Các hình thức liên kết trong sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 77)

Đầm Hà

4.1.3.1. Khái quát các hình thức liên kết trong sản xuất ngô sinh khối

kết với doanh nghiệp Công ty TNHH Phú Lâm trong sản xuất ngô sinh khối thông qua hợp đồng chính thống thì vẫn còn tồn tại một bộ phận lớn người trồng ngô hợp đồng thoả thuận miệng với các tác nhân khác như:

(i)Doanh nghiệp: doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu

ra. Ở dưới doanh nghiệp là các đại lý, trạm vật tư, cửa hàng bán lẻ.

(ii)Nhà khoa học trong cung ứng tập huấn, phổ biến kĩ thuật

(iii) TTDVNN: phối hợp cung ứng đầu vào, tập huấn kĩ thuật

Tham gia liên kết ở hình thức này là các hộ sản xuất ngô sinh khối không có liên kết qua hợp đồng chính thống với công ty và một bộ phận nhỏ các hộ có liên kết nhưng phá vỡ hợp đồng vì lợi ích trước mắt.

Tóm lại, các hình thức liên kết trong sản xuất ngố sinh khối ở huyện Đầm Hà được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.2. Khái quát các hình thức liên kết trong sản xuất ngô sinh khối ở huyện Đầm Hà

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2019)

4.1.3.2. Liên kết giữa nhóm hộ với Công ty TNHH Phú Lâm

Trong những năm qua, một số mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình liên kết sản xuất giữa nhóm hộ nông dân với công ty TNHH Phú Lâm đã đạt

Cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra Cung ứng đầu vào,

phối hợp tiêu thụ đầu ra

Tập huấn, chuyển giao KHKT Cung ứng đầu vào Các hình thức liên kết trong sản xuất ngô sinh khối LK hợp đồng chính thống theo nhóm LK hợp đồng chính thống theo nhóm LK phi chính thống ở một số khâu LK hợp đồng chính thống theo nhóm LK phi chính thống LK phi chính thống là chủ yếu ND DN ND Trưởng nhóm ND NKH ND ĐL

được một số thành quả nhất định.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phú Lâm là doanh nghiệp tư nhân bắt đầu đặt vấn đề triển khai liên kết trồng ngô sinh khối với người nông dân huyện Đầm Hà từ đầu năm 2017. Ủy ban nhân dân huyện Đầm Hà nhận định đây là một chương trình hấp dẫn sẽ giải quyết được bài toán tận dụng nguồn lực đất bỏ hoang và tạo ra sinh kế cho người nông dân địa phương. Vì vậy UBND huyện Đầm Hà đã chỉ đạo cho các phòng ban, các Xã hưởng ứng và hỗ trợ cho Doanh nghiệp một cách tích cực. Nhiệm vụ của Doanh nghiệp và người nông dân các xã được chọn tham gia Dự án trên địa bàn huyện Đầm Hà là vận động nhân dân bắt vào sản xuất cây ngô sinh khối nhằm cung ứng cho trang trại chăn nuôi bò của Công ty Phú Lâm.

Trong quá tỉnh triển khai thực hiện Dự án, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến xã, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh và huyện tạo mọi điều kiện thuận lợi để Dự án thực hiện có hiệu quả. Theo đó, Công ty chịu trách nhiệm cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào, phổ biển quy trình kỹ thuật và thu mua lại sản phẩm đạt tiêu chuẩn của các hộ nông dân trên cơ sở hợp đồng đã ký (đảm bảo thu mua 100% diện tích đăng ký trồng). Không còn mối lo về đầu ra, trong điều kiện thực tế của ngành nông nghiệp nước ta - được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa, người nông dân tham gia vào mô hình này thực sự yên tâm sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Từ năm 2017 đến nay, doanh nghiệp Phú Lâm đã đứng ra ký kết hợp đồng tiêu thụ 100% sản lượng sản xuất với các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Sau mỗi vụ sản xuất, người dân sẽ tiến hành thu hoạch ngô sinh khối theo lịch thu mua đã được họp bàn thống nhất giữa Công ty TNHH Phú Lâm và TTDVNN huyện.

Công ty TNHH Phú Lâm là doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối cho các nông hộ thông qua hợp đồng bằng văn bản. Khi thực hiện liên kết, doanh nghiệp không ký trực tiếp với từng nông dân mà thông qua tổ chức đại diện nông dân là trưởng nhóm (thường là trưởng thôn). Trưởng nhóm thay mặt nông dân ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, chuyển giao kỹ thuật, thanh toán nhận trả đối với Phú Lâm.

Hình thức này có những thuận lợi nhất định, doanh nghiệp không cần phải quản lý sâu đến tận từng nông hộ mà chỉ theo dõi tình hình sinh trưởng của ngô, kiểm soát diện tích đăng ký, kiểm tra chất lượng sản phẩm của họ khi bán cho doanh nghiệp. Trưởng nhóm có trách nhiệm đôn đốc các xã viên thực hiện quy trình sản xuất tại các nông hộ nhằm đạt sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Nhờ liên kết cung ứng và tiêu thụ sản phẩm, Công ty TNHH Phú Lâm đã thu mua được nguồn ngô sinh khối với số lượng lớn, ổn định, đảm bảo chất lượng, tạo điều kiện cho chăn nuôi bò chủ động được nguồn nguyên liệu.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện liên kết có nhiều vấn đề phát sinh như: Tình trạng người dân không tham gia liên kết cũng bán, quá trình thu hoạch ngày nắng khó tránh được hao hụt, việc thu hoạch ngô sinh khối vất vả, tốn nhiều nhân công, sự cạnh tranh lao động từ các khu công nghiệp... nên số lượng các hộ trồng ngô ngày một giảm.

4.1.3.3. Liên kết giữa hộ nông dân và trưởng nhóm

Trưởng nhóm liên kết nhận sự chỉ đạo của các Xã, là người có uy tín trong vùng, được nhân dân tin tưởng và đóng vai trò là trung gian trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông: với doanh nghiệp Trưởng nhóm liên kết là đại diện cho nhà nông, với nhà nông thì trưởng nhóm có vai trò như doanh nghiệp. Thực hiện hợp đồng liên kết mà trưởng nhóm đã đại diện ký kết với doanh nghiệp, trưởng nhóm vận động người trồng ngô sinh khối đăng ký tham gia nhóm liên kết của các thôn cùng nhau sản xuất, liên kết với Công ty Phú Lâm. Như vậy, trưởng nhóm liên kết trực tiếp với người dân theo hình thức liên kết theo nhóm ở các khâu của quá trình sản xuất ngô sinh khối

Tuy nhiên, bên cạnh tỷ lệ lớn hộ dân đăng ký liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng với trưởng nhóm, các hộ sản xuất ngô sinh khối khác cũng liên kết với trưởng nhóm theo hình thức thoả thuận miệng trong từng khâu của quá trình sản xuất.

4.1.3.4. Liên kết giữa nông dân với các cán bộ kỹ thuật

Các nhà khoa học vừa có vai trò quan trọng trong mối liên kết sản xuất ngô sinh khối tại địa phương. Điều này thể hiện qua sự tham gia của các chuyên gia tư vấn của công ty Sygenta nơi cung ứng giống ngô NK4300 được trồng đại trà tại huyện Đầm Hà. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở các cơ quan như phòng Nông nghiệp huyện, TTDVNN huyện, Cán bộ phụ trách các xã trong suốt quá trình thực hiện sản xuất tập trung, chuyển giao quy trình kỹ thuật cho nông dân trồng ngô sinh khối, tập huấn chuyển giao thông tin.

Tác nhân nhà khoa học và nông dân vừa liên kết trực tiếp và vừa liên kết gián tiếp thông qua doanh nghiệp và trưởng nhóm trong chuyển giao kỹ thuật sản xuất ngô sinh khối.

4.1.3.5. Liên kết giữa hộ nông dân với đại lý cung ứng đầu vào

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất ngô sinh khối nói riêng thì trồng ngô sinh khối là một phương thức sản xuất mới, người dân đánh giá chỉ là trồng thêm chứ chưa được coi là nghề chính như trồng lúa được. Trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Đầm Hà trồng lúa có từ lâu đời nên hình thành nhiều phương thức liên kết trong sản xuất như đổi công lao động trao đổi kinh nghiệm sản xuất và trồng ngô sinh khối cũng vậy, tới mùa thu hoạch các nông hộ sẵn sàng đổi công cho nhau để kịp tiến độ thu mua chứ không như trồng ngô lấy hạt có thể tự chủ được thời điểm và nhân lực thu hoạch.

Trong sản xuất các hộ còn liên kết mua các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc BVTV, ngoài ra trong quá trình tiêu thụ thì các hình thức liên kết ở mức cao hơn như giữa chủ buôn và các hộ sản xuất liên kết thu mua thông qua sự quen biết của quan hệ bạn hàng thỏa thuận miệng về hình thức tiêu thụ và giá tiêu thụ (hợp đồng miệng), trưởng nhóm đại diện cho các nông hộ ký hợp đồng thu mua với các doanh nghiệp, sau đó căn cứ vào những hợp đồng đó ký kết hợp đồng với các hộ sản xuất.

Để phục vụ cho quá trình sản xuất ngô sinh khối của các hộ nông dân cần đầu vào như giống, phân bón, thuốc BVTV, đây là những yếu tố chính không thể thiếu, quyết định năng suất chất lượng của sản phẩm, đặc biệt ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chất lượng, hương vị và quyết định đến giá bán của sản phẩm. Những năm gần đây với cơ chế mở cửa, được sự quan tâm của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, bà con nông dân được tập huấn và tiếp cận nhiều tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, các công ty, cửa hàng dịch vụ nông nghiệp phát triển mạnh cả về phương thức hoạt động và sản phẩm phục vụ, cải thiện tăng năng suất và chất lượng giúp cho vấn đề tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn.

Mặc dù sản xuất ngô sinh khối có sự liên kết giữa nông dân trồng ngô với doanh nghiệp Phú Lâm thông qua các trưởng nhóm trong các khâu cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nhưng mối liên kết chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong các khâu phân bón, thuốc BVTV. Bên cạnh đó, còn một bộ phận người dân không liên kết với công ty TNHH Phú Lâm nên họ mua vật tư từ các đại lý và sản xuất các mặt hàng nông sản khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 77)