Nguồn lực của nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 102)

Trình độ học vấn

Bảng 4.22. Hiểu biết về liên kết của hộ trồng ngô sinh khối

ĐVT: %

Nội dung Hộ liên kết (n=90) Hộ không liên kết (n=30)

- Không hiểu biết 7,78 53,33 - Biết nhưng không hiểu lắm 54,44 36,67 - Hiểu rất rõ 37,78 10,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2019)

Nhìn chung, các hộ nông dân của huyện Đầm Hà tham gia liên kết có trình độ học vấn thấp, chủ yếu mới tốt nghiệp cấp hai hoặc cấp 3, chưa qua đào tạo chuyên môn. Số lao động bình quân trên một hộ từ 2 – 3 người. Nguồn lực cho sản xuất ngô sinh khối còn thiếu và hạn chế. Họ chưa qua đào tạo bài bản mà chỉ qua kinh nghiệm đúc kết từ các thế hệ để lại. Trình độ thấp gây ảnh hưởng lớn tới nhận thức của hộ khi tham gia liên kết. Qua điều tra hộ liên kết và hộ không tham gia liên kết cho thấy đối với hộ liên kết nhận thức của chủ hộ tốt hơn nhận thức của hộ không tham gia liên kết điều này thể hiện rõ ở nội dung hiểu biết rất rõ của chủ hộ liên kết đạt 37,78%, nhưng nội dung hiểu biết rất rõ về liên

kết ở hộ không tham gia liên kết chỉ có 10%, ở nội dung không hiểu biết về liên kết ở hộ liên kết là 7,78% nhưng ở hộ không liên kết là 53,33%.

Vấn đề nhận thức của hộ trong việc cam kết chấp hành hợp đồng với

công ty thấp do chạy theo lợi ích ngắn hạn gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của liên kết. Mặc dù, đa số các hộ đều nhận thức được lợi ích của liên kết trong dài hạn là rất có lợi cho hộ, nhưng khi giá ngô hạt ngoài thị trường tăng thì nhiều hộ vẫn phá vỡ liên kết.

Hạn chế về nhận thức cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc nắm bắt thông tin

thị trường tiêu thụ. Việc ngại tiếp cận thông tin, sử dụng các phương tiện trong nắm bắt thông tin thị trường đã khiến hộ không đủ thông tin ra quyết định bán sản phẩm. Cũng chính hạn chế về nhận thức khiến hộ không nắm bắt được nội dung điều khoản hợp đồng, điều này đôi khi có thể là bất lợi cho hộ. Mặc dù, ở đây trách nhiệm chính thuộc về Chính quyền, các đoàn thể của nông dân, nhưng trước hết cũng bắt nguồn tự sự trông chờ, ỷ lại, thụ động của các hộ sản xuất ngô sinh khối.

Quy mô sản xuất

Quy mô sản xuất của hộ nông dân giảm xuống qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2019 do việc trồng ngô sinh khối lúc thu hoạch rất vất vả, trong khi đó các hộ sản xuất ngô chủ yếu nhân lực trung tuổi, mỗi năm sức khỏe một giảm cũng ảnh hưởng tới nhu cầu sản xuất ngô của hộ.

Tại địa phương, người dân có nhiều sinh kế với mức thu nhập cao và ổn định như đi biển đánh bắt hải sản, đi xây, bóc vỏ và bốc xếp gỗ keo, bốc xếp hàng hóa ở cửa khẩu, trồng rừng hay học sinh tốt nghiệp cấp 3 có thể làm việc tại các khu công nghiệp… nên người nông dân giảm dần sự đầu tư, gắn bó với sản xuất nông nghiệp vốn bấp bênh và phụ thuộc vào thời tiết như trước.

Quy mô sản xuất ngô sinh khối giảm có ảnh hưởng tương đối lớn tới mối liên kết. Khi diện tích giảm làm cho mức sản lượng giảm, lúc đó Công ty sẽ thiếu hụt sản phẩm. Mặt khác, Công ty đang trên đà phát triển, mỗi năm lại có kế hoạch tăng đàn nên số lượng ngô sinh khối mua về không hạn chế. Qua điều tra thực tế cho thấy, các hộ phá hợp đồng thường chăm sóc tốt cho năng suất cao hơn trung bình của các hộ khác dẫn đến họ tiếc bắp, không bán nữa.

Hiểu biết kỹ thuật và kinh nghiệm của hộ

Với đặc thù là một huyện được định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp thành vùng phụ cận cho các Thành phố và khu công nghiệp nên Huyện Đầm Hà

rất quan tâm, tìm hiểu những mô hình sản xuất mới, những mối liên kết sản xuất có tính hiệu quả cao. Vì vậy việc phổ biến những mô hình mới tốt hơn cũng góp phần ảnh hưởng tới mối liên kết sản xuất ngô sinh khối của các nông hộ với Công ty TNHH Phú Lâm.

Bên cạnh đó việc am hiểu kỹ thuật canh tác đóng vai trò rất quan trọng đối với năng suất của sản xuất ngô sinh khối. Theo điều tra có trên 90% các hộ trồng ngô sinh khối chủ yếu là các hộ có kinh nghiệm lâu năm, họ nắm bắt kỹ thuật trồng ngô sinh khối tương đối tốt, đồng thời cũng nhận thức được rằng trồng ngô sinh khối có lợi, năng suất hơn so với cây ngô lấy hạt và cấy lúa. Nhưng vì lý do thu hoạch thiếu nhân công, lại phải mang vác nặng nên người dân giảm dần diện tích trồng ngô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 102)