Khái quát về tình hình sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện Đầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 67)

4.1.1. Khái quát về tình hình sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh Hà, tỉnh Quảng Ninh

Những năm vừa qua, dù được các cấp chính quyền liên tục quan tâm, vận động nhưng diện tích trồng ngô trên địa bàn liên tục giảm. Năm 2016 diện tích trồng ngô là 1305 ha nhưng sang năm giảm gần 30 ha còn 1275,28 ha. Đến năm 2018 diện tích trồng ngô giảm 19% còn 1032,98ha. Thực tế bên cạnh việc diện tích trồng ngô sụt giảm thì năng suất ngô cũng giảm nhẹ, tốc độ tăng trưởng bình quân về năng suất giảm 2%, nguyên nhân chính do người dân địa phương bắt đầu chuyển hướng sang các ngành nghề mới hứa hẹn hơn, hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn như làm việc trong những khu công nghiệp, trồng và khai thác rừng, đánh bắt thủy hải sản... nên ít có thời gian chăm sóc cây ngô nói riêng và cây nông nghiệp nói chung. Ngoài ra cũng có thể do các yếu tố đầu vào như giống, phân bón... và các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng vào năng suất của cây ngô.

Bảng 4.1. Tình hình sản xuất ngô lấy hạt huyện Đầm Hà

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm So Sánh (%)

2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ

1. Diện tích Ha 1305,00 1275,28 1032,98 97,72 81,00 88,97 2. Năng suất Tấn/ha 4,15 4,12 4,02 99,28 97,57 98,42 3. Sản lượng Tấn 5415,75 5254,15 4152,58 97,02 79,03 87,56 Nguồn: Phòng NN &PTNT huyện Đầm Hà (2016, 2017, 2018)

Bên cạnh đó, trong năm 2017 huyện Đầm Hà đã triển khai liên kết trồng ngô sinh khối giữa người dân trong huyện và Công ty TNHH Phú Lâm qua 3 năm (2017 - 2019) diện tích sản xuất ngô sinh khối có xu hướng giảm mạnh. Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng ngô sinh khối vụ xuân trong toàn huyện là 118,5 ha, đến năm 2019 giảm xuống chỉ còn 16,98 ha, bình quân 3 năm giảm 62,15% diện tích gieo trồng.

năm 2019 diện tích đất trồng ngô sinh là (16,98ha) khối giảm so với năm 2017 là (118,5ha), năng suất cũng giảm nhẹ nên dẫn đến sản lượng thu hoạch giảm mạnh từ 4109,58 tấn năm 2017 so với 567,98 tấn năm 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 62,15% . Diện tích gieo trồng cây ngô sinh khối ở vụ đông cũng giảm so với vụ xuân, bên cạnh đó năng suất ngô cũng giảm theo từng năm, năm 2017 năng suất trồng ngô sinh khối đạt 34,68 tấn/ha nhưng đến năm 2019 chỉ còn 33,45 tấn/ha. Dựa trên tình hình trồng ngô sinh khối trên địa bàn huyện liên tục giảm, tôi ước tính vụ đông 2019 diện tích trồng ngô sinh khối toàn huyện được khoảng trên 4ha và năng suất, sản lượng ngô sinh khối cũng giảm. Qua tìm hiểu, tôi thấy có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Bảng 4.2. Tình hình sản xuất ngô sinh khối huyện Đầm Hà giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So Sánh (%) 18/17 19/18 BQ 1. Diện tích Ha 118,50 29,93 16,98 25,26 56,73 37,85

2. Năng suất Tấn/ha 34,68 34,23 33,45 98,70 97,72 98,21

3. Sản lượng Tấn 4109,58 1024,50 567,98 24,93 55,44 37,18

II. Ngô vụ đông

1. Diện tích Ha 21,65 7,20 4,30 33,26 59,72 44,57 2. Năng suất Tấn/ha 32,54 30,08 30,00 92,44 99,73 96,02 3. Sản lượng Tấn 704,49 216,58 129,00 30,74 59,56 42,79 Nguồn: Công ty TNHH Phú Lâm (2019)

Ghi chú: Số liệu ngô đông 2019 là số liệu ước tính

Thứ nhất, do chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất hàng năm. Việc chuyển đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp và nhà ở hàng năm đã lấy đi một phần đất không nhỏ, bình quân mỗi năm khoảng 0,05% diện tích, trong đó có cả những diện tích đất cao có khả năng canh tác trồng màu.

Thứ hai, do việc sản xuất không hiệu quả, giá chi phí vật tư đầu vào liên tục biến đổi tăng trong những năm qua, làm cho giá thành sản xuất tăng cao, nhiều lúc làm cho người nông dân chóng mặt. Nhất là trong khâu làm đất và thu hoạch ngô sinh khối mất rất nhiều nhân lực, phát sinh nhiều chi phí, trong khi đó giá bán của sản phẩm lại không tăng. Đây cũng là thực tế đáng buồn khi mà diện tích và sản lượng trồng ngô sinh khối ngày một giảm...

Thứ ba, do việc trồng thâm canh ngô sinh khối trên cùng một diện tích đất mà không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khiến đất nhanh bạc màu, năng suất ngô cũng giảm theo. Bên cạnh đó trong năm vừa qua, một số hộ trồng ngô sớm bị cơn gió mùa đông bắc cuối mùa làm gãy đổ cây ngô và đại dịch sâu keo mùa thu tàn phá mạnh ruộng đồng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hình thức trồng ngô tại địa phương trong đó ngô sinh khối bị ảnh hưởng nặng nhất, thiệt hại nặng nề cho người trồng ngô.

Thứ tư, do cơ cấu lực lượng lao động trong nông thôn có sự thay đổi. Hiện nay, thanh niên nông thôn đang có xu hướng lên thành phố, hoặc các khu công nghiệp để tìm kiếm việc làm để có thu nhập cao hơn, lao động nông thôn còn lại thường chỉ là trẻ em, người trung, cao tuổi và phụ nữ, lực lượng lao động này thường đảm đương những công việc chính trong sản xuất nông nghiệp mà sản xuất ngô sinh khối đòi hỏi lao động tập trung đông vào vụ thu hoạch nên bị hạn chế.

Thứ năm, do quan niệm không thích sản xuất cây vụ ba của người dân. Cũng có đặc điểm chung của sản xuất ở khu vực miền Bắc, sản xuất cây truyền thống cũng như cây ngô sinh khối thường được trồng nhiều vào vụ Chiêm Xuân, sau đó người dân tiến hành cấy lúa trung vụ, đặc biệt hiện nay nhân dân địa phương rất thích cấy lúa bao thai có thời gian sinh trưởng và thu hoạch kéo dài nên đã hạn chế diện tích trồng ngô sinh khối rất nhiều. Nếu như trước kia, chủ trương khuyến khích sản xuất vụ ba, vụ từng được người dân hưởng ứng và tham gia, thì ngược lại, trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đất nước phát triển, đời sống của người dân có phần được cải thiện, nhu cầu về hưởng thụ của người dân cũng được tăng lên, thì quan niệm đó đang có sự thay đổi. Một bộ phận người dân thường chú ý tập trung sản xuất hai vụ lúa chính, diện tích sản xuất cây vụ đông đã giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 67)