Các nội dung nghiên cứu liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 35)

doanh nghiệp và các nông hộ

Liên kết trong sản xuất ngô sinh khối là nội dung hợp tác trực tiếp hoặc gián tiếp của DN với hộ nông dân, nhóm liên kết trong sản xuất. Nội dung liên kết này có thể thực hiện trực tiếp giữa DN và hộ nông dân thông qua hợp đồng tiêu thụ hoặc liên kết giữa các cá nhân, tổ chức trung gian như thương lái, các trưởng nhóm, cơ sở thu gom. Thực hiện mối liên kết chặt chẽ tạo ra nguồn nghiên liệu ổn định cho chế biến và tiêu thụ. Tác nhân tiêu thụ sản phẩm là DN, chính quyền xã và các trưởng nhóm liên kết đóng vai trò trung tâm của liên kết như hướng dẫn, hỗ trợ người sản xuất trong cung ứng vật tư, vay vốn và bao tiêu sản phẩm.

2.1.5.1. Các tác nhân tham gia trong liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa doanh nghiệp và nông hộ

a. Liên kết giữa các tác nhân trực tiếp

Liên kết trong sản xuất nông nghiệp là sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp và nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của nhà nước nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững; tiến tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại.

Nhà nước:Với cơ chế quản lý nhà nước để tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ

hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp liên kết sản xuất hàng hóa. Tổ chức lại sản xuất dựa trên nguyên tắc gắn chặt với thị trường, quy hoạch vùng sản xuất, cơ cấu sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực theo hướng phát huy vai trò, thế mạnh của từng từng địa phương; tổ chức liên kết nông dân sản xuất hàng hóa, tạo dựng liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi ngành hàng. Kết nối giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông để sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đảm bảo lợi ích hào hòa giữa các bên tham gia; đảm bảo việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng khi các bên đã ký kết.

Nhà doanh nghiệp: Nhà Doanh nghiệp và nhà nông là hai tác nhân chính trong chuỗi ngành hàng nông sản; trực tiếp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tùy từng điều kiện, nhà doanh nghiệp cung cấp giống, vật tư, kỹ thuật hỗ trợ nông dân sản xuất hàng hóa. Đồng thời, Doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nồng dân (đây là vai trò chủ yếu).

Nhà khoa học: Nghiên cứu: các giống vật nuôi, cây trồng mới có năng

suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, miền; quy trình kỹ thuật canh tác công nghệ cao, công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch; đưa máy móc, công cụ giải pháp sản xuất phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia, trong nước và khu vực… Huấn luyện đào tạo nhà nông tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Nhà nông: Nông dân sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của Doanh nghiêp.

Tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống mới được nhà khoa học chuyển giao (Hoài Anh, 2017).

Mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp

Doanh nghiệp và nông dân là 2 tác nhân chính của các mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp là "đầu tàu", là động cơ của mối liên kết. Còn nông dân chính là chủ thể thực hiện mối liên kết, cụ thể hóa thành sản phẩm.

Mối liên kết giữa nông dân và nhà khoa học

Các nhà khoa học vừa có vai trò quan trọng trong mối liên kết sản xuất nông nghiệp nói chung. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của đội ngũ khoa học như trạm khuyến nông huyện, chi cục BVTV địa phương trong suốt quá trình thực hiện sản xuất tập trung, chuyển giao quy trình kỹ thuật, tập huấn chuyển giao thông tin về thị trường.

Tác nhân nhà khoa học và nông dân vừa liên kết trực tiếp và vừa liên kết gián tiếp thông qua doanh nghiệp trong chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp (Chi Mai, 2017).

b. Liên kết thông qua các tác nhân trung gian

Liên kết thông qua các tổ chức trung gian (như: HTX, hiệp hội, các tổ chức chính trị - xã hội) hiện nay khá phổ biến trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Các hộ nông dân có đủ điều kiện về sản xuất sẽ được tham gia vào Hiệp hội

và được hỗ trợ về giống, phân bón và quy trình thâm canh sản xuất để đạt được năng suất cao nhất. Đồng thời, sản phẩm nông nghiệp mà các hộ nông dân tham gia vào Hiệp hội sản xuất ra sẽ được Hiệp hội kí hợp đồng tiêu thụ để đảm bảo lợi ích cao nhất cho người nông dân. Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, với xu thế liên kết từ quá trình sản xuất đến quá trình tiêu thụ sản phẩm thì các Hiệp hội ra đời không những góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn bảo vệ lợi ích cho người nông dân khi tham gia Hiệp hội (Nguyễn Thị Châm, 2014).

Theo Nghị định chính phủ số 98/2018/NĐ-CP thì các tổ chức trung gian có chức năng nhiệm vụ: Thông tin, tuyên truyền, tư vấn, vận động và hỗ trợ các thành viên tham gia và thực hiện đúng hợp đồng liên kết; xây dựng, phát triển và bảo vệ uy tín, giá trị chung của các sản phẩm nông nghiệp; phát triển thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm; Bảo vệ quyền và lợi ích của thành viên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết; cung cấp các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ thành viên nhằm chuẩn hóa quy trình kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm; phương án đồng quản lý tài nguyên, môi trường sản xuất; ứng phó với khủng hoảng thị trường, biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

2.1.5.2. Các hình thức và phương thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp

a. Các hình thức liên kết trong sản xuất Mua bán tự do trên thị trường

Mua bán tự do trên thị trường là hình thức giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán. Người mua thấy được số lượng và chất lượng hàng hoá mình cần, còn người bán khi thoả thuận được giá cả sẽ bán và thu được tiền mặt đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. Việc mua bán được thực hiện trên thị trường theo quan hệ cung cầu. Bất kỳ bên mua hoặc bên bán hàng hoá nào, nếu thỏa thuận được với nhau thì hoạt động giao dịch được diễn ra. Thị trường có vai trò định giá.

Thị trường tự do phản ánh quan hệ cung cầu của thị trường, do đó trong một số trường hợp thương mại thị trường tự do không cho hiệu quả khi nó gây ra các khó khăn trong điều hành hoạt động của thị trường và giữa các tác nhân.

Những nhu cầu về sự khác biệt sản phẩm từ cấp độ sản xuất đã đặt áp lực lên các mối quan hệ thị trường tự do và có thể dẫn tới hình thức liên kết dạng hợp đồng giữa các giai đoạn chủ chốt trong hệ thống thị trường hoặc hình thức hợp nhất dọc (Eaton, 2001).

Hợp đồng miệng (Thoảthuận miệng)

Hợp đồng miệng là các thoả thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó.

Hợp đồng miệng cũng được hai bsên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng. Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, anh em ruột thịt, bạn bè), hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh với nhau mà trong quá trình hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối tác.

Tuy nhiên, hợp đồng miệng thường chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hoá. Hợp đồng miệng cũng có thể hoặc không có đầu tư ứng trước về tiền vốn, vật tư cũng như các hỗ trợ và các giám sát kỹ thuật. So với hợp đồng bằng văn bản, thì hợp đồng miệng lỏng lẻo và có tính pháp lý thấp hơn.

- Hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng)

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với mức giá đặt trước.

Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác

nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm (Eaton và Shepherd, 2001). Liên kết dạng hợp đồng là hình thức một công ty mua hàng hoá từ một nhà sản xuất với một mức giá được xác định trước khi mua. Mối quan hệ hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ sự điều chỉnh của những văn bản thỏa thuận cá nhân mang tính pháp lý, những giao dịch này có thể là giá mua bán, thị trường, chất lượng và số lượng nguyên vật liệu đầu vào, các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính được thỏa thuận trước khi bán. Liên kết hợp đồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia sẻ rủi ro và quyền kiểm soát giữa các chủ thể tham gia

hợp đồng (Humphrey et al., 2009).

Hợp đồng được ký kết giữa các DN, tổ chức, ngân hàng tín dụng, trung tâm khoa học kỹ thuật và hộ theo các hình thức:

+ Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hóa.

+ Bán vật tư mua lại sản phẩm.

+ Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn tư vấn kỹ thuật, mua vật tư, thiết bị, nguyên liệu đầu vào, vay vốn.

+ Liên kết sản xuất bằng việc góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với các DN hoặc cho DN thuê đất, diện tích mặt nước, sau đó hộ được sản xuất trên diện tích đó hoặc cho thuê, bán lại sản phẩm cho DN tạo sự gắn kết bền vững giữa hộ và DN (Thủ tướng chính phủ, 2012).

b. Các phương thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp Liên kết dọc

Là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một ngành hàng màtrong đó mỗi

tác nhân đảm nhận một bộ phận hoặc một số công đoạn nào đó, là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, chế biến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này, thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân kề trước đó, đồng thời bán sản phẩm cho các tác nhân kế tiếp của chuỗi hàng. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).

Liên kết ngang

Là hình thức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục đích làm chủ thị trường sản phẩm. Hình thức này được tổ chức dưới nhiều dạng, có thể thông qua hội nghề nghiệp hoặc hiệp hội. Các cơ sở liên kết với nhau là những cơ sở độc lập nhưng có quan hệ với nhau và thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Với hình thức liên kết này có thể hạn chế được sự ép giá của cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thị trường (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).

2.1.5.3. Nội dung và cơ chế liên kết trong sản xuất ngô sinh khối

Nội dung và cơ chế liên kết trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu gồm:

Liên kết trong việc cung ứng nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất (giống, vốn, thức ăn, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh)

Quá trình mua bán các nguyên liệu đầu vào như (giống, phân bón, thuốc trừ sâu), thường là sự liên kết giữa hộ nông dân với các công ty, đại lý, HTX dịch

vụ nông nghiệp hay các cửa hàng bán lẻ tại xã, huyện, tỉnh. Liên kết để việc trao đổi các nguyên liệu đầu vào được dễ dàng hơn, chất lượng tốt hơn và tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau hơn. Thông qua mối liên kết này, các nhà cung ứng vật tư sẽ bán được sản phẩm mình sản xuất ra và thu lại lợi nhuận cho cơ sở, tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời người nông dân lại có đầu vào để sản xuất với cam kết đảm bảo số lượng, chất lượng vật tư đầu vào. Khi liên kết này được thực hiện đều mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Từ đó người nông dẫn sẽ chủ động về các nguồn đầu vào và sẽ yên tâm sản xuất hơn (Lê Xuân Bá, 2003).

Liên kết trong cung ứng nguyên liệu đầu vào có các dạng sau:

+ Ứng trước vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, mua bán lại nông sản. + Bán vật tư, mua lại sản phẩm.

Liên kết trong quá trình sản xuất (trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, trong phòng trừ sâu bệnh)

Liên kết trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật như (các giống mới, kỹ thuật chăm sóc mới, hay công thức luân canh cây trồng mới), lĩnh vực này, liên kết thể hiện ở mối liên kết của các trường, viện nghiên cứu của các cơ quan nhà nước hay các công ty tư nhân với nông dân thông qua các cơ quan đoàn thể tại địa phương. Các cơ quan đoàn thể tại địa phương thường là HTX, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới nông dân. Các trường, viện nghiên cứu của các cơ quan nhà nước đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật này đến với nông dân thường dựa vào chủ trương của nhà nước là ngày càng nâng cao trình độ cũng như kỹ thuật canh tác của nông dân đê góp phần tăng thu nhập nâng cao mức sống của họ. Công tác này thường mang tính chất hỗ trợ là chính nông dân không phải mất phí để tiếp thu những tiến bộ mới này. Bên cạnh các cơ quan của nhà nước thì các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng muốn liên kết với nông dân thông qua việc tuyên truyền, quảng bá các giống, phân bón, thuốc trừ sâu mới cũng như các kỹ thuật chăm sóc mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Người dân tiếp nhận hình thức chuyển giao khoa học kỹ thuật mới này thường phải mất một lượng chi phí nhất định. Khi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới này mà phù hợp với điều kiện của vùng thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người dân.

và hợp tác lao động giữa các chủ thể tham gia liên kết. Nó quy định những hoạt động, trách nhiệm, chức năng và việc làm cụ thể về kinh tế - kỹ thuật mà mỗi bên thực hiện đều cùng nhau hợp tác tạo ra thành quả lao động chung của liên kết. (Nguyễn Thị Châm, 2014).

Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm

Đây là một hình thức góp phần làm nâng cao giá trị của sản phẩm. Sự liên kết này thường diễn ra giữa cơ sở chế biến với hộ nông dân thông qua một tổ chức đại diện cho nông dân tại địa phương như HTX, tổ, đội sản xuất hay câu lạc bộ sản xuất. Thường khi liên kết trong hoạt động này thì yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm cao hơn cũng như thời hạn giao hàng khắt khe hơn. Bù lại đó thì nông dân nhận được một mức giá cao, hợp lý và tiêu thụ ổn định hơn với số lượng cũng nhiều hơn.

Hiện nay đại đa phần người nông dân muốn liên kết trong khâu tiêu thụ sản phẩm vì mục đích cuối cùng của hộ sản xuất là làm sao bán được sản phẩm của mình làm ra và thu được lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Mà muốn thu được lợi nhuận nhiều thì nó phụ thuộc vào giá bán và lượng hàng mình bán ra với độ dễ dàng hay khó khăn như thế nào. Thường khi liên kết trong tiêu thụ thì các hộ nông dân hay liên kết với các thương lái thu gom tại địa phương, các thương lái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 35)