Nội dung và cơ chế liên kết trong sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 84)

huyện Đầm Hà

4.1.5.1. Cơ chế liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa nhóm hộ và doanh nghiệp

Bảng 4.4. Nội dung cơ chế liên kết giữa các tác nhân tham gia liên kết

` Nông dân Doanh nghiệp Trưởng nhóm Nhà nước

Cung ứng giống - Nhận giống của DN Phú Lâm thông qua trưởng nhóm

Cung ứng toàn bộ giống cho Trưởng nhóm đủ gieo trồng trên diện tích đã thoả thuận trước thông nhóm trưởng

Nhận giống từ công ty Phú Lâm, giữ trách nhiệm cho hộ sản xuất ứng giống trên diện tích đã được quy hoạch, đăng ký

- Hỗ trợ về chính sách, chủ trương Cung ứng thuốc BVTV - Nhận cung ứng thuốc BVTV thông qua Trưởng nhóm

Cung ứng cho người dân theo phương thức trả chậm, đối trừ công nợ khi thu mua ngô sinh khối của người dân SX ra.

Trưởng thôn có nhiệm vụ thông báo cho người dân mua thuốc và đảm bảo phun theo đúng kế hoạch.

- Hỗ trợ về chính sách Cung ứng dịch vụ đầu vào - Làm theo hướng dẫn Trưởng nhóm đảm bảo thực hiện việc điều tiết nước, BVTV cho hộ SX ngô - Hỗ trợ về chính sách Chuyển giao kỹ thuật - Làm theo hướng dẫn - Xây dựng quy trình kỹ thuật SX ngô sinh khối - Tập huấn cho các hộ ND tham gia trong vùng SX ngô sinh khối; cử cán bộ kỹ thuật phối hợp cùng với trưởng nhóm, đôn đốc ND thực hiện quy trình; tư vấn cho ND khi ruộng ngô xảy ra thiên tai, dịch hại;

- Chỉ đạo ND thực hiện: SX ngô trong vùng quy hoạch, gieo trồng đúng thời vụ; tổ chức hội nghị để cho DN tập huấn kỹ thuật SX cho người dân; tổ chức họp tại cơ sở để ND nắm được rõ và thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Hỗ trợ về chính sách Tiêu thụ sản phẩm - Thu hoạch theo lịch thông báo của DN Tổ chức thu mua sản phẩm theo đúng thời gian đã quy định. Giá thu mua được công khai trong hợp đồng sản xuất trước mùa vụ

Tổ chức thu mua sản ngô sinh khối của các hộ dân đã đăng ký để bán cho DN theo đúng diện tích đã ký kết trong hợp đồng. Như vậy, nhóm hộ sản xuất không được bán sản phẩm cho các DN khác với bất kỳ hình thức nào. - Hỗ trợ về chính sách Thanh toán Nhận thanh toán từ Công ty có sự chứng kiến của trưởng nhóm

Thanh toán sau hai tuần bằng tiền mặt.

Trưởng nhóm sẽ phối hợp cùng Công ty thanh toán trực tiếp cho các hộ xã viên trên cơ sở đã cân đối giảm trừ các vật tư mà DN và ND đã ứng trong quá trình SX.

Cơ chế liên kết giữa nhóm hộ và DN trong từng nội dung liên kết được thể hiện đầy đủ và được ghi trong hợp đồng sản xuất và thu mua ngô sinh khối giữa

nhóm hộ nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ. Khi tham gia liên kết, doanh

nghiệp Phú Lâm chủ động liên kết với nhóm hộ sản xuất nhằm chủ động về nguồn hàng hóa thu mua và thực hiện cung ứng đầu vào để tạo điều kiện cho nông dân trồng ngô sinh khối yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập. Các nội dung liên kết của doanh nghiệp với nông dân khá đa dạng bao gồm cung ứng vật tư (giống, phân bón, thuốc sâu), hỗ trợ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Phương thức thanh toán vật tư theo phương thức trả chậm thanh toán sau khi thu hoạch. Sản lượng giống mà doanh nghiệp cung ứng căn cứ trên diện tích trồng ngô sinh khối đưa vào sản xuất theo hợp đồng. Công ty căn cứ trên diện tích của mỗi hộ gia đình trong vùng quy hoạch để làm cơ sở cho việc cho ứng giống theo định mức 0,6kg/sào. Nhờ đó về cơ bản trưởng nhóm liên kết cũng như doanh nghiệp có thể kiểm soát được lượng ngô sản xuất ra ở mỗi hộ sản xuất.

Doanh nghiệp cam kết thu mua 100% lượng ngô sinh khối sản xuất ra trên diện tích đã hợp đồng. Việc ứng trước vật tư cho nông dân và thực hiện thu mua 100% sản phẩm theo giá cố định và cao nhất trong khu vực miền Bắc. Đây là điều mà không phải doanh nghiệp thu mua nào cũng thực hiện được.

4.1.5.2. Cơ chế và nội dung liên kết giữa hộ nông dân và các trưởng nhóm

Cơ chế liên kết

Trưởng nhóm liên kết với hộ nông dân theo hình thức “bán chính thống” theo các bước sau:

- Bước 1: Nông dân đăng ký diện tích liên kết với trưởng nhóm thông qua

các kênh thông tin của thôn/ xóm.

- Bước 2: Trong quá trình sản xuất trưởng nhóm phối hợp với cán bộ kỹ

thuật hướng dẫn bà con lịch thời vụ, cách chăm sóc.

- Bước 3: Doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ với trưởng nhóm, đến cuối vụ

sản xuất Công ty đặt lịch thông báo thu mua cho từng thôn và thông qua trưởng nhóm để thông báo thời điểm thu mua sản phẩm của người nông dân.

Trưởng nhóm liên kết dọc trực tiếp với hộ sản xuất ngô sinh khối và liên kết từng khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung của địa phương.

Trong các nội dung liên kết với hộ sản xuất thì trưởng nhóm vừa là tác nhân trực tiếp cũng vừa là tác nhân trung gian. Trưởng nhóm thực hiện liên kết trực tiếp trong cung ứng các vật tư đầu vào, các dịch vụ nông nghiệp cho hộ sản xuất cũng như chuyển giao những kỹ thuật sản xuất dựa theo kinh nghiệm của mình và sự tư vấn của cán bộ kỹ thuật Công ty, cán bộ kỹ thuật của Chính quyền. Trưởng nhóm là tác nhân trung gian trong việc cung ứng giống gốc, phân bón, thuốc sâu của doanh nghiệp cho hộ sản xuất chuyển giao lại những kỹ thuật sản xuất của các cơ quan nghiên cứu khoa học cho hộ nông dân, là trung gian trong thực hiện hợp đồng thu mua của nông dân đối với doanh nghiệp.

Bảng 4.5. Nội dung liên kết và trách nhiệm của trưởng nhóm và nông dân Nội dung

liên kết

Trách nhiệm của trưởng nhóm

Trách nhiệm của hộ liên kết với DN thông qua trưởng nhóm

Giống

Mua giống từ doanh nghiệp Phú Lâm và thực hiện giao giống có danh sách cho ND

Đăng ký diện tích gieo trồng thông qua trưởng nhóm

Sử dụng 100% số giống đã ứng từ phía công ty

Phân bón

Thực hiện cung ứng cho người dân khi họ có nhu cầu

Đăng ký mua phân bón của trưởng nhóm

Thuốc sâu

Thông báo cho người dân thời điểm phun thuốc, loại thuốc cần phun

- Cung ứng đủ số lượng thuốc sâu

- Làm theo đúng hướng dẫn: đúng thuốc, đúng liều Dịch vụ đầu vào khác Thực hiện cung cấp các dịch vụ đảm bảo để phục vụ sản xuất kịp thời đúng mùa vụ

Đăng ký sử dụng dịch vụ nếu có nhu cầu.

Kỹ thuật sản xuất

- Chỉ đạo gieo trồng đúng lịch thời vụ

- Phổ biến kỹ thuật đã được cán bộ kỹ thuật chuyển giao

- Gieo trồng chăm bón đúng lịch.

- Tham gia tập huấn kĩ thuật do công ty tổ chức/chuyển giao

Tiêu thụ

- Tổ chức thu mua ngô sinh khối của hộ dân

- Phối hợp với Doanh nghiệp thanh toán cho hộ sản xuất sau khi đã trừ đi các chi phí mà Công ty đã cung ứng

- Đảm bảo chất lượng ngô sinh khối đạt theo tiêu chuẩn công ty đã đề ra.

- Không được bán sản phẩm cho các đơn vị.

Nguồn: Kết quả khảo sát hộ và các trưởng nhóm (2019)

ứng đầu vào cho hộ sản xuất ngô sinh khối không đăng ký nói chung và hộ đăng kí với công ty nói riêng. Nông dân thực hiện sản xuất theo đúng kỹ thuật hướng dẫn và bán sản phẩm cho Công ty theo hợp đồng cam kết. Đối với các hộ dân không liên kết với công ty thông qua trưởng nhóm, họ vẫn có thể hưởng lợi từ việc liên kết với trưởng nhóm trong một số khâu của quá trình sản xuất như điều tiết nguồn nước, nhận sự tư vấn .

4.1.5.3. Cơ chế và nội dung liên kết giữa các hộ nông dân với các cán bộ tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương

Ngoài các nội dung liên kết với các trưởng nhóm liên kết, với cán bộ kỹ thuật doanh nghiệp Phú Lâm, người nông dân cũng được nhận những kỹ thuật chuyển giao từ Phòng Nông nghiệp huyện, TTDVNN, Hội nông dân xã.... Các tác nhân này có vai trò hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, đặc biệt là thực hiện công tác kiểm tra thông báo khi phát hiện có dịch bệnh xảy ra. Những nội dung này sẽ được trưởng nhóm cập nhật và thông báo đến cho hộ sản xuất. Hình thức liên kết là hỗ trợ cho sản xuất, và không ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia.

Kết quả điều tra 90 hộ tham gia liên kết sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện cho thấy, việc chuyển giao và áp dụng TBKHKT dưới hình thức liên kết giữa các tác nhân diễn ra rất phổ biến, đa dạng: hộ với hộ, hộ với doanh nghiệp, hộ với nhà khoa học, trưởng nhóm với nhà khoa học.

Hộ nông dân tham gia liên kết với nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là liên kết với nhà khoa học thông qua các tổ chức, chính quyền như: hội nông dân, trung tâm dịch vụ nông nghiệp, phòng nông nghiệp. Tuy nhiên, hình thức liên kết chủ yếu vẫn là phi chính thống đối với mối liên kết ngang giữa hộ với hộ (95,89%). Xuất phát từ nhu cầu của đối tượng tham gia liên kết và từ thực tế sản xuất, tổ chức đoàn thể phối hợp với TTDVNN hoặc phòng nông nghiệp huyện tổ chức lớp tập huấn kĩ thuật hướng dẫn cho bà con nông dân từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch. Thông qua các lớp tập huấn này, các tác nhân tham gia liên kết còn có cơ hội trao đổi kinh nghiệm sản xuất và áp dụng khoa học kĩ thuật với nhau, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm. Có thể thấy hộ nông dân cùng lúc tham gia vào nhiều liên kết gồm cả liên kết giữa hộ với hộ; hộ với hợp tác xã và hộ với nhà khoa học và trong nội dung liên kết thì hộ nông dân còn tham gia tích cực trong việc: trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phổ biến kỹ thuật thông qua tập huấn.

Ngoài ra, chuyển giao và hướng dẫn kĩ thuật trong sản xuất ngô sinh khối còn có sự tham gia rất quan trọng của các doanh nghiệp như: doanh nghiệp cung ứng phân bón, thuốc BVTV, công ty TNHH Phú Lâm qua các buổi hội thảo, tập huấn về kĩ thuật chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại.

Trong quá trình sản xuất, các hộ liên kết với nhau thông qua trao đổi kinh nghiệm và tập huấn kĩ thuật chiếm tỉ lệ rất cao. Trong đó, hầu như các mối liên kết xuất phát từ nhu cầu của đối tượng tham gia liên kết. Điều này cho thấy nhu cầu liên kết của các tác nhân, đặc biệt hộ nông dân là rất lớn

Bảng 4.6. Tình hình liên kết chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất ngô sinh khối tại huyện Đầm Hà (ĐVT: %) Chỉ tiêu Các mối liên kết (n=90) Hộ - Hộ Hộ - Trưởng nhóm Hộ – Cán bộ 1. Tỷ lệ liên kết 81,11 55,56 88,89 + Liên kết chính thống 4,11 64,00 90,12 + Liên kết phi chính thống 95,89 36,00 9,88 2. Nội dung liên kết

- Trao đổi kinh nghiệm 85,56 13,33 8,89 - Chuyển giao TBKHKT 7,78 18,89 37,78 - Phổ biến kỹ thuật thông qua tập huấn 6,66 67,78 53,33 4. Căn cứ hình thành liên kết

- Từ nhu cầu của đối tượng liên kết 84,44 88,89 23,53 - Theo kế hoạch định kỳ 15,56 11,11 76,47 5. Mức độ phù hợp về nội dung trong liên kết

- Rất phù hợp 6,67 10,00 12,22 - Phù hợp 88,89 86,67 85,56 - Không phù hợp 4,44 3,33 2,22 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Tóm lại, liên kết trong chuyển giao tiến bộ KHKT cho sản xuất ngô sinh khối đã đạt được những kết quả nhất định: mối liên kết này có phần chặt chẽ hơn do tỉ lệ liên kết chính thống cao hơn, sự phối hợp giữa các tác nhân tham gia liên kết thống nhất hơn, nội dung tập huấn và chuyển giao TBKHKT phù hợp với nhu cầu, xuất phát từ nhu cầu của các đối tượng tham gia liên kết. Tuy nhiên, để liên kết được bền vững, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia thì cần tăng cường hơn

nữa vai trò của nhà khoa học là cán bộ trực thuộc các cơ quan chuyên môn dưới sự hỗ trợ của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 84)