Vai trò của chính quyền địa phương và các tác nhân khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 106)

a. Sự tham gia của chính quyền xã trong hợp tác với công ty

Qua điều tra tổng hợp sự tham gia của các tổ chức chính quyền đối với hoạt động liên kết sản xuất ngô sinh khối hầu như là không nhiều. phần lớn các hợp đồng được ký kết chủ yếu là giữa các doanh nghiệp ký với nhau thông qua các trưởng nhóm liên kết, còn rất ít khi chính quyền tham gia. Chính quyền chỉ tham gia trên cương vị là bên tư vấn, truyền tải thông điệp từ Công ty tới các trưởng nhóm và hộ nông dân thông qua các kênh thông tin của xã. Khi được hỏi các cán bộ chính quyền thì được phản ánh, trên thực tế họ không được gì khi tham gia và ngược lại, khi có phát sinh xảy ra thì họ lại là người đứng ra giải quyết.

Các doanh nghiệp cho rằng, họ rất muốn có sự tham gia của chính quyền, họ thường phải chi những khoản phí nhất định cho cán bộ chính quyền (gần như là thuê) nhưng không chính thức thì chính quyền mới mạnh dạn đứng ra can thiệp khi có mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người sản xuất, Nhưng thực tế, không phải nơi nào, cán bộ nào cũng làm như vậy.

Qua phỏng vấn cán bộ chính quyền cấp xã cho kết quả với hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và hộ sản xuất có rất ít sự tham gia của chính quyền xã (xã chỉ xác nhận và đứng ra làm trọng tài phân xử).

Về việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kể cả các cán bộ chuyên môn kỹ thuật, các cấp chính quyền mặc dù đã có sự quan tâm, tuy nhiên mức độ vẫn còn rất khiêm tốn do nguồn lực và điều kiện cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Các chính sách đưa ra vẫn chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư về đầu tư cho địa phương...

b. Sự tham gia của các trưởng nhóm liên kết (trưởng thôn)

dân thường là những người có uy tín trong vùng như trưởng thôn, trưởng ban mặt trận...Họ là những người có tiếng nói nhất định nhưng lại phải kiêm rất nhiều việc, chính vì thế mức độ họ quan tâm tới việc trồng ngô sinh khối của các hộ dân là hạn chế, có nhiều hộ còn không hề biết thông tin Công ty triền khai liên kết trồng ngô sinh khối tới địa phương. Nguyên nhân là do hệ thống loa phát thanh tại địa phương có nhiều chỗ các nông hộ không nghe được thông tin mà trưởng thôn lại không báo trực tiếp được.

Các trưởng thôn triển khai công việc thường trông chờ vào chỉ đạo, công văn từ trên xã xuống nên dù cho Công ty có đưa ra định mức hỗ trợ cho việc phát triển diện tích vùng nguyên liệu cho trưởng nhóm nhưng họ thường chỉ làm khi có sự chỉ đạo từ trên xuống, vì vậy nhiều khi có công văn chỉ đạo xuống thì đã lỡ thời vụ của người dân.

c. Sự tham gia của các khuyến nông viên cơ sở

Sự tham gia của các khuyến nông viên cơ sở là rất hời hợt vì thời gian làm việc cho xã ít, phụ cấp lại thấp nên họ rất ngại đi cùng với cán bộ của công ty xuống tới các hộ dân để triển khai vận động, theo dõi diện tích, tình hình phát triển của cây ngô...Có hiện tượng trên do Công ty không có chế tài hỗ trợ kinh phí cho các khuyến nông viên cơ sở phụ trách địa bàn. Điều đó làm sức ảnh hưởng và lan tỏa của phong trào trồng ngô sinh khối tại địa phương giảm sút theo thời gian.

d. Các yếu tố từ các cán bộ phụ trách chuyên môn

Trong quá trình liên kết sản xuất ngô sinh khối giữa Công ty TNHH Phú Lâm với các hộ nông dân thì yếu tố các nhà khoa học tác động vào một cách mờ nhạt. Các nhà Khoa học ở đây gồm các kỹ sư của TTDVNN huyện, cán bộ phụ trách mảng nông nghiệp của Phòng NN&PTNT huyện, các Xã… Nguyên nhân do mỗi cán bộ phụ trách một khu vực tương đối rộng lớn nên việc phản ứng với tình hình sâu bệnh hại chậm. Đặc biệt trong năm vừa qua dịch tả lợn châu phi xuất hiện và hoành hành ở rộng khắp cả nước, trong đó huyện Đầm Hà cũng thiệt hại nặng nề, hầu hết các cán bộ phòng ban có chuyên môn ở dưới các Xã đến huyện đều phải ra quân dập dịch nên thời gian dành cho việc theo dõi cây ngô sinh khối ở cơ sở rất hạn chế.

Các nhà khoa học chưa mạnh dạn cải biến đưa những giống mới có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, chịu hạn tốt, phù hợp với thổ nhưỡng tại địa

phương vào trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 106)