Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 58)

3.1.4.1. Lợi thế, cơ hội

- Diện tích tự nhiên rộng, tài nguyên khá đa dạng, trong đó một số loại có tiềm năng lớn như tài nguyên rừng, tài nguyên biển,… là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

- Cơ chế chính sách đầu tư cũng có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng và cởi mở hơn, chính quyền địa phương đã phối hợp tốt với các ngành trong việc thực hiện các công trình đầu tư trên địa bàn do các ngành quản lý, đặc biệt là trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi. Huyện cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cho đầu tư phát triển.

- Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

- Mặt bằng để phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản … tương đối thuận lợi.

3.1.4.2. Hạn chế

- Nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn như cửa khẩu Móng Cái, thành phố Hạ Long nên gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế.

- Khí hậu phân hoá theo mùa, gây nên tình trạng thiếu nước về mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Địa hình phức tạp gây khó khăn trong việc đầu tư cải tạo đồng ruộng và bố trí cơ sở hạ tầng. Chất lượng đất nhiều khu vực xấu do hiện tượng thoái hóa, nhiễm mặn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường không lớn, song cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân. Môi trường đất đang bị suy thoái do: Phương thức canh tác nương rẫy của các dân tộc; tình trạng chặt, phá, đốt rừng bừa bãi do khai thác không hợp lý, hệ thống sử dụng đất nông lâm nghiệp tiến bộ chưa được phổ biến rộng rãi.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung còn chậm so với yêu cầu đặt ra, mô hình, chất lượng hàng hóa nông nghiệp thấp; việc dồn điền đổi thửa, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tạo đất đai còn nhiều khó khăn.

- Sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh kém, thị trường bó hẹp, chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh. Mặc dù trên địa bàn huyện có một số vùng trọng điểm có điều kiện phát triển nhanh, song do hạn chế về vốn đầu tư nên các vùng này chưa phát huy được khả năng và lợi thế để phát triển thành các vùng động lực thúc đẩy kinh tế chung của huyện.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, nguy cơ tái nghèo cao, đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là các xã vùng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 58)