Điều kiện hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 57)

3.1.3.1. Hệ thống giao thông

Xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị đạt được nhiều kết quả quan trọng, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 11/01/2011 “về Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Đầm Hà đến năm 2020”. Phê duyệt đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020 cho 9/9 xã; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chương trình đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp, được các cơ quan, ban ngành, các xã và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, triển khai thực hiện có hiệu quả, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên, nổi bật là: Sản xuất có bước phát triển với vai trò chủ thể của người dân trong chương trình được thể hiện rõ, thu nhập của nhân dân từng bước được nâng cao. Tích cực huy động mọi nguồn lực cho chương trình, trong 05 năm, nhân dân toàn huyện đã tham gia đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và xây dựng các mô hình, dự án phát triển sản xuất với tổng số tiền trên 50 tỷ đồng. Đến hết năm 2018 có 06 xã (Quảng Tân, Đầm Hà, Dực Yên, Tân Lập, Đại Bình, Tân Bình) đạt chuẩn nông thôn mới.

Triển khai xây dựng quy hoạch, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy về tập trung công tác lập quy hoạch, huyện đã triển khai xây dựng 15 quy hoạch, trong đó có một số quy hoạch quan trọng như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch xây dựng vùng của huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ...; đến nay một số quy hoạch đã hoàn thành và đang triển khai thực hiện.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được quan tâm xây dựng, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên cho khu vực nông thôn, một số công trình tạo điểm nhấn đô thị; đặc biệt tập trung hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, nước cho các vùng sản xuất tập trung, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. Tổng giá trị đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm đạt trên 1.500 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách đạt 900 tỷ đồng, phần còn lại huy động xã hội hóa.

Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống được chú trọng, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là đã

đưa công nghệ cao vào lĩnh vực chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất giống tôm và cá biển, trồng rau an toàn, chế biến nông sản, xử lý ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia súc, gia cầm...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 57)