Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 118 - 120)

a. Quan điểm phát triển

- Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, nông

nghiệp sạch, hài hoà và bền vững với môi trường, góp phần tạo cảnh quan, thúc

đẩy phát triển du lịch sinh thái.

- Phát triển nông nghiệp hiện đại với công nghệ cao trên cơ sở ứng dụng

tiến bộ khoa học công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến, nhất là công nghệ

sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hoá

tập trung chuyên canh, các vành đai xanh, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới văn minh, tăng

hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, từng bước chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, thích ứng với quá trình đô thị hoá mạnh sẽ diễn ra trên địa bàn huyện

trong thời gian tới. Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

b. Mục tiêu phát triển

- Đẩy nhanh tái cơ cấu sản xuấtnông nghiệp theo hướng giảmdiện tích cây

lương thực, phát triển diện tích hoa - cây cảnh, rau và cây thực phẩm các loại

(dần phổ cập trồng rau an toàn, cây ăn quả); đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, tập trung ngoài khu dân cư, trong đó chú trọng nuôi

bò thịt, lợn nạc, gà, ngan, vịt, cá, tôm. Mục tiêu là phát triển sản xuất nông

nghiệp hàng hoá nhằm cung cấp đa dạng các loại thực phẩm tươi sống cho khu vực nội thành, các khu vực lân cận và đẩy mạnh tham gia xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

- Tăng trưởng ngành nông nghiệp - thủy sản trên địa bàn huyện Đông Anh

cũng như khu vực do huyện quản lý đạt bình quân 2,5-3,0%/năm giai đoạn 2016-

2020 và đạt 1,0-1,5%/năm giai đoạn 2021-2030. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất

nông nghiệp đạt 150 triệu năm 2015 vàtrên 200 triệu năm 2020.

Trong tương lai, ngành nông nghiệp huyện phát triển theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị, sinh thái trên cơ sở hình thành những khu công nghệ cao; chú trọng phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch gắn kết với hệ thống phân phối và tiêu thụ nông sản… nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp.

c. Hướng quy hoạch vùng

- Quy hoạch, phát triển ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp, xây dựng

mô hình kết hợp trung tâm dân cư - làng nghề - du lịch sinh thái và văn hóa, hình

thành vành đai xanh của Thành phố. Phát triển nông nghiệp sạch với công nghệ

cao; mở rộng ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học vào sản xuất

nông phẩm sạch, tập trung sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, giá trị kinh tế cao.

- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án về phát triển kinh tế trang

trại. Hình thành các trang trại nông nghiệp sinh thái, ứng dụng kỹ thuật, công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng lớn.

* Lựa chọn sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn

- Rau an toàn, rau cao cấp: đậu, su hào, bắp cải, xúp lơ, cà chua, rau cải... trồng

- Cây ăn quả: vải, nhãn, xoài, na, hồng xiêm... trồng tập trung tại các xã Việt Hùng, Uy Nỗ, Tiên Dương, Xuân Nộn.

- Lúa đặc sản: tám thơm, nếp cái hoa vàng... tập trung tại Thuỵ Lâm, Liên

Hà, Dục Tú, Mai Lâm.

- Bò thịt, lợn nạc, gà, vịt, ngan: trước mắt khuyến khích chăn nuôi ở quy mô

hộ gia đình và tạo điều kiện để tiến tới chăn nuôi quy mô lớn.

- Thuỷ sản: cá, tôm,... phát triển dựa trên thế mạnh của các con sông lớn

như sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và các hồ, đầm trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm nông nghiệp khác: ngô quà,

hoa, cây cảnh, bò sữa...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 118 - 120)