Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 66 - 68)

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng trong tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng

biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn, tổng hợp phân tích so

sánh để thấy rõ những yếu tốcó tác động thuận lợi hoặc khó khăn đến thực trạng

tái cơ cấu nông nghiệp của huyện và tái cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực nông

nghiệp.

Kết quả nghiên cứu thể hiện ở những chỉtiêu như số tuyệt đối, sốtương đối trong thống kê. Trên cơ sở số liệu điều tra, tiến hành tổng hợp, phân tích để thấy

được xu thế chuyển dịch và phát triển của ngành nông nghiệp trên địa bàn đang

tiến hành nghiên cứu.

Các thông tin, số liệu thu thập được từ các báo cáo, kết quả điều tra, được

tổng hợp, xử lý, hiệu chỉnh bằng cách thống kê,… trên cơ sở hỗ trợ của máy vi

tính và phần mềm Excel.

3.2.2.2. Phương pháp so sánh

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp so sánh được sử dụng

để xem xét các biến động tăng, giảm của các chỉ tiêu trong thời điểm nghiên cứu theo thời gian qua 3 năm gần nhất, theo lĩnh vực ngành nghề cụ thể như trồng trọt, chăn nuôi và các dịch vụ nông nghiệp khác... nhằm thấy được xu hướng

Phương pháp so sánh còn được sử dụng để đánh giá sự tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp thông qua các chỉ tiêu phản ánh năm 2015 với thời điểm trước khi

đẩy mạnh áp dụng các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu trên địa bàn huyện Đông

Anh, thành phố Hà Nội.

3.2.2.3. Phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, luận văn đã sử dụng bảng hỏi với thang đo là 5 cấp độ như sau:

1. Không ảnh hưởng 2. Ảnh hưởng rất ít 3. Ảnh hưởng vừa

4. Ảnh hưởng nhiều

5. Rất ảnh hưởng rất nhiều

Các câu trả lời lựa chọn từ cấp độ 1 đến cấp độ 2 tương ứng với kết quả

nhận định làkhông ảnh hưởng. Các câu trả lời lựa chọn từ cấp độ 3 đến cấp độ 5

tương ứng với kết quả là có ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu sản xuất nông

nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được tính bằng mức điểm trung bình, theo thang đo 5 cấp độ, khoảng cách giữa 2 cấp độ liền kề nhau được tính theo công thức sau:

Khoảng cách 2 cấp độ liền kề nhau =

(Ðiểm cao nhất – Ðiểm thấp nhất)

Số cấp độ

Như vậy, khoảng cách giữa 2 cấp độ liền kề nhau sẽ là: (5 – 1)/5 = 0,8

điểm. Từ đó, ta có bảng điểm khoanh vùng các mức độ ảnh hưởng theo số điểm

trung bình như sau:

1,00 - 1,80 Không ảnh hưởng

1,81 - 2,61 Ảnh hưởng rất ít

2,62 - 3,42 Ảnh hưởng vừa

3,43 - 4,23 Ảnh hưởng nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 66 - 68)