Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện vũ thư thái bình (Trang 35 - 37)

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo một số tài liệu như: sách, giáo trình, các nghiên cúu về cơ sở lý luận của quản trị nhân lực, kết hợp tham khảo một số đề tài có liên quan đến quản trị nhân lực như:

Đề tài nghiên cúu khoa học cấp Bộ “Quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức” do nhóm tác giả: GS-TS Bùi Văn Nhơn (Chủ nhiệm đề tài), TS Lê Văn Hạnh (Thư ký đề tài) và các cộng sự: PGS-TS Phạm Kiên Cường, PGS-TS Lê Quý Thọ, TS Nguyễn Trịnh Kiểm, ThS Tạ Thị Hương, ThS Hà Hoa Lý. Đây là đề tài của Học viện Hành chính Quốc gia – năm 2004. Trong đề tài này, nhóm tác giả đã dự trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin là phương pháp luận để nghiên cứu. Trong khi thực hiện đề tài áp dụng các phương pháp thu thập và xử lý tư liệu, phân tích và so sánh,

thống kê cũng như dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luận của Nhà nước ta về lĩnh vực nhân lực trong các tổ chức. Nhóm tác giả lấy đối tượng nhiên cứu là nguồn nhân lực trong một tổ chức nói chung, trong đó lấy đối tượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước làm ví dụ dẫn chứng. Đây là lĩnh vực quản lý vi mô, không lan sang quản lý nguồn nhân lực quốc gia (lao động xã hội nói chung), là tài liện tham khảo cho sinh viên, học viên sau đại học và các nhà nghiên cứu, thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực vi mô.

Đề tài luận văn thạc sĩ “Hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc và chiến lực phát triển nguồn nhân lực tài TT Thông Tin Di Động Khu Vực II” của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng (Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh). Tác giả chọn phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Tìm hiểu các thông tin ảnh hưởng đến hoạt động của Trung tâm, mục tiêu tăng trưởng của Trung tâm và các phòng ban, mối liên hệ giữa các phòng ban trong việc phối hợp thực hiện mục tiêu phát triển của Trung tâm. Đồng thời thu thập thông tin sơ cấp: nghiên cứu tại các bộ phận, phòng ban bằng phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm,… nhằm nắm được thực trạng hoạt động, phối hợp của các phòng ban trong Trung tâm. Tuy nhiên đề tài chỉ đi vào phân tích và thiết lập một chương trình đánh giá kết quả thực hiện công việc dựa trên hai yếu tố bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc.

Giáo trình “Quản trị Nhân lực”, chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, ThS Nguyễn Vân Điềm, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2007. Giáo trình này có mục đích cung cấp kiến thức cơ bản và có hệ thống về quản trị nhân lực trong tổ chức từ khi người lao động bước vào làm việc đến khi ra khỏi quá trình lao động. Những vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn gồm: Tổng quan vè nhân lực và quản lý nhân lực, lý thuyết phát triển và sử dụng có hiệu quả nhân lực.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VŨ THƯ 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh Viện Đa khoa huyện Vũ Thư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện vũ thư thái bình (Trang 35 - 37)