Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 40)

(2) Đa dạng hoá các hình thức liên kết trong sản xuất ngô sinh khối

Trong quá trình thực hiện việc tái cơ cấu ngành Nông Nghiệp thì ngoài việc phát triển mạnh các mô hình liên kết giữa sản xuất ngô sinh khối hiện có thì cần đa dạng hóa các hình thức liên kết giữa hộ nông dân tới các DN, các tổ chức trong nước, quốc tế để có được định hướng đầu ra tốt hơn đồng thời theo kịp với xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng, sức cạnh tranh ngày càng cao khi Việt Nam ra nhập các sân chơi lớn của quốc tế như WTO, TPP, AEC....

(3) Số lượng hợp đồng ký kết, thỏa thuận cung ứng sản phẩm với các đơn vị tiêu thụ

(4) Tính bền vững của liên kết

(5) Lợi ích của các tác nhân tham gia liên kết. (6) Sự hài lòng của người nông dân

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất ngô sinh khối trong sản xuất ngô sinh khối

a. Pháp luật, chính sách và các quyết định của quốc gia

Mỗi quốc gia đều có một hệ thống luật pháp riêng, tất cả mọi công dân của quốc gia đó đều phải tiến hành các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nước mình. Các cá nhân tổ chức phải có trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi của mình, thực hiện sản xuất kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật không cấm.

Mặt khác, mỗi một nước đều có những chính sách phát triển kinh tế cụ thể và tạo ra định hướng cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của các ngành nghề, hướng sự phát triển của theo những mục tiêu về kinh tế và chính trị hay công bằng xã hội mà nhà nước đã đặt ra. Các chính sách này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực mà chính sách đó quy định. Ví dụ việc nhà nước ban hành giá sàn với mặt hàng lúa gạo sẽ làm ảnh hưởng đến người sản xuất lúa, doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, cơ sở cung ứng vật tư, người tiêu

dùng, ảnh hưởng đến sự liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ. Chính phủ ban hành quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng đã góp phần định hướng cho việc sản xuất kinh doanh của người sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Một số các chính sách có thể kể đến như hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng, giảm thuế thu nhập, miến giảm thuế nhập khẩu đối với các máy móc thiết bị chế biến, tạo điều kiện xây dựng mặt bằng phục vụ sản xuất kinh doanh, khuyến khích việc nghiên cứu chế tạo ra các thiết bị chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế tham gia vào xuất khẩu tiêu thụ nông sản thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển (Hồ Quế Hậu, 2008).

b. Nguồn lực của nông hộ

Được hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân gồm đất đai, trình độ, tư liệu sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, hiểu biết về kỹ thuật…

- Đất đai

+ Đối với liên kết trong sản xuất ngô sinh khối, đất là yếu tố quan trọng tác

động trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng. Mỗi chủng loại ngô thích hợp với loại đất có thành phần cơ, lý, hoá học khác nhau. Nắm bắt được từng loại đất, hộ nông dân sẽ sử dụng đầy đủ và hợp lý, khai thác triệt để tiềm năng của đất đai.

+ Sản xuất vẫn tự phát, không tập trung, quy mô kinh tế nhỏ lẻ, diện tích manh mún, không mang tính tập trung, sản xuất hàng hóa. Đã thế tư tưởng thay đổi phương thức sản xuất của hộ nông dân rất ít, hầu như hộ nông dân không dám mạnh dạn đầu tư trong sản xuất của mình, sợ ảnh hưởng tới quyền lợi mà họ đang có, sợ rủi ro trách nhiệm khi tham gia liên kết.

- Trình độ của hộ

+ Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động. Tuy nhiên, lao động của các nông hộ có đông về số lượng nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế.

+ Đối với người sản xuất do trình độ hiểu biết còn hạn chế về liên kết, về hợp đồng, trách nhiệm trong liên kết, họ chỉ nhìn những cái lợi trước mắt mà không nhìn lâu dài. Họ sợ sự rằng buộc về mặt pháp luật khi ký kết hợp đồng.

+ Có những hộ sản xuất mặc dù đã ký hợp đồng tiêu thụ với Công ty nhưng nơi nào mua với giá cao hơn họ vẫn bán, thậm chí một số hộ nông dân trên cùng một diện tích và sản lượng lại ký nhiều hợp đồng tiêu thụ dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng, làm Công ty mất chủ động trong khâu thu mua và cung cấp thức ăn cho trang trại.

+ Một yếu tố ảnh hưởng nữa là mặc dù thông qua Trung tâm dịch vụ nông nghiệp để tạo điều kiện cho người dân sản xuất bằng cách ứng vốn, mua phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu mua với giá đảm bảo ổn định, vậy mà vẫn có những trường hợp nông dân đến vụ thu hoạch lại không bán mà giữ lại làm thức ăn chăn nuôi gây khó khăn trong việc thu mua và thu hồi giống.

- Vốn của hộ: Được hiểu là toàn bộ nguồn tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Vốn được hộ sử dụng để mua giống, công cụ sản xuất, phân bón, thuốc BVTV …

- Hiểu biết kỹ thuật và kinh nghiệm của hộ: Kỹ thuật canh tác đóng vai trò rất lớn đối với năng suất trong sản xuất nông nghiệp. Những hộ làm nông nghiệp lâu năm, có kinh nghiệm canh tác tốt sẽ cho sản phẩm có phẩm chất tốt, hiệu quả cao hơn so với những hộ mới làm có kỹ thuật kém.

c. Nguồn lực của doanh nghiệp

Nguồn lực của doanh nghiệp được hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố

cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân trong sản xuất, thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm vốn, cán bộ tư vấn, giám sát…

- Vốn của doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp nguồn lực vốn là yếu tố để cho doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô và chủ động trong liên kết. Nguồn lực của doanh nghiệp sẽ quyết định đến chất lượng những nội dung đầu tư của doanh nghiệp vào vùng nguyên liệu liên kết bao gồm cả cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người.

+ Doanh nghiệp có vốn lớn có thể cho các hộ nông dân trong mô hình liên kết ứng trước giống, phân bón... và được coi như một phần đặt cọc để các hộ nông dân yên tâm sản xuất.

- Cán bộ tư vấn, giám sát: Với doanh nghiệp cán bộ tư vấn, giám sát chính là cây cầu kết nối giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân, giữa doanh nghiệp với

chính quyền địa phương. Đồng thời, cán bộ tư vấn giám sát còn là người ở trực tiếp hiện trường giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình liên kết sản xuất ngô sinh khối giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. Vì vậy năng lực của cán bộ tư vấn ảnh hưởng trực tiếp tới liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa doanh nghiệp và các nông hộ.

+ Ví dụ như đến thời điểm thu hoạch, doanh nghiệp thu mua ngô sinh khối với giá ổn định nhưng phải đồng loạt, số lượng lớn dẫn đến tạo sức ép trong thu hoạch cho các hộ nông dân. Khi đó cán bộ tư vấn, giám sát đóng vai trò rất lớn trong lập kế hoạch thu mua, phân luồng và bố trí phương tiện chuyên chở...

d. Vai trò của chính quyền địa phương và các tác nhân khác * Các yếu tố từ nhà nước

+ Tác động của chính quyền địa phương ít ảnh hưởng, sau đó vấn đề sản xuất, thu mua các tình trạng tranh chấp xảy ra chính quyền ít có vai trò trọng tài để giải quyết.

+ Vai trò, chức năng về trung gian, cầu nối của chính quyền các cấp còn hạn chế do chính sách và do bản thân chính quyền (nhất là chính quyền cấp cơ sở) đã không phát huy và làm tròn trách nhiệm là trọng tài để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến liên kết. Chính quyền cơ sở gần như thả nổi để tự Công ty và hộ sản xuất thoả thuận với nhau trong hợp đồng liên kết.

+ Chưa xác định rõ về sự rằng buộc, trách nhiệm, lợi ích giữa các bên tham gia liên kết trong sản xuất ngô sinh khối nên dẫn đến phá vỡ quá trình này, nhất là khi các hộ nông dân vi phạm hợp đồng.

+ Chế tài mà chính quyền đưa ra để xử phạt các hộ phá vỡ hợp đồng có hiệu lực chưa cao, mới chỉ dừng lại phạt tiền nên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn xảy ra nhất là khi thời vụ nguyên liệu khan hiếm mà giá mua lại thấp hơn giá thị trường.

+ Chính sách chưa thật sự đi sát với người sản xuất nông sản, còn ở dạng chung chung khiến cho hộ nông dân gặp khó khăn trong khi vận dụng vào liên kết.

* Các yếu tố từ nhà khoa học

+ Sự tham gia của các nhà khoa học, nhà kỹ thuật còn hạn chế, ảnh hưởng đến sự gắn liền đất sản xuất của hộ nông dân sản xuất ngô sinh khối. Tổ chức khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình liên kết. Họ chính là người giúp nông dân ứng dụng các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng

hoá. Tuy nhiên cho đến nay, số đông các cơ quan khoa học vẫn lúng túng khi thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô sinh khối nói riêng.

+ Vẫn còn thiếu vắng các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu mạnh dạn chủ động đưa định hướng liên kết thành một ưu tiên trong việc triển khai các mô hình, chương trình, dự án nghiên cứu. Ngay cả những hợp đồng được kí kết thông qua hoạt động liên kết thì quyền lợi vật chất của các cơ quan khoa học hay các nhà khoa học cũng chưa được xác định rõ ràng.

e. Đặc điểm tự nhiên của vùng

Điều kiện tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng rất rõ đến mối liên kết nhất là đối với liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Do sản xuất nông nghiệp gắn chặt với điều kiện tự nhiên, chịu ảnh hưởng rất lớn những biến động do thời tiết mang lại như mưa gió, bão lụt, hạn hán, điều kiện tự nhiên chính là yếu tố rủi ro đối với cả người sản xuất và người tiêu thụ phải gánh chịu. Nếu thời tiết thuận lợi thì góp phần đảm bảo đầu ra cho người sản xuất và sản phẩm làm ra là điều kiện để doanh nghiệp và người nông dân liên kết với nhau. Ngược lại nếu thời tiết không thuận lợi thì sẽ ảnh hưởng đến không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng nông sản tham gia liên kết và làm giả hiệu quả của mối liên kết (Hồ Quế Hậu, 2008).

f. Thị trường và rủi ro thị trường

Trong mối liên kết thì sự vận động của hàng hóa kèm theo đó là quá trình vận động của tiền, việc mua và bán đều phải chịu tác động của yếu tố giá cả trên thị trường. Không chỉ với giá cả của thị trường trong nước mà nó còn bao gồm cả sự tác động của giá cả thị trường ngoài nước. Khi giá cả tăng cao thì sẽ thúc đẩy người thu mua liên kết với người sản xuất, khi giá thấp thì lại làm người sản xuất không bán sản phẩm cho doanh nghiệp liên kết hoặc doanh nghiệp sẽ thu mua không theo giá như đã thỏa thuận (Hồ Quế Hậu, 2008).

g. Nhận thức của nông hộ và mức độ tín nhiệm với doanh nghiệp

Nhận thức của nông dân khi tham gia liên kết: yếu tố này rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả liên kết. Chính vì nhận thức và hiểu biết hạn chế nên người nông dân luôn có tâm lý chạy theo lợi nhuận, tình trạng đơn phương chấm dứt hợp đồng, phá bỏ hợp đồng rất phổ biến khiến cho doanh nghiệp nông sản khó khăn trong việc thu mua và chuẩn bị nguồn nguyên liệu.

hưởng tới sự liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Doanh nghiệp mà có uy tín, thương hiệu lớn sẽ tạo được sự tin tưởng của người nông dân và ngược lại.

Trên đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Để có thể tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông sản cần làm tốt những yếu tố trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 40)