Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 50)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Đầm Hà là huyện miền núi ven biển với chiều dài bờ biển 21km, nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên 31.025,02ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh, gồm 9 xã và 01 thị trấn; nằm trong toạ độ địa lý

từ khoảng 21o12’49’’ đến 21o29’59’’ vĩ độ Bắc, 107o27’56’’ đến 107o41’31’’ kinh

độ Đông.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Đầm Hà

- Phía Bắc giáp huyện Bình Liêu.

- Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Hải Hà. - Phía Tây giáp huyện Tiên Yên.

Đầm Hà nằm ở khu vực Đông Bắc của trong cánh cung Đông Triều – Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh, thuộc tuyến phía Đông trong không gian phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ninh, nằm trên tuyến đường huyết mạch nối giữa 2 trung tâm kinh tế Móng Cái và Vân Đồn dự báo sẽ là địa bàn phát triển năng động; đặc biệt nằm sát Khu công nghiệp Hải Hà, Đầm Hà có nhiều thuận lợi về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến thực phẩm, phát triển thương mại, các khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và khu dân cư, cung cấp lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu, cụm công nghiệp trong khu vực.

3.1.1.2. Địa hình

Đầm Hà là huyện miền núi trung du, nằm ở sườn Đông Nam cánh cung Đông Triều - Móng Cái. Địa hình của huyện được chia thành 3 dạng địa hình chính gồm: Địa hình vùng núi cao, địa hình vùng đồng bằng ven sông Đầm Hà và vùng ven biển.

Địa hình Đầm Hà ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi cao có độ dốc lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển hệ thống thảm thực vật trên địa bàn của huyện.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô hanh, có gió mùa Đông Bắc. Do địa hình chia cắt mạnh nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.

- Nhiệt độ trung bình năm 22,50C, nhiệt độ trung bình cao nhất 280C, nhiệt

độ trung bình thấp nhất 14,30C. Khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, gió thổi theo hướng Nam và Đông Nam mang nhiều hơi nước mưa nhiều và độ ẩm lớn.

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió thổi theo hướng Bắc và Đông Bắc thường rất lạnh và hanh khô.

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 - 2.200mm, lượng mưa cao nhất từ 2.900 - 3.200mm và thấp nhất từ 1.100 - 1.600mm.

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 81%, độ ẩm không khí cao nhất khoảng 92% vào các tháng 3, tháng 4 hàng năm và độ ẩm không khí thấp nhất khoảng 72% vào các tháng 10, 11 hàng năm.

- Gió, bão:

+ Gió: Đầm Hà có 2 loại hướng gió chính thổi theo mùa. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 gió thổi theo hướng Nam và Đông Nam tốc độ trung bình từ 3 - 5m/s, mang theo hơi nước biển gây ra mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau gió thổi theo hướng Bắc và Đông Bắc, tốc độ trung bình từ 2 - 4 m/s. Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về làm thời tiết lạnh giá, khô hanh.

+ Bão: Là huyện miền núi ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Bão thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có nhiều bão nhất là tháng 7 và tháng 8, trung bình mỗi năm có từ 3 - 5 cơn bão đi qua, tốc độ gió trung bình từ 30 - 40m/s, bão kèm theo mưa lớn gây nên lũ lụt làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt của con người.

3.1.1.4. Thủy văn

Đầm Hà có hệ thống sông suối phân bố tương đối đều giữa các khu vực,

mật độ sông suối trung bình 1,5 - 1,8km/km2. Các con sông được bắt nguồn từ

dãy núi phía nam cánh cung Đông Triều - Móng Cái ở độ cao trên 500m, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển, đoạn thượng lưu có độ dốc lớn gấp khúc và ngắn. Những đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến mực nước trên các con sông vì khi mưa nước dâng lên rất nhanh và sau khi mưa một thời gian ngắn nước sông có thể bị rút kiệt. Mùa khô nước sông xuống thấp chưa đáp ứng đủ nước cho sản xuất nông nghiệp. Đầm Hà có hai con sông lớn:

- Sông Đầm Hà có diện tích lưu vực 66km2 với chiều dài 20km, lưu lượng

nước lớn nhất 950m3/s, lưu lượng nhỏ nhất 0,8m3/s.

- Sông Đồng Cây Xương có chiều dài 23 km với diện tích lưu vực 44 km2.

Tóm lại: Hệ thống sông suối Đầm Hà có mật độ dày, được phân bố đều là điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình thủy điện, hồ chứa nước, đập Đầm Hà Động, phát triển hệ thống thủy lợi cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của con người.

Như vậy, huyện Đầm Hà có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt có thể tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa để tận dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí địa lý thuận lợi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 50)