Các kết quả và hiệu quả trong liên kết sản xuất ngô sinh khối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 99)

4.1.6.1. Kết quả trong liên kết sản xuất ngô sinh khối giữa Doanh nghiệp và nhóm hộ

Thông qua hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và trưởng nhóm, kết quả thực hiện liên kết trong sản xuất ngô sinh khối được thể hiện qua từng khâu liên kết như sau:

Kết quả cung ứng vật tư phục vụ sản xuất

Doanh nghiệp thực hiện cung ứng vật tư phục vụ sản xuất cho nông dân bao gồm giống, phân bón. Trong đó, giống được cung cấp đầy đủ, đáp ứng đủ nhu cầu của hộ trồng ngô. Kết quả là, lượng giống đưa vào sản xuất 100% là giống của doanh nghiệp với giá ngang bằng với các cửa hàng hay đại lý bán lẻ.

Nhìn chung, kết quả cung ứng vật tư của doanh nghiệp giai đoạn 2017-2018 cho nông dân thông qua trưởng nhóm có sự thay đổi đáng kể. Nguyên nhân chính là do các hộ dân thu hẹp diện tích sản xuất ngô sinh khối dẫn đến lượng đầu vào sử dụng giảm. Đối với vật tư phân bón, tỷ lệ cung ứng đáp ứng nhu cầu của hộ sản xuất năm 2017 là 77,78% và có xu hướng giảm dần còn 22,22% năm 2018. Nguyên nhân việc giảm ứng phân do thủ tục đối trừ chậm, dễ sai sót đồng thời tâm lý người dân khi nào cần sử dụng thì mới đi mua.

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện cung ứng vật tư của doanh nghiệp

ĐVT: %

Chỉ tiêu Năm 2017

(n=90)

Năm 2018 (n=90)

1.Tỷ lệ đáp ứng trong cung ứng giống 100,00 100,00 2.Tỷ lệ đáp ứng trong cung ứng phân bón 77,78 22,22

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Thông qua việc cung ứng vật tư, người sản xuất và doanh nghiệp có đầu vào, đầu ra ổn định cả về số lượng và chất lượng. Do đó, sự hài lòng của hộ dân sản xuất ngô sinh khối với doanh nghiệp cũng cao hơn. Kết quả khảo sát 90 hộ liên kết với doanh nghiệp thông qua các trưởng nhóm cho thấy có tới 88,89% số hộ trả lời rất hài lòng và hài lòng với kết quả cung ứng đầu vào của doanh nghiệp, chỉ có một tỉ lệ nhỏ không hài lòng là do kì vọng của hộ quá cao so với mức hỗ trợ của doanh nghiệp.

Bảng 4.8. Sự hài lòng của hộ liên kết về cung ứng dịch vụ đầu vào của Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Số hộ điều tra (hộ) Hộ trả lời (hộ) Cơ cấu (%)

Hài lòng 90 80 88,89

Không hài lòng 90 10 11,11

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Kết quả chuyển giao kỹ thuật

Để chuẩn bị nguồn ngô giống chất lượng phục vụ bà con nông dân địa phương, Công ty đã phối hợp với đơn vị cung cấp giống là Công ty Sygenta tiến hành thử nghiệm và trồng đại trà dòng ngô lai NK 54, NK4300, NK 7328.... xây dựng quy trình sản xuất, huấn luyện nông dân, khuyến cáo người sản xuất tuân thủ nghiêm những quy định về kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm ngô sinh khối chất lượng cao, phù hợp với đồng đất của địa phương.

Bên cạnh đó, Công ty còn tích cực cải biến, liên kết để tìm ra nhiều giống ngô mới cho năng suất cao, cây to, bắp to như giống VN4, CP 111, CP512, CP811..., Công ty còn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT về quy trình ngâm ủ giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại… cho bà con nông dân địa phương.

Mỗi vụ doanh nghiệp Phú Lâm đều cử cán bộ kỹ thuật của công ty xuống địa phương để chuyển giao kỹ thuật cho người người nông dân. Trong một vụ có 2 lần chuyển giao đó là trước khi gieo trồng và trước khi thu hoạch.

Bảng 4.9. Kết quả chuyển giao kỹ thuật của doanh nghiệp

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 Năm 2018

Số lớp tập huấn Lớp 8 5 Số người tham gia Người 240 150

Nguồn: Kết quả khảo sát hộ và doanh nghiệp (2019)

Do nhu cầu mở rộng sản xuất ngô sinh khối nên số lớp tập huấn cũng tăng lên trong giai đoạn 2017-2018. Nội dung tập huấn tập trung vào các chủ đề chính:

- Hướng dẫn ngâm ủ giống; - Kỹ thuật làm đất;

- Kỹ thuật chăm bón - Phòng trừ sâu bệnh

- Phổ biến cam kết thu mua, quy cách sản phẩm

Kết quả tiêu thụ sản phẩm

Đầu mỗi vụ, Công ty cử cán bộ phụ trách Khuyến nông tới huyện Đầm Hà thảo luận về giá cả và thảo trước hợp đồng với phía UBND huyện, trưởng nhóm liên kết. Các trưởng nhóm có trách nhiệm thông báo cho các hộ dân của mình được biết về giá cả thỏa thuận. Hộ không được trực tiếp trao đổi để ký kết và không được xem trực tiếp hợp đồng kinh tế. Đây là một bất lợi cho hộ nông dân. Bên cạnh đó thông tin tới hộ đôi khi sẽ không được rõ ràng bởi bản thân hộ không được tiếp xúc trực tiếp với công ty.

Tới mùa thu hoạch, Công ty Phú Lâm cho cán bộ phụ trách tại địa phương khảo sát tình hình để bố trí lịch thu hoạch căn cứ trên sự tư vấn của cán bộ TTDVNN, Phòng nông nghiệp huyện, và các trưởng thôn để từ đó đưa ra lịch trình thu hoạch phù hợp cho từng thôn, xã. Doanh nghiệp cử cán bộ xuống địa phương cân ngô đồng thời bố trí luồng xe thu hoạch theo từng cung đường, ngõ xóm, kết hợp với các trưởng nhóm tổ chức kiểm tra chất lượng, kiểm soát số lượng sao cho diện tích đã đăng ký phải được khai thác hết theo hợp đồng.

Công ty thu mua tất cả lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo hợp đồng của các hộ nông dân. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn là cây xanh đều bắp từ chín sữa đến chín sáp, không bị sâu, thối, cây còn nguyên bắp, được bó buộc 8-10kg bằng các loại dây như dây cói, lau, cỏ tranh, rơm khô… được công ty thu mua.

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện bao tiêu sản phẩm của Công ty Phú Lâm Chỉ tiêu Đơn vị tính Hộ liên kết

(n=90)

Hộ không liên kết (n=30)

Cung ứng dây cói buộc ngô % 88,89 63,33 Thực hiện cam kết hợp đồng % 95,56 50,00 Mức độ chấp nhận phương án

thu mua của Doanh nghiệp

%

78,78 36,67 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Qua bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ cung ứng dây cói buộc ngô cho các hộ tham gia liên kết (88,89%) cao hơn so với nhóm hộ không liên kết (63,33%), nguyên nhân là do những hộ trồng ngô không tham gia liên kết bán ngô sinh khối chủ yếu do có vấn đề phát sinh nên thường họ có thể tự chủ được dây buộc bằng các loại dây khác như

dây chuối, dây lau, cỏ tranh…Trong nhóm hộ liên kết cũng có 11,11% số hộ do có thời gian nên họ cũng tự chủ được dây buộc. Tỷ lệ thực hiện cam kết hợp đồng của nhóm hộ liên kết (95,56%) cũng cao hơn so với nhóm hộ không liên kết (50%), nguyên do những hộ không liên kết bán ngô sinh khối cho Công ty Phú Lâm thông qua hợp đồng miệng, tính chắc chăn không cao nên khi có vấn đề nào tác động vào kế hoạch chặt ngô là họ hoàn toàn có thể thay đổi ý định, không bán nữa. Ví dụ như nhà có đám, lịch chặt ngô vào đúng con nước biển, có người đau ốm…Mức độ chấp nhận phương án thu mua của nhóm hộ liên kết là 78,78% cao hơn so với nhóm hộ không liên kết vì trong quá trình thu mua những hộ liên kết sẽ được nhân viên Công ty Phú Lâm cân trước, những hộ không liên kết được phân luồng cân sau, vì thế không tránh được sự hao hụt, gây bức xúc cho người nông dân.

4.1.6.2. Kết quả thực hiện liên kết sản xuất ngô sinh khối giữa nông hộ với các trưởng nhóm

a. Kết quả trong cung ứng đầu vào

Nhìn chung, mức độ cung ứng dịch vụ đầu vào của trưởng nhóm đáp ứng đủ nhu cầu của hộ ở khâu giống, nhưng lại thiếu hụt ở khâu phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Điều đó thể hiện qua đánh giá về mức độ đáp ứng các loại đầu vào so với nhu cầu sử dụng của hộ.

Bảng 4.11. Tỷ lệ nông dân sử dụng đầu vào hỗ trợ từ mối liên kết

(ĐVT: %)

Đầu vào

Mức độ đáp ứng so với nhu cầu sử dụng của hộ Đáp ứng đầy đủ (n=90) Đáp ứng phần lớn (n=90) Đáp ứng một phần (n=90) Không đáp ứng (n=90) Giống 88,89 6,67 4,44 0,00 Phân bón 65,56 21,11 10 3,33

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)

Đối với đầu vào là giống, để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn, nông dân được hỗ trợ 100% giống từ doanh nghiệp Phú Lâm nên mức độ đáp ứng giống được đánh giá ở tỷ lệ tuyệt đối.

Đối với phân bón, mặc dù công ty có hỗ trợ thông qua cung ứng trả chậm vào cuối vụ nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tỷ lệ hộ đánh giá chỉ đáp ứng một phần và không đáp ứng vẫn còn cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến các hộ sản xuất ngô sinh khối vẫn phải mua vật tư từ các đơn vị cung ứng ngoài

như đại lý, cửa hàng bán lẻ.

b. Kết quả cung ứng dịch vụ nông nghiệp

Các dịch vụ cung ứng của trưởng nhóm sản xuất cho nông dân tại địa phương đều tiến hành phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sản xuất ngô sinh khối của người nông dân. Trong đó công tác thủy lợi nội đồng là được nhân dân hưởng ứng và đánh giá cao nhất với trên 90% đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân địa phương, chỉ còn 3,33% hộ cho ý kiến không đáp ứng được do hộ ở cuối nguồn, một số điểm thủy lợi bị vỡ nên không lấy được nước, do đó canh tác phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

Bảng 4.12. Tình hình liên kết trong cung ứng dịch vụ của trưởng nhóm với nông dân

(Đơn vị tính: %)

Loại dịch vụ

Tỷ lệ sử dụng dịch vụ của HTX so với nhu cầu của hộ Đáp ứng đầy đủ (n=90) Đáp ứng phần lớn (n=90) Đáp ứng một phần (n=90) Không đáp ứng (n=90)

Thủy lợi nội đồng 87,78 5,56 3,33 3,33 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)

c. Kết quả tiêu thụ ngô sinh khối

Ngô sinh khối đến mùa thu hoạch được bán trực tiếp cho doanh nghiệp thông qua sự hỗ trợ, kiểm soát của trưởng nhóm theo hợp đồng đã thoả thuận. 100% các hộ dân tham gia liên kết trong hợp đồng được thu mua ngô sinh khối và ứng đầu vào trả sau đều bán ngô sinh khối cho doanh nghiệp.

Bảng 4.13. Tình hình bán ngô sinh khối của hộ nông dân Nông dân bán sản phẩm Có Bán (n=90) Lý do bán một phần Bán hết theo cam kết (n=90) Bán một phần (n=90)

Tỷ lệ bán ngô sinh khối (%) 100 94,44 5,56 Nguồn: Kết quả điều tra (2019)

Qua bảng số trên, 100% các hộ liên kết với Công ty đều tuân theo hợp đồng là bán sản phẩm ngố sinh khối, nhưng 94,44% số hộ bán hết theo diện tích đăng ký, còn bộ phận nhỏ 5,56% số hộ trồng nhiều chỉ bán một phần, còn lại họ để phục vụ nhu cầu chăn nuôi của hộ.

4.1.6.3. Kết quả thực hiện liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa chính quyền địa phương và các nông hộ

Năm 2018 có 2 đợt chuyển giao kỹ thuật cho các hộ dân, tổng số lớp tập huấn của cán bộ khoa học cho người dân là 8 lớp cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.14. Tình hình chuyển giao kỹ thuật cho hộ sản xuất ngô sinh khối Đợt Thời điểm Cơ quan Nội dung lớp Số Số hộ tham

gia Đợt 1 Trước khi vào vụ 15 ngày TTDVNN huyện phối hợp Công ty TNHH Phú Lâm - Kỹ thuật làm đất

- Kỹ thuật gieo trồng ngô - Kỹ thuật chăm sóc - Phòng trừ sâu bệnh 4 120 -150 Đợt 2 Khi ngô trổ cờ TTDVNN huyện phối hợp Công ty TNHH Phú Lâm - Kỹ thuật chăm sóc - Phát hiện sâu bệnh sớm - Sử dụng thuốc BVTV và bón phân

- Phổ biến phương án thu hoạch

4 120 -150

Nguồn: TTDVNN huyện Đầm Hà (2018)

Đối với khâu kĩ thuật canh tác, người dân cũng nhận được các thông báo hướng dẫn kĩ thuật chăm bón của các cán bộ phụ trách địa bàn thông qua kiểm tra đồng ruộng, thông báo cho bà con như lịch gieo trồng, thời điểm có sâu bệnh hại và cách thức phun thuốc BVTV.

Các lớp tập huấn được mở ra chủ yếu thông qua các buổi họp dân, lồng ghép thêm nội dung triển khai trồng ngô sinh khối nên khi người dân đã hiểu sơ qua về mối liên kết và kỹ thuật trồng ngô thì họ tham gia ít hơn so với những buổi tập huấn đầu tiên. Trong quá trình triển khai tập huấn các cán bộ khuyến nông triển khai thông tin tập huấn tương đối đầy đủ nhưng phương pháp tập huấn còn máy móc, rập khuôn chưa được sáng tạo.

Bảng 4.15. Mức độ đáp ứng nhu cầu chuyển giao kĩ thuật của hộ liên kết

ĐVT: %

Tập huấn

Mức độ đáp ứng so với nhu cầu sử dụng của hộ (n=90) Đáp ứng đầy đủ Đáp ứng phần lớn Đáp ứng một phần Không đáp ứng

Nội dung tập huấn 11,11 77,78 6,67 4,44 Phương pháp tập huấn 5,56 48,89 30,00 15,55

Như vậy, nội dung tập huấn được các hộ đánh giá khá cao trong khi phương pháp tập huấn nhận được kết quả đánh giá thấp hơn.

Tóm lại, trong chuyển giao khoa học kỹ thuật với người nông dân thì các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao là người thực hiện tốt vai trò của mình. Đối với người nông dân thì việc thực hiện theo đúng kỹ thuật sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chiếm tỷ lệ thấp.

4.1.6.4. Kết quả thực hiện liên kết trong sản xuất giữa hộ nông dân với các đại lý

a. Liên kết trong cung cấp giống ngô cho sản xuất

Trong kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, nông dân ta vẫn quan niệm nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Những năm gần đây khi được sự đầu tư kiên cố hóa kênh mương nội đồng, bà con nông dân được trang bị các máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước tưới đầy đủ, phân bón cũng được cung cấp đầy đủ và phong phú cả chủng loại và hình thức. Yếu tố giống là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngô sinh khối nói chung. Giống ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, mẫu mã, quyết định đến giá bán của sản phẩm, đặc biệt là giống ngô cho sản xuất ngô sinh khối. Trồng ngô lấy hạt có thể trồng giống ngô khác, ngô sinh khối lại trồng giống ngô lai bắp to, quả to để tăng sinh khối...

Kết quả khảo sát cho thấy, gần 100% các hộ liên kết mua giống từ công ty thông qua trưởng nhóm liên kết. Đối với các hộ không liên kết với doanh nghiệp Phú Lâm, họ vẫn có thể mua giống qua các nguồn khác như đại lý bán buôn, cửa hàng bán lẻ, hay thậm chí mua từ các hộ dân trồng ngô và các nguồn khác.

b. Liên kết trong cung cấp phân bón cho sản xuất

Các hộ nông dân sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện Đầm Hà thường mua phân bón tại các địa điểm cố định là: các đại lý bán buôn và các cửa hàng bán lẻ. Hộ có liên kết mua chủ yếu thông qua trưởng nhóm ứng phân từ công ty TNHH Phú Lâm chiếm 92,22% số hộ điều tra, bên cạnh đó họ còn mua thêm phân tại đại lý bán buôn và các cửa hàng bán lẻ để trồng ngô sinh khối các loại cây trồng khác.

Những hộ không liên kết thì đa số mua phân từ các cửa hàng bán lẻ (66,67%) thân quen, ở đó họ có thể mua chịu tới cuối vụ bán được sản phẩm thanh toán sau, Có một số hộ mua phân ở các đại lý bán buôn (chiếm 33,33% ), họ mua

phân ở các đại lý bán buôn chủ yếu là những hộ trồng xen canh nhiều loại cây trồng khác nhau, mua một lúc nhiều để được giá rẻ hơn so với mua lẻ.

Bảng 4.16. Nguồn mua phân bón của các hộ trồng ngô sinh khối Chỉ tiêu Hộ liên kết (n=90) Hộ không liên kết (n=30)

Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Công ty 83 92,22 0 0

Đại lý bán buôn 25 27,78 10 33,33 Cửa hàng bán lẻ 62 68,89 20 66,67

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

c. Liên kết trong cung cấp thuốc bảo vệ thực vật

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất ngô sinh khối thường sẽ xuất hiện sâu hại, dịch bệnh phá hoại, khi mật độ sâu bệnh vượt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 99)