Tổng quan các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 69)

CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Tổng quan các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh huyện Đông Anh

4.1.1.1. Hệ thống các văn bản liên quan đến giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu trên

địa bàn huyện Đông Anh

Đông Anh, từ năm 2009 đến nay đã có những quan tâm nhất định tới việc triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông

thôn. Có nhiều chỉ đạo, đưa ra các giải pháp, bố trí nguồn lực để triển khai, thực hiện các chính sách của Chính phủ và Thủ tướng, trong đó tập trung nhiều nhất là

giai đoạn 2012 -2014. UBND huyện đã có Kế hoạch số 3103/KH-UBND ngày

29/6/2012 về phát triển nông nghiệp huyện giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn 2030;

Kế hoạch số 34/2010/KH-UBND ngày 07/8/2010 về chính sách hỗ trợ khuyến

khích dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2010 –

2015; Kế hoạch số 223/KH-UBND ngày 22/12/2014 về khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện năm 2015.

Như vậy, thời gian qua huyện Đông Anh cũng đã tập trung cho công tác xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách để phát triển nông nghiệp nông thôn, nhất là tập trung đầu tư theo chương trình xây dựng nông thôn mới, đã đem lại một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, xét về cơ chế chính sách để phục vụ cho tái cơ cấu thì nhìn chung còn chậm và còn một số hạn chế:

- Chính sách ban hành còn mang tính riêng lẻ, một số thể hiện ở dưới dạng

công văn thông thường, nhằm vào công tác chỉ đạo triển khai là chính; chưa tận dụng hết những ưu đãi từ Trung ương để ban hành nhằm tạo đột phá thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp.

- Một số chính sách được ban hành nhưng phạm vi còn bị bó hẹp trong một

số lĩnh vực, một số đối tượng khuyến khích, chưa bao quát toàn diện; còn thiếu những chính sách để phát huy tiềm năng lợi thế của huyện, như chính sách về liên kết trong chế biến nông sản.

Bảng 4.1. Văn bản hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh CHỈ

TIÊU Số văn bản và cấp ban hành

Trồng trọt

- UBND huyện đã có Kế hoạch số 3103/KH-UBND ngày 29/6/2010 về phát triển nông nghiệp huyện giai đoạn 2015 – 2020 tầm nhìn đến 2030; Quyết định

số 34/2010/QĐ-UBND ngày 07/8/2010 về chính sách hỗ trợ khuyến khích dồn

điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2010-2015. - 225/KH-UBND ngày 22/12/2014 về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch trên địa bàn huyện;

- 234/KH-UBND ngày 27/12/2014 về việc tập trung chỉ đạo sản xuất vụ xuân và định hướng sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2015

- 224/KH-UBND ngày 22/12/2014 về việc tổ chức diệt chuột bảo vệ sản xuất và sức khỏe cộng đồng

- Quyết định 3577/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 và Kế hoạch số 233/KH-UBND

ngày 27/12/2014 của UBND huyện về thanh kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV, phân bón, giống cây trồng, hoạt động sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn huyện năm 2015. Ban hành các văn bản chỉ đạo sản xuất nông nghiệp; Giao phòng Kinh tế hướng dẫn quy trình kỹ thuật gieo trồng một số cây trồng chính vụ xuân năm 2015.

Chăn

nuôi,

thủy sản

- Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 22/12/2014 của UBND Huyện về Kế hoạch

phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2015;

- Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 23/12/2014 của UBND Huyện về kiểm tra

liên ngành kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý thuốc thú y, chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản và kinh doanh giống gia súc, gia cầm và thủy cầm trên địa bàn huyện năm 2015;

- Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 về kiện toàn BCĐ và thành lập tổ giúp việc BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện;

- Quyết định số 3536/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND huyện về thành

lập tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện;

- Công văn số 16/UBND-KT ngày 09/01/2015 về tăng cường công tác phòng

chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên Đán Ất Mùi, Lễ hội trên địa bàn huyện năm 2015;

- Kế hoạch số 223/KH-UBND ngày 22/12/2014 về khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện năm 2015.

Thủy lợi

- UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 08/12/2014 về triển

khai công tác chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2015.

- Công văn số 1017/UBND-KT ngày 30/12/2014 của UBND huyện về việc phát

động đợt cao điểm nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2015. Chỉ đạo UBND các xã, Xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷlợi thực hiện tốt công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ xuân, vụ mùa 2014.

Thị trường

- Công văn số 17/UBND-KT ngày 12/01/2015 của UBND huyện về Đồng ý chủ

trương tổ chức hội chợ thương mại tại nhà văn hoá huyện Đông Anh.

- Phối hợp với Tổngcông ty thương mại Hà Nội tổ chức thành công 02 đợt triển khai bán hàng theo mô hình chợ Tết phục vụ nhân dân trong dịp Tết nguyên đán tại xã Tiên Dương và xã Nguyên Khê.

- Phối hợp với Trung tâm dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp - Liên minh HTX Việt Nam tổ chức thành công 01 hội chợ thương mại tại xã Kim Chung.

- Phối hợp với Công ty TNHH TMQT & DV Siêu thị BigC Thăng Long tổ chức

thành công 02 đợt bán hàng về nông thôn tại xã Dục Tú và xã Liên Hà.

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đông Anh

4.1.1.2. Kết quả của việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu trên địa

bàn huyện Đông Anh

a. Quy hoạch vùng sản xuất

* Kết quả của việc quy hoạch vùng

Dựa trên điêu kiện về tự nhiên, điều kiện về kinh tế và phương hướng phát

triển của huyện trong tương lai thì vùng diện tích các xã miền Đông như: Thuỵ

Lâm, Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Việt Hùng. Đây là những vùng có sự ổn định

trong tương lai để sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của các

vùng này cần tập trung phát triển là gạo đặc sản, thuỷ sản, gia cầm. Vùng trung

tâm huyện bao gồm: Nguyên Khê, Xuân Nộn, Tiên Dương, Uy Nỗ và thị trấn

Đông Anh. Đây là những vùng có sự phát triển tập trung về công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của vùng cần tập trung phát triển là

rau an toàn, bò thịt, lợn nạc. Các cùng đô thị hoá mạnh như: Nam Hồng, Tàm Xá, Kim Nỗ, Vân Nội, Đông Hội, Mai Lâm, Cổ Loa, Đại Mạch, Kim Chung, Vĩnh

Ngọc, Hải Bối, Võng La. Đâylà những vùng sẽ đô thị hoá mạnh và sẽ trở thành

khu vực đô thị khi quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được thực hiệntrong tương

lai. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của vùng cần tập trung phát triển là rau an

Bảng 4.2. Số vùng được quy hoạchtrước và sau đẩy mạnh tái cơ cấu CHỈ TIÊU Năm 2009 (Trước) Năm 2015 (Hiện tại) TĐPT BQ DT (%) Số vùng DT (Ha) Số vùng DT (Ha) Cánh đồng mẫu lớn 0 0 6 2.394 - Lúa hàng hóa 2 380 4 700 110,7 Rau, mầu 4 420 7 800 111,3 Hoa cây cảnh 2 90 4 200 114,2

Cây ăn quả 2 45 4 110 116,1

Số vùng chăn nuôi tập trung

xa khu dân cư 6 73 7 85 100,0

Số vùng thủy sản 4 560 4 590 100,9

Số điểm sơ chế, chế biến

nông sản 13 0,05 21 0,08 108,1

TỔNG 34 1.568 57 4.879 120,8

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đông Anh

Nhìn chung có sự thay đổi khá rõ ràng về quy hoạch vùng sản xuất trước và sau thời gian đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Cụ thể trước năm 2009 không có vùng cánh đồng mẫu lớn do chưa tiến hành dồn điền đổi thửa, sang đến năm 2015 số vùng cánh đồng mẫu lớn là 6 vùng tương ứng với 6 xã đã và đang

thực hiện dồn điền đổi thửa. Về vùng sản xuất rau, tính đến năm 2009 có 4 vùng

đã được quy hoạch và dự tính quy hoạch là Vân Nội, Nam Hồng, Bắc Hồng và

Tàm Xá, sang đến năm 2015 có thêm 3 vùng sản xuất rau với số lượng lớn là Cổ

Loa, Tiên Dương, Nguyên Khê tăng số vùng lên thành 7.

Vùng trồng cây ăn quả chủ yếu là những xã nằm gần các bãi bồi của các

con song lớn như Xuân Nộn, Nguyên Khê, Vĩnh Ngọc Tiên Dương. Về vùng

chăn nuôi tập trung xa khu dân cư không có sự thay đổi nhiều, chủ yếu thay tăng về số lượng đầu con. Thủy sản không phải là lĩnh vực thế mạnh của địa bàn nên

các trang trại có tăng, song thực tế diện tích nuôi trồng thuy sản củacác hộ nông dân cá thể thuê đất ngoài thì một vài năm gần đây bị thu hồi để chuyển hướng

sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực khác theo mục tiêu của huyện đề ra nên nhìn

chung thủy sản không có sự chuyển biến rõ nét.

Số điểm sơ chế, chế biến nông sản tăng chậm cụ thể năm 2009 có 13 cơ sở chế biến là chủ yếu là các HTX thương mại hoạt động giống như công ty TNHH một thành viên sang đến năm 2015 có thêm 8 cơ sở chế biến được hình thành.

Như vậy số lượng cơ sở chế biến trên địa bàn là quá ít so với hơn hơn 200 HTX

làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.3. Số diện tích đất chuyển đổi mới năm 2015 CHỈ TIÊU Năm 2014 Năm 2015 Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích chuyển đổi mới 61,16 100,0 80,4 100,0

Lúa sang rau 11,16 18,2 12,8 15,9

Lúa sang hoa, cây cảnh 2,62 4,3 5,8 7,2

Lúa sang cây ăn quả 11,15 18,2 16,7 20,8

Lúa sang chăn nuôi và thủy sản 16,53 27,0 23,9 29,7

Màu sang hoa, cây cảnh, ăn quả 19,7 32,2 21,2 26,4

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đông Anh

Năm 2014 toàn huyện Đông Anh có tất cả 14/23 xã có thêm vùng chuyển

đổi mới với tổng diện tích là 61,16/70 ha đạt 87,4% kế hoạch, trong đó diện tích

lúa trước đây chuyển sang trồng rau là 11,16 ha, chuyển sang trồng hoa cây cảnh

là 2,62 ha, chuyển sang trồng cây ăn quả là 11,5 ha, chuyển sang chăn nuôi và

nuôi trồng thủy sản là 16,53 ha; Diện tích đang trồng màu chuyển sang trồng rau

là 4,5 ha, sang hoa cây cảnh là 5,7 ha, sang cây ăn quả là 9,5 ha. Năm 2015 có thêm 80,4/90 ha diện tích vùng chuyển đổi mới đạt 89,3% theo kế hoạch. Trong

đó diện tích trồng lúa chuyển sangtrồng rau là 13,25 ha, sang trồng cây ăn quả là

16,7 ha, sang trồng hoa và cây cảnh là 5,8 ha, sang chăn nuôi vànuôi trồng thủy

sản là 23,9; Diện tích đang trồng màu chuyển sang trồng hoa, cây cảnh và cây ăn

Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Anh qua 3 năm

CHỈ TIÊU

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

DT (Ha) CC (%) DT (Ha) CC (%) DT (Ha) CC (%)

Đất nông nghiệp và nuôi trồng

thủy sản 8.882,5 100 8.849,3 100 8.809,6 100

Đất trồng lúa 7.364,8 82,9 7.323,3 82,7 7.249,7 82,3

Đất trồng cây hằng năm khác (rau,

màu, hoa, cây cảnh, ăn quả) 879,2 9,9 904,1 10,2 948,0 10,8

Đất chăn nuôi, NTTS 638,5 7,2 655,0 7,4 684,7 7,8

Đất nông nghiệp sang phi nông

nghiệp - - 33,2 - 39,7 -

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh

Không thể thiếu một trong ba nguồn lực cơ bản là đất đai, vốn và lao động trong một quá trình sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn huyện Đông Anh, trong 3

năm gần đây tình hình sử dụng các nhóm đất đai được tổng hợp ở bảng 4.4. Qua

đó ta thấy diện tích đất dùng cho lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng đang có xu

hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2013 tổng diện tích đất dành cho lĩnh

vực nông nghiệp và nuôi trồng là 8.882,5 ha, năm 2015 giảm còn 8.809,6 ha. Cơ

cấu diện tích đất sử dụng cho sản xuất lúa đang giảm dần song giảm khá chậm và thay vào đó là diện tích sản xuất các loại cây hằng năm khác như rau, hoa, cây cảnh và cây ăn quả đang dần tăng lên. Cụ thể năm 2013 đất trồng lúa chiếm

khoảng 82,9% sang đến năm 2015 giảm còn 82,3%.

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng qua các năm

được thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây. Cụ thể năm 2013 tổng diện tích đạt 9.024,8

ha tăng lên 9.097,7 ha vào năm 2015. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ

yếu do tăng về diện tích đất ở, và đất chuyên dùng. Trong đó, đất tăng chủ yếu là

ở địa bàn nông thôn tăng từ 2.202,4 ha năm 2013 lên 2.244,7 ha vào năm 2015

cơ cấu tăng khoảng 0,67%. Đất chuyên dùng cho đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng nhẹ chiếm gần 50% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, đất cho công trình công cộng và đất trụ sở cơ quan biến động ít song vẫn chiếm số lượng khá lớn.

Bảng 4.5. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Đông Anh giai đoạn 2013 - 2015

CHỈ TIÊU

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

DT (Ha) CC (%) DT (Ha) CC (%) DT (Ha) CC (%) Tổng số 9.024,8 100 9.058,0 100 9.097,7 100 Đất ở 2.306,8 25,56 2.324,2 25,66 2.349,0 25,82 Đất ở đô thị 104,3 1,16 104,3 1,15 104,3 1,15 Đất ở nông thôn 2.202,4 24,40 2.219,9 24,51 2.244,7 24,67 Đất chuyên dùng 4.442,6 49,23 4.459,2 49,23 4.474,3 49,18

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 22,1 0,24 21,1 0,23 21,1 0,23

Đất nghĩa trang nghĩa địa 173,8 1,93 173,8 1,92 173,8 1,91

Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 2.002,9 22,19 2.002,9 22,11 2.002,9 22,02

Đất phi nông nghiệp khác 76,7 0,85 76,7 0,85 76,7 0,84 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh

* Đánh giá của các bên liên quan đến quy hoạch vùng

Khi hỏi người dân đã nghe hay chưa và hiểu như thế nào về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp thì có 73,6% người dân trả lời là chưa từng nghe và không biết đó là gì. Nhưng nếu hỏi ở quy mô nhỏ hơn đó là đề án chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi thì có khoảng 71,8% người dân, tập trung chủ yếu ở các địa phương có diện tích đất sản xuất đã thuộc vùng quy hoạch của huyện trả lời là có. Số người dân nghe thấy qua các phương tiện thông tin như đài phát thanh địa phương, tivi, sách báo chiếm 60,8%, mà qua các kênh thông tin này người dân thường chỉ biết ở mức độ nghe nhiều thành quen, chưa có sự hiểu biết sâu. Thông tin về đề án tái cơ cấu được nghe qua các cán bộ huyện xã chỉ chiếm 22,8%. Như vậy có thể thấy rằng việc tuyên truyền thực hiện chính sách trên địa bàn chưa được quan tâm và hiệu quả còn thấp.

Bảng 4.6. Đánh giá mức độ hiểu biết của người dân đối với đề án tái cơ sản xuất nông nghiệp ở huyện Đông Anh

CHỈ TIÊU Phương ánlựa chọn Kết quả

(lượt)

Tỷ lệ

(%)

Có nghe/biết đến đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Có 29 26,4

Không 81 73,6

Tổng 110 100

Có nghe/biết đến đề án chuyển đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 69)