Các tác nhân thamgia trong liên kết sản xuất ngô sinh khối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 73)

Các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện Đầm Hà bao gồm: Nhà nông (hộ nông dân), trưởng nhóm liên kết (hộ nông dân uy tín hoặc các trưởng thôn), doanh nghiệp (Công ty TNHH Phú Lâm, chi nhánh vật tư nông nghiệp huyện Đầm Hà, các công ty/đại lý cung ứng vật tư nông nghiệp), nhà khoa học (cán bộ kĩ thuật ở các công ty cung ứng đầu vào cho sản xuất; Phòng nông nghiệp huyện; cán bộ phụ trách khuyến nông xã, cán bộ kĩ thuật ở TTDVNN huyện). Tác nhân Nhà nước mặc dù không tham gia trực tiếp vào mối liên kết này nhưng lại giữ vai trò nhạc trưởng, tạo hành lang pháp lý để liên kết được ổn định lâu dài. Ngoài ra, liên kết còn có sự tham gia của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tổ chức đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ, ban mặt trận các thôn, các trưởng thôn) với tư cách là trung

gian trong các khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất.

Các tác nhân tham gia liên kết dưới nhiều hình thức khác nhau, lấy nông dân là trung tâm của mọi hoạt động. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đóng vai trò như một doanh nghiệp cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra, tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật; liên kết giữa hộ nông dân, doanh nghiệp và các nhà khoa học để cùng hướng tới lợi ích chung. Nội dung liên kết của các tác nhân được thể hiện qua sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1. Vai trò của các tác nhân tham gia liên kết sản xuất ngô sinh khối

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2019)

Hộ trồng ngô sinh khối

- Mua đầu vào

- Tham gia tập huấn kĩ thuật - Tiêu thụ sản phẩm Trưởng nhóm liên kết Phòng Nông nghiệp huyện, Trạm vật tư nông nghiệp Cty/đại lý cung ứng VTNN

Liên kết với Công ty TNHH Phú Lâm; trạm, trung tâm khuyến nông; nông dân trong cung ứng đầu vào, chuyển giao TBKHKT, tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao TBKHKT cho nông dân

- Cung ứng đầu vào (BVTV, phân bón) cho TTDVNN, hộ sản xuất ngô sinh khối

- Tập huấn chuyển giao TBKHKT cho nông dân

- Cung ứng đầu vào (BVTV, phân bón) cho TTDVNN, hộ sản xuất ngô sinh

khối

- Tập huấn chuyển giao TBKHKT cho nông dân

Tác nhân tham gia Nội dung liên kết

Các tổ chức đoàn thể

- Cung ứng đầu vào (phân bón, giống, BVTV) cho hộ nông dân

- Chuyển giao TBKT; phối hợp với Công ty TNHH Phú Lâm trong khâu thu mua

Ngân hàng Tổ chức tín dụng

- Cung ứng vốn cho nhà nông, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.

Công ty TNHH Phú Lâm

- Cung ứng giống, hỗ trợ đầu vào

- Chuyển giao kĩ thuật; đảm bảo thu hoạch đầu ra - Tiêu thụ sản phẩm

Để phát triển kinh tế nông nghiệp một cách hiệu quả, nhằm nâng cao đời sống nông dân, trong những năm qua đã có rất nhiều chính sách, chủ trương của đảng và Nhà nước được đưa ra, đáng chú ý nhất là chủ trương về “liên kết bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nước). Trong đó, nhà nông là mắt xích quan trọng nhất trong việc tạo ra sản phẩm theo định hướng của doanh nghiệp.

a. Hộ nông dân

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra 120 hộ trồng ngô của 03 xã đại diện là Tân Lập, Đại Bình, Dực Yên, phân thành hai nhóm: hộ liên kết (90 hộ) và không liên kết (30 hộ) để làm căn cứ so sánh hiệu quả của các hộ có và không, trước và sau liên kết. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 4.3. Thông tin chung về hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Liên kết

(n= 90 hộ)

Không liên kết (n=30 hộ)

I. Thông tin chung về chủ hộ

1. Tuổi trung bình chủ hộ Tuổi 46,78 48,37 2. Giới tính chủ hộ Trong đó: Nam % 73,33 83,33 3. Trình độ học vấn - Cấp 1 % 11,11 16,67 - Cấp 2 % 52,22 56,67 - Cấp 3 % 36,67 26,66 4. Trình độ chuyên môn - Cao đẳng % 2,22 0,00 - Trung cấp kỹ thuật % 11,11 10,00 - Sơ cấp kỹ thuật % 14,44 16,67 - Chưa qua đào tạo % 72,22 73,33 5. Nghề nghiệp chính của chủ hộ

- Thuần nông % 76,67 66,67 - Kiêm ngành nghề % 23,33 33,33 II. Tình hình chung của hộ

-Bình quân lao động/hộ lao động 2,3 2,17 -DT đất nông nghiệp/hộ m2 2.126,11 2069,96 -DT đất sản xuất ngô sinh khối/hộ m2 1.230,07 1112,70 -Thu nhập từ trồng trọt của hộ/năm 1000 đ 21.361 20.533

Các chủ hộ có độ tuổi bình quân trong khoảng 46-49, đây là thời kỳ đã ổn định về cơ sở vật chất và tích lũy kinh nghiệm phục vụ sản xuất.

Trình độ văn hóa của các chủ hộ điều tra nhìn chung là thấp, đa số mới tốt nghiệp cấp 2, tỷ lệ chủ hộ tốt nghiệp cấp 3 chỉ chiếm trên 30% ở cả hai nhóm hộ. Điều này ảnh hưởng nhiều tới kết quả sản xuất kinh doanh, gây khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như sự tham gia liên kết của nhà nông trong sản xuất trồng trọt.

Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tập quán canh tác lạc hậu nên phần

lớn các chủ hộ chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn. Chỉ có gần 30% số hộ liên kết và 26,67% số hộ không liên kết đã qua đào tạo, có trình độ sơ cấp hoặc trung cấp nông nghiệp trở lên.

Với quy mô đất canh tác bình quân khoảng 6-7 sào/hộ thì số lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ 2 đến 3 người là hợp lý, không phải thuê thêm lao động vào lúc mùa vụ. Diện tích đất trồng ngô sinh khối chiếm gần một nửa diện tích đất nông nghiệp nhưng chủ yếu là canh tác trên ruộng cánh cao, còn đâu người dân địa phương vẫn cấy lúa là chủ yếu. Thu nhập từ canh tác trồng trọt của người dân địa phương tương đối thấp, người dân nông thôn chủ yếu canh tác nông nghiệp xen với lao động các ngành khác như khai thác hải sản, trồng rừng và lao động các khu công nghiệp. Lao động sản xuất trên các đồng ruộng chủ yếu là lao động già ngoài 45 tuổi.

Nhìn chung, các hộ liên kết có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất ngô sinh khối hơn các hộ không liên kết. Tuy nhiên, nhà nông vốn quen với nền sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp, trình độ học vấn có hạn, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu kiến thức, thiếu kỹ thuật nên không tự mình đứng ra tạo dựng sản phẩm khi không có sự hỗ trợ của Nhà nước, nhà kinh doanh và nhà khoa học.

b. Doanh nghiệp

Trong các mối liên kết sản xuất nông nghiệp thì doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng đầu vào (giống, bảo vệ thực vật, phân bón) và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Theo đó, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, chủ động ký kết hợp đồng, hướng dẫn, giúp đỡ nhà nông trong việc áp dụng kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn và vật tư nông nghiệp, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thỏa thuận bảo đảm lợi ích của cả hai bên.

Các doanh nghiệp tham gia liên kết chủ yếu hoạt động về các lĩnh vực như: cung ứng giống, cung ứng vật tư và doanh nghiệp chế biến tiêu thụ. Hầu hết các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp được điều tra chủ yếu thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân dưới dạng cổ phần, một số ít là các doanh nghiệp Nhà nước.

Nhìn chung, các doanh nghiệp tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, nguồn lực còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhất là yếu tố về vốn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia liên kết với nông hộ, nhà khoa học, và các tác nhân khác.

c. Cán bộ chuyên môn phụ trách kỹ thuật (nhà khoa học)

Các cán bộ chuyên môn phụ trách kỹ thuật giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, cung ứng và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Các cán bộ khuyến nông các cấp tỉnh, huyện, xã; cán bộ kĩ thuật của các công ty vật tư nông nghiệp; cán bộ kĩ thuật của TTDVNN; thuộc cơ quan hành chính và sự nghiệp nhà nước chiếm một tỉ lệ lớn, họ thường đóng vai trò định hướng, điều tiết vận động trong liên kết sản xuất nông nghiệp. Còn các bộ thuộc các đơn vị tư nhân chủ yếu là cán bộ kĩ thuật của các công ty cung ứng đầu vào như: giống, công ty phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Điều này cho thấy sự tham gia của các cán bộ thuộc khu vực tư nhân vào hoạt động sản xuất ngô sinh khối còn thấp. Để góp phần nâng cao hiệu quả liên kết giữa nhà khoa học với nhà nông và doanh nghiệp trong mối liên kết sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện Đầm Hà, trong thời gian tới cần huy động hơn nữa sự tham gia nhiều hơn nữa của tư nhân trong chuyển giao khoa học kĩ thuật phục vụ sản xuất.

d. Trưởng nhóm liên kết

Trưởng nhóm liên kết trong sản xuất ngô sinh khối là những hộ được người nông dân tin tưởng bầu ra đứng đại diện liên kết các nhóm hộ để ký kết các hợp đồng sản xuất và thu mua sản phẩm nông sản với các Doanh nghiệp. Ta có thể hiểu trưởng nhóm liên kết ở đây gần giống như chủ nhiệm hợp tác xã, chỉ có điều không có chức danh và không có phụ cấp.

Ban mặt trận của Xã giao nhiệm vụ phối hợp cùng doanh nghiệp liên kết sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, chức năng nhiệm vụ của họ là vận động, thông tin tuyên truyền cho người dân trong địa phương, thông kê diện tích đăng ký và đứng ra ký kết hợp đồng liên kết với các Doanh nghiệp.

Các trưởng nhóm là trung gian liên kết giữa hộ nông dân và Công ty TNHH Phú Lâm sẽ được hỗ trợ kinh phí căn cứ trên sản lượng thu mua ngô sinh khối mà Công ty mua được của các nông hộ trong nhóm liên kết.

e. Các tác nhân trung gian

* Đại lý/trạm cung ứng đầu vào

Trong chuỗi liên kết sản xuất ngô sinh khối thì tác nhân đại lý, trạm cung ứng vật tư giữ vai trò trung gian trong tất cả các khâu từ vật tư, chuyển giao kĩ thuật đến tiêu thụ….nhưng phổ biến nhất vẫn là liên kết trong cung ứng đầu vào cho sản xuất. Các hộ nông dân nếu không ký hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Phú Lâm trên những diện tích nhất định thì thường liên kết gián tiếp với doanh nghiệp/đại lý hoặc trạm cung ứng theo kênh: hộ - đại lý/trạm cung ứng/đầu mối thu mua – doanh nghiệp.

Nhìn chung, các đại lý và trạm vật tư có quy mô hoạt động trung bình, cung ứng các loại đầu vào phù hợp với nhu cầu sản xuất của hộ nông dân, phương thức thanh toán linh hoạt, có thể trả trước hoặc trả chậm tùy thuộc vào mối quan hệ quen biết giữa đại lý và chủ hộ. Tuy nhiên, chất lượng đầu vào ở các đại lý thường không được đảm bảo như chi nhánh vật tư nông nghiệp huyện nên liên kết giữa người sản xuất và đại lý thường thiếu chặt chẽ.

* Ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Ngân hàng tham gia vào mối liên kết với vai trò trung gian, triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc thực hiện đồng bộ hai giải pháp: hỗ trợ vốn gián tiếp và hỗ trợ vốn trực tiếp đối với nhà nông. Các biện pháp hỗ trợ gián tiếp như: hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, đồng thời kết hợp xây dựng đầu ra cho sản phẩm; hỗ trợ vốn cho nhà khoa học.

Các tổ chức tín dụng huy động thêm vốn từ ngân hàng với lãi suất ưu đãi, tiến hành cho nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp vay lại với lãi suất cao hơn, thủ tục thuận tiện hơn nên khả năng tiếp cận vốn của các nhà với tổ chức tín dụng dễ dàng hơn so với ngân hàng.

* Các tổ chức đoàn thể

Ngoài các tác nhân trên, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống còn có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, ban mặt trận thôn.

- Hội nông dân

Hội nông dân là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân. Ngoài vai trò tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của đảng, Hội còn phát huy vai trò đầu tàu trong phát triển nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, khóa X. Trong liên kết sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương, hội nông dân đứng ra cung cấp các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân. Ngoài ra, hội còn phối hợp với trung tâm khuyến nông huyện mở các lớp tập huấn kĩ thuật về sản xuất ngô sinh khối xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của nhà nông.

- Hội phụ nữ

Hội phụ nữ là tổ chức chính trị xã hội, hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ với các nhiệm vụ cụ thể: (i) tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới; (ii) hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập; (iii) đa dạng các nguồn thu hợp pháp để xây dựng và phát triển quỹ hội.

Với mục tiêu trên, ở các cấp huyện, xã, thôn hội phụ nữ tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, tăng thu nhập như: đứng ra làm trung gian cung ứng phân bón cho các hộ nông dân với giá cả và chất lượng hợp lý, vận chuyển thuận tiện, góp phần tăng cường mối liên kết giữa nông dân và tổ chức đoàn thể.

- Mặt trận thôn: Là tập thể những người có uy tín trong cộng đồng thôn/ bản, được nhân dân bầu nên họ là những người trực tiếp nhận sự chỉ đạo từ các Xã. Trong liên kết sản xuất ngô sinh khối tại địa phương, mặt trận thôn đóng vai trò là đơn vị tuyên truyền, vận động, thống kê các hộ đăng ký trồng ngô để từ đó thông tin cho Doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Có thể coi họ chính là những trưởng nhóm liên kết được nhân dân tin tưởng, hưởng ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 73)