Một số đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng tại công ty điện lực hưng yên (Trang 36 - 38)

Theo dòng lịch sử, Hưng Yên trước khi có tên gọi như ngày nay đã là một vùng đất được hình thành từ lâu đời. Khu vực Phố Hiến nằm trên vùng đất thành phố Hưng Yên ngày nay vào thế kỷ 16, 17 đã từng là lỵ sở của trấn Sơn Nam, từng nổi tiếng với câu ca “thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.

Hưng Yên là một tỉnh có quy mô dân số trung bình của cả nước với

diện tích tự nhiên là 923,093km2, dân số là 1.156.645 người, tiếp giáp với 5 tỉnh,

thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình.

Về khí hậu: Hưng Yên thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông

lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,2oC, nhiệt độ trung bình mùa hè

25oC, mùa đông dưới 20oC. Lượng mưa trung bình dao động trong khoảng

1.500 - 1.600 mm, trong đó tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 mưa (chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm). Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.400 giờ (116,7 giờ/tháng), trong đó từ tháng 5 đến tháng 10 trung bình 187 giờ nắng/tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trung bình 86 giờ nắng/tháng. Khí hậu Hưng Yên có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau), gió mùa Đông Nam (tháng 3 đến tháng 5).

Về địa hình: tương đối bằng phẳng, không có núi, đồi. Hướng dốc của địa hình từ tây bắc xuống đông nam, độ dốc 14 cm/km, độ cao đất đai không đồng đều với các dải, khu, vùng đất cao thấp xen kẽ nhau (Cục Thống kê, 2017). Với vị trí ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có các tuyến đường giao thông quốc gia quan trọng chạy qua: quốc lộ 5A từ Hà Nội đến Hải Phòng, quốc lộ 39A từ Phố Nối - thị xã Hưng Yên qua cầu Triều Dương đến Thái Bình, quốc lộ 38 qua cầu Yên Lệnh nối với quốc lộ 1A, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng; đường thủy: sông Hồng, sông Luộc tạo cho Hưng Yên lợi thế để mở rộng giao lưu hợp tác và phát triển với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, từ một tỉnh thuần nông, Hưng Yên đã có những bước phát triển được đánh giá ở mức tăng trưởng khá. Có trên 5000.

DN tham gia sản xuất KD trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2017, Hưng Yên đã đạt các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa xã hội, cụ thể như sau:

- Tổng sản phẩm (GDP) tăng 7.1%; + Giá trị sản xuất nông nghiệp 17.05%; + Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7.31%; + Giá trị các ngành DV tăng 12.23%;

+ Cơ cấu kinh tế NN-CN, XD-DV đạt kế hoạch: 17.05% - 48.48% -34.74%;

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 30.5 triệu đồng;

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,94%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49%;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5.0%;

- Tạo thêm việc làm mới cho 1.927 lao động.

Trong năm 2017, tổng sản phẩm của tỉnh (GDP) tăng 7.1%. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm – 0.16%; Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7.31%; Giá trị các ngành DV tăng 12.23%. Cơ cấu kinh tế NN-CN, XD-DV: 17.05%- 48.21%- 34.74%, Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30.5 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5.0%/năm; tạo thêm việc làm mới cho 1.927 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo 49%.

Trong chiến lược đầu tư, phát triển tỉnh Hưng Yên, lãnh đạo tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ những công trình trọng điểm như xây dựng các công trình văn hoá và khu liên hợp thể thao tỉnh; xây dựng Trung tâm Hội nghị tỉnh; triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến gắn với phát triển du lịch, Khu Đại học Phố Hiến theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và xây dựng các khu đô thị, khu du lịch DV tại các huyện: Mỹ Hào, Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu.

Năm 2017 cũng là là thời điểm nước rút để thực hiện các mục tiêu nghị quyết đại hội đảng các cấp nên thành phố cần tập trung nguồn lực dầu tư cho phát triển, trong đó đặc biệt là tập trung vào các hạng mục công trình phục vụ mục tiêu cơ bản đạt chỉ tiêu chí của đô thị loại II đối với thành phố Hưng Yên vào năm 2018, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới (Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên, 2016).

Với chiến lược trên sẽ mở ra cơ hội phát triển tốt cho khối ngành DV, trong đó có lĩnh vực kinh doanh điện năng. Được sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành, và Tập đoàn, tỉnh Hưng yên đã được đầu tư khá mạnh trong lĩnh vực đường dây và trạm biến áp phân phối điện, nhất là CSHT cho việc triển khai chính phủ điện tử, thanh toán tiền điện điện tử, cải cách hành chính theo cơ chế một cửa. Qua số liệu năm 2017, tỉnh Hưng Yên đã đạt được một số chỉ tiêu khá cao, mạng lưới các điểm cung cấp điện phục vụ phát triển các khu công nghiệp mới tiếp tục được duy trì, cung cấp các DV cấp điện và đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng DV của KH như: Thí nghiệm, tư vấn thiết kế, phát triển khách hàng, cho thuê cột điện,… với tổng doanh thu đạt 80.288,39 tỷ đồng.

Về lĩnh vực kinh doanh điện năng, năm 2017 sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 3,109tr.kWh đạt 100,14% kế hoạch NPC giao, tăng trưởng 13,44% so với năm 2015. Tổn thất điện năng Công ty thực hiện là 5,6% thấp hơn 0,3% so với kế hoạch NPC giao (5,9%) và giảm 0,67% so với cùng kỳ năm 2015 (6,27%). Chỉ tiêu giá bán điện bình quân đạt 1.580,65đ/kWh cao hơn 6,47đ/kWh so với kế hoạch NPC giao (1.574,18đ/kWh) và tăng thêm 32,29đ/kWh so với cùng kỳ năm 2015 (1.548,36đ/kWh). Doanh thu năm 2016 đạt 4.914,82 tỷ đồng tăng thêm 670,94 tỷ đồng so với năm 2015 (4.234,88 tỷ đồng). Đây là các chỉ số cao so với mặt bằng chung của cả nước đây là các chỉ số cao so với mặt bằng chung của cả nước. UBND tỉnh Hưng Yên cũng đã có nhiều chính sách quan tâm triển khai xây dựng chiến lược trong lĩnh vực phát triển điện năng đến năm 2020, đưa ngành điện thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu làm việc trực tuyến thường xuyên từ tỉnh đến cấp huyện. Tiếp tục có các chính sách hỗ trợ, hướng dẫn các DN về việc phát triển vận hành hệ thống điện nói chung, đặc biệt trong cơ chế thị trường điện, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin như: Hệ thống SCADA/EMS, hệ thống đo đếm,... là bộ phận quan trọng không thể thiếu. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để bước vào thị trường điện, đòi hỏi cơ sở hạ tầng của hệ thống phải được hoàn thiện, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu (Phòng hành chính của PCHY, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng tại công ty điện lực hưng yên (Trang 36 - 38)