xuất và tổ chức kinh tế cũng không ngừng lớn mạnh cả về mặt số lượng và quy mô tổ chức. Như vậy sự thay đổi về cơ cấu các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm các hộ kinh doanh cá thể, trang trại, hợp tác xã và các doanh nghiệp ngoài Nhà nước cũng phản ánh kết quả của quá trình tái cơ cấu trong những năm qua.

2.6.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Các kết quả nghiên cứu về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho thấy, quá

trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nội tại như: đất đai, tài nguyên, lao động, nguồn lực khác và các tác nhân bên ngoài như:

chính sách Nhà nước, thị trường các vật tư đầu vào và thị trường sản phẩm đầu ra. Các nhân tố này cùng tác động vào ngành nông nghiệp và thúc đẩy chuyển dịch các bộ phận cấu thành (các chuyên ngành, tiểu ngành và hoạt động kinh tế

trong từng tiểu ngành…) tạo ra một cơ cấu ngành nông nghiệp mới với tỷ trọng

vững. Thực tế trong những năm vừa qua sự ảnh hưởng của các nhân tố này được thể hiện như sau (Bùi Tất Thắng, 1996a):

a. Ảnh hưởng của nhân tố chính sách

Cơ cấu kinh tế là biểu hiện rõ nhất của đường lối, chính sách phát triển

kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp mang

tính khách quan, khoa học và tính lịch sử xã hội, nhưng tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp lại chịu sự tác động chi phối, định hướng của đường lối phát triển kinh tế của Đảng và thể chế của Nhà nước. Nhà nước tạo động lực và hành lang pháp lý điều tiết sản xuất, kinh doanh qua hệ thống luật pháp và

chính sách. Nhà nước còn can thiệp vào thu hút, sử dụng vốn đầu tư để thực

hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả theo mục tiêu, phương hướng chung của đất nước. Ngoài ra, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách phát triển kinh tế của thành phố như: chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; chính sách chuyển giao khoa học và công nghệ; chính sách khuyến khích phát triển các mặt hàng mũi nhọn trong nông nghiệp…

b. Sự quản lý của Nhà nước

Đưa ra một chủ trương, chính sách đúng đắn đã là điều rất khó khăn, nhưng

việc làm như thế nào để vận hành hệ thống chính sách đó vào thực tế một cách có hiệu quả thì sự quản lý của Nhà nước là yếu tố rất quan trọng và không thể nào

thiếu được. Công tác quản lý tốt sẽ tạo điều kiện thực hiện chủ trương chính sách

nhanh, nhạy kịp thời và có hiệu quả từ đó thúc đẩy việc thực hiện tái cơ cấu sản

xuất nông nghiệp nói riêng và tái cơ cấu nền kinh tế đất nước nói chung diễn ra

nhanh chóng và đạt hiệu quả, ngược lại nếu hoạt động quản lý không tốt có thể

kéo theo cảmột hệ thống đi xuống.

c. Vốn đầu tư vào nông nghiệp

Vốn đầu tư vào trong nông nghiệp cũng là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Có vốn thì sẽ giải quyết được

vấn đề tăng cường cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, ứng dụng thành tựu

khoa học - công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông

nghiệp đồng thời đầu tư đào tạo nguồn lao động nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, để tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cao và ổn định, tái cơ cấu sản xuất

nông nghiệp có hiệu quả thì phải tăng cường đầu tư vốn cho phát triển sản

xuất và kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, khoa học công nghệ cũng

như các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội liên quan khác.

d. Khoa học công nghệ

Ngày nay, khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và ứng dụng chúng vào sản xuất có vai trò ngày càng to lớn, góp phần hoàn thiện các phương pháp sản xuất nhằm khai thác, sử dụng

hợp lý hiệu quả các nguồn lực xã hội và khu vực nông thôn. Như vậy chúng ta

thấy rằng tái cơ cấu nói chung chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, hơn nữa các yêu tố đó lại tác động theo hai chiều, có thể tích cực hoặc có thể tiêu cực và thay đổi thường xuyên; do vậy cần phải nhận thức đúng đắn các yếu tố trên để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất, phát huy lợi thế, giảm thiếu bất lợi, tránh sa vào chủ quan, duy ý chí.

Để thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, một trong những yêu cầu là phải đổi mới căn bản và toàn diện, trong đó sự hiện đại hóa và tiến bộ đưa vào

sản xuất cần phải tăng cường đẩy mạnh. Do vậy, mức độ ứng dụng khoa học kỹ

thuật và công nghệ vào nông nghiệp sẽ có những ảnh hưởng nhất định.

e. Hiểu biết của các tổ chức kinh tế và lao động nông nghiệp

Sự hiểu biết của các tổ chức kinh tế trong lĩnh vực cung ứng đầu vào và tìm

thị trường đầu ra có vai trò rất to lớn trong việc thúc đẩy tái cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp nói riêng và tái cơ cấu nền kinh tế nói chung. Người nông dân sản xuất ra sản phẩm thì phải tiêu thụ được, có tiêu thụ có thu nhập, thu nhập cao người nông dân sẽ đầu tư mở rộng sản xuất thúc đẩy quá trình tái cơ cấu diễn ra nhanh và hiệu quả. Nhân tố lao động nông nghiệp luôn bao gồm hai khía cạnh, đó là số lượng và chất lượng lao động. Cả hai khía cạnh này đều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến phát triển và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Nếu lao động nông nghiệp có số lượng thích hợp, có chất lượng cao thì sẽ ảnh hưởng rất tích

cực đến phát triển và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngược lại nếu lao động

nông nghiệp thiếu hoặc đủ về số lượng so với yêu cầu của sản xuất, nhưng yếu kém về chất lượng thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đồng thời khó đạt năng suất và hiệu quả lao động cao.

f. Nhân tố hợp tác công - tư trong nông nghiệp

Nông nghiệp nước ta bước đang vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu với quy mô lớn hơn để có thể hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. Nền sản

xuất nông nghiệp đó đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của cả hai khu vực Nhà nước và tư nhân, chứ không chỉ các hộ nông dân sản xuất nhỏ. Vì vậy,

hợp tác công - tư giữa khu vực Nhà nước và tư nhân trong nông nghiệp có vai

trò đặc biệt quan trọng đối với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Các lĩnh vực cần có sự tham gia của cả hai khu vực này là: nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp, nhất là lĩnh vực hạ tầng, các dịch vụ nông nghiệp phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện tại và trong những năm tới, như: sản xuất và cung ứng máy móc, thiết bị nông nghiệp, giống mới, công nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến… Để hợp tác trong ngành nông nghiệp hình thành, phát triển nhanh và có hiệu quả thì Nhà nước phải nắm vai trò chủ động và quan tâm đến doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU SẢN XUẤTNÔNG NGHIỆP 2.2.1. Kinh nghiệm về tái cơ cấu sản xuấtnông nghiệp trên Thế giới

2.2.1.1. Một số chính sách xây dựng và phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có 7000 triệu nông dân chiếm 60% dân số cả nước. Trung Quốc đã từng trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn đó là quá trình tích tụ ruộng đất để hiện đại hóa đã đẩy hàng triệu nông dân ra thành phố làm việc, ruộng đồng hoang hóa, các quan chức địa phương và giới thương nhân

thường câu kết để chiếm ruộng đất nông nghiệp để xây cất nhà cửa hoặc biến

thành khu công nghiệp.

Do vậy, nông thôn Trung Quốc khi yên bình mà liên tục diễn ra biểu tình, gây rối, kiện cáo, bạo lực. Số liệu thống kê cho thấy hồi năm 2004 Trung Quốc

có 74.000 vụ khiếu kiện tập thể thu hút gần 4 triệu người thamgia và năm 2005

số vụ là 84.000, năm 2006 là 90.000 vụ. Trước tình hình đó Bộ nông nghiệp Trung Quốc đã quyết định cải cách sửa đổi để bảo vệ quyền lợi đầy đủ cho người nông dân. Một số thay đổi mang tính chất đột phá trong chính sách đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc đã được thực hiện như sau (Khuyết

Danh, 2013):

Thứ nhất, nhanh chóng giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp:Ở đây

Trung Quốc đã thực thi chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Hiện Trung Quốc có trên 10.000 doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước. Thực tế hầu

hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ (gần bằng 10 tỷ doanh nghiệp), các doanh nghiệp

có số vốn từ 200 tỷ trở lên chỉ chiếm 30%. Cách này đã vực dậy tình trạng thua

lỗ của quá nhiều doang nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.

Để thu hút tốt chính sách này Trung Quốc đã thành lập nhiều đoàn kêu gọi xúc tiến đầu tư ở Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, EU,…. Hiện nay Bộ Nông nghiệp đã trình cho chính phủ đề án thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đến 2015, trong đó chú trọng phát triển công nghệ sinh học để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất chất lượng cao, áp dụng công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị; an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu hoạch.

Thứ hai, bắt đầu từ năm 2009 trở đi Trung Quốc đã phát triển khu công

nghiệp công nghệ cao:Đó là các công nghệ được ứng dụng tiên tiến và mới nhất;

công nghệ được ghép nối trong một quytrình liên tục khép kín; công nghệ có khả

năng ứng dụng trong điều kiện cụ thể và có thể nhân rộng; mô hình phải đạt hiệu

quả về kinh tế và là nơi hợp tác giữa nhà Khoa học - Nhà nước - Doanh nghiệp -

Nhà nông trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

Với chính sách như vậy, Trung Quốc đã làm bùng nổ về phát triển nông

nghiệp, nông thôn chuyên sâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (Mỗi thôn có một sản phẩm). Đến nay, Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 37)