Giới thiệu chung về bệnh viện đa khoa huyện vũ thư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện vũ thư thái bình (Trang 37)

Bệnh viện Đa khoa Vũ Thư được thành lập từ năm 1954 với tiền thân là phòng Y tế Thư Trì gồm 04 giường bệnh cấp cứu, 04 giường sản khoa do đồng chí Phạm Nhất Định là Trưởng phòng. Năm 1956 trong giai đoạn leo thang chiến tranh của Đế quốc Mỹ ném bom đánh phá ác liệt Miền Bắc. Để đáp ứng kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ chiến đấu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bệnh viện tỉnh phải sơ tán và luôn quá tải. Trước tình hình đó Phòng Y tế Thư Trì đã xây dựng, bổ sung thêm cơ sở các phòng/ khoa, tăng cường đội ngũ Y, bác sỹ để cấp cứu phục vụ chiến đấu, khám chữa bệnh cho nhân dân và đổi tên thành Bệnh viện Thư Trì do Bác sỹ Phạm Nhất Định làm Viện trưởng, cùng thời kỳ đó huyện Vũ Tiên được thành lập Bệnh viện Vũ Tiên đóng trên địa bàn xã Vũ Vinh. Đến năm 1969 huyện Thư Trì và một số xã huyện Vũ Tiên được sáp nhập thành huyện Vũ Thư. Hai bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện 1 Vũ Thư và Bệnh viện 2 Vũ Thư và phòng Y tế huyện Vũ Thư trực thuộc UBND huyện Vũ Thư.

Tầm nhìn của Bệnh viện

Bệnh viện Đa Khoa Huyện Vũ Thư mong muốn trở thành:

− Một bệnh viện kiểu mới kết hợp phục vụ tốt bệnh nhân đến khám và các đối tượng cần dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.

− Một cơ sở đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ y khoa có uy tín. − Một môi trường làm việc thoải mái mà mọi thành viên có điều kiện phát triển tốt nhất tài năng của mình.

− Một địa chỉ đáng tin cậy cho các đối tượng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và đào tạo y khoa.

Sứ mệnh của Bệnh viện

− Thực hiện công tác phòng và chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong huyện.

− Tuyên truyền giáo dục nhân dân về vệ sinh môi trường, sinh đẻ kế hoạch, phát hiện các dịch bệnh kịp thời báo cáo UBND huyện và Sở Y tế có biện pháp xử lý.

− Xây dựng, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của ngành.

− Quản lý cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, trang thiết bị theo quy định của Pháp luật.

− Trung tâm y tế huyện Vũ Thư được ủy quyền của UBND huyện, Sở Y tế thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng: đảm bảo cho nhân dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện về

mặt y tế là phòng bệnh và khám chữa bệnh.

Nhiệm vụ: khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh

+ Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh + Đào tạo cán bộ y tế

+ Nghiên cứu khoa học về y học

+ Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật + Phòng bệnh

+ Hợp tác quốc tế

+ Quản lí kinh tế trong Bệnh viện

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện

+ Ban giám đốc: 3 người gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc + Các phòng chức năng: có 4 phòng ban chức năng.

+ Các khoa chuyên môn: có 9 khoa

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư

Ban giám đốc

Các phòng chức năng Các khoa lâm sàng Các khoa cận lâm sàng

Phòng KH-TH Phòng TC-HC Phòng Điều dưỡng Phòng KT-TV Khoa ngoại Khoa sản Khoa nhi Khoa HSCC Khoa Cận lâm sàng Khoa Dược Khoa KSNK Khoa Khám bệnh Khoa YHCT- PHCN

3.1.4. Kết quả hoạt động của bệnh viện

a.Công tác tham mưu, chỉ đạo.

− Bệnh viện đã tích cực tham mưu với Sở Y tế, các Sở ngành của tỉnh trong sắp xếp, quy hoạch Bệnh viện khang trang và thuận tiện hơn cho nhân dân đến khám và điều trị.

− Ban hành nhiều quy trình, quy định chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

− Bệnh viện chủ động phối hợp với Phòng Y tế, Trung tâm y tế huyện thực hiện tốt các chương trình y tế; chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh và Phối hợp với Trung tâm y tế phân cấp kỹ thuật cho Trạm y tế xã, thị trấn, cung ứng thuốc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế.

b.Công tác quản lý chất lượng bệnh viện.

Bệnh viện thường xuyên thông tin, chỉ đạo thực hiện các nội dung của tiêu chí chất lượng bệnh viện trên các hội nghị giao ban cán bộ chủ chốt và giao ban toàn viện, bám sát các tiêu chí để phấn đấu thực hiện.

Bệnh viện đã xây dựng đề án cải tiến chất lượng bệnh viện tập trung ưu tiên lĩnh vực báo cáo sự cố y khoa, kiểm soát nhiễm khuẩn và dinh dưỡng tiết chế trình Sở Y tế phê duyệt.

Triển khai tập huấn cho 100% cán bộ viên chức về “thực hành tốt 5S”, các khoa phòng đang triển khai áp dụng và từng bước có những chuyển biến nhất định.

Xây dựng quy trình, các nội dung cần báo cáo sự cố y khoa, khuyến khích cán bộ viên chức báo cáo sự cố y khoa tự nguyện.

c. Thực hiện quy chế chuyên môn

− Tổ chức thực hiện quy chế Bệnh viện, nhất là Quy chế thường trực cấp cứu, Quy chế kê đơn thuốc điều trị, Quy chế hội chẩn, sử dụng thuốc, Quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện. Công tác tiếp đón, hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh đã được cải thiện đáng kể.

− Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế chuyên môn; như Quy chế hồ sơ bệnh án, Quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn…

− Phối hợp với BHXH huyện thực hiện tốt đề án giám định BHYT tập trung theo tỷ lệ theo quy định.

− Triển khai áp dụng phần mềm tin học trong quản lý bệnh viện, cải cách thủ tục hành chính đã giảm được thời gian chờ đợi của người bệnh.

− Tiếp tục đầu tư trang thiết bị mới hiện đại, khang trang để giảm thời gian chờ đợi của người bệnh đặc biệt là thời gian trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân.

− Công tác Dược tiếp tục được duy trì đảm bảo đầy đủ thuốc thiết yếu, hóa chất vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám, cấp cứu và điều trị người bệnh. Đảm bảo công khai thuốc sử dụng tới từng người bệnh.

Thực hiện quy chế dân chủ, quy tắc ứng xử và y đức.

− Bệnh viện đã kiện toàn ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch và tổ chức Hội nghị ký cam kết giữa Trưởng khoa, phòng và Tổ trưởng công đoàn với Ban Giám đốc, BCH công đoàn và tổ chức ký cam kết 100% đoàn viên công đoàn với Trưởng khoa, phòng và Tổ trưởng công đoàn về việc thực hiện nội dung “Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh”. Niêm yết nội dung của Quy tắc ứng xử theo Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014 của Bộ Y tế ở những nơi dễ nhìn dễ thấy. Công đoàn cơ sở bệnh viện đã xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua “Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh” và đã tổng kết đánh giá và bình chọn khen thưởng cho 02 tập thể khoa và 03 cá nhân điển hình thực hiện tốt công tác tiếp đón và quy tắc giao tiếp ứng xử.

− Tổ chức các phong trào thi đua xây dựng khoa, phòng tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

− Duy trì hoạt động điện thoại đường dây nóng, chỉnh sửa hòm thư góp ý theo Thông tư 25/2015/TT-BYT ngày 01/10/2015. Xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin, các thông tin nhận được đã được xử lý đúng quy trình và là căn cứ để Hội đồng thi đua khen thưởng bình xét hàng tháng.

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động trong 3 năm từ 2013 - 2015

STT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm

2015 14/13 (%) 15/14 (%) 1 Tổng số giường thực kê 244 266 270 109 101 2 Tổng số giường KH 150 150 150 100 100 3 Công suất sử dụng giường bệnh 80/140 82/145 153,3% (GKH) 83,0% (GTK) 4 Tổng số lần khám bệnh 140.740 134.890 115.145 95,8 85,4 5 Tổng số BN điều trị Ngoại trú 2.430 2.089 1.652 85,9 79,1 6 Tổng số BN điều trị Nội trú 9.923 10.127 12.638 102 124,8 7 Ngày điều trị trung bình 7,9 7,8 7,3

8 Tổng số chuyển tuyến 6.158 8.547 8.423 138,7 98,5 9 Tổng số tiêu bản XN 656.476 910.335 656.627 138,7 72,1 10 Tổng số ca chụp Xquang 15.566 19.884 22.021 127,7 110,7 11 Tổng số ca Siêu Âm 17.007 23.422 29.087 137,7 124,2 12 Tổng số ca Nội soi 6.862 5.921 7.720 86,3 130,4 13 Tổng số ca Thủ thuật 10.579 7.258 8.230 68,6 113,4 14 Tổng số ca phẫu thuật 1.525 2.156 1.829 138,4 84,8 15 Tổng số ca đẻ 1.307 975 1.020 74,6 104,6 16 Tổng số BN tử vong 3 0 0

d. Nghiên cứu khoa học

Năm 2015 thực hiện 04 để tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả các đề tài đúng theo quy định.

e. Công tác chỉ đạo tuyến

Tiếp tục thực tốt công tác chỉ đạo tuyến, phân công các khoa, phòng phụ trách từng Trạm y tế xã, thị trấn, trong đó chú trọng chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa, phòng mình đảm nhiệm.

Phối hợp với Trung tâm y tế huyện chỉ đạo Trạm y tế xã, thị trấn thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh BHYT cho người có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế xã, thị trấn. Đảm bảo cung ứng thuốc cho Trạm y tế theo đúng danh mục thuốc của Sở Y tế quy định.

f. Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

− Thực hiện thông tư số 18/2009/TT-BYT về kiểm soát nhiễm khuẩn và Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế; Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn được kiện toàn và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã quy định. Xây dựng được các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện, buồng kỹ thuật, ngoại cảnh, đảm bảo sạch, việc xử lý các y, dụng cụ đúng theo quy trình, phân loại, thu gom chất thải y tế cơ bản đúng quy định.

− Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, giám sát thực hiện chương trình bàn tay an toàn cho tất cả các cán bộ làm việc tại các khoa lâm sàng.

− Bệnh viện ký hợp đồng với công ty cổ phần công nghệ môi trường An Sinh để xử lý chất thải rắn y tế.

g. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Điều chỉnh đề án, hợp đồng liên doanh liên kết trang thiết bị máy sinh hóa, huyết học đảm bảo đúng hướng dẫn tại Thông tư 15/2007/TT-BYT.

Tiếp tục sửa chữa, xây dựng một số công trình như sửa chữa khu nhà chứa chất thải y tế, sửa chữa công trình vệ sinh, sửa chữa khu nhà phẫu thuật.Lắp đặt các biển báo, biển hướng dẫn để thuận tiện cho người bệnh, người nhà người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện.

h. Công tác quản lý kinh tế.

− Việc tổ chức mua sắm trang thiết bị, quản lý, thanh lý tài sản theo đúng quy định, tăng cường kiểm soát việc sử dụng thuốc, vật tư YT tiêu hao.

− Đầu tư mua sắm một số TTB mới: loa đài phục vụ truyền thông giáo dục sức khỏe, hệ thông Camera...

Tổng kinh phí đầu tư năm 2015:

+ Chi sửa chữa cơ sở hạ tầng: 1.042.605.900 đồng

+ Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị: 1.234.144.800 đồng + Chi lương và các khoản đóng góp: 9.256.300.743 đồng + Chi khác: 3.760.016.900 đồng

i. Công tác kiểm tra giám sát

Ngoài các khoa, phòng thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động theo chức năng của đơn vị. Ban kiểm tra giám sát đã thường xuyên kiểm tra các khoa phòng theo quy chế chuyên môn, quy định của bệnh viện và các hoạt động khác theo quy chế chi tiêu nội bộ mà bệnh viện đã ban hành.

Bảng 3.2. Kết quả doanh thu của bệnh viện trong giai đoạn 2013 – 2015

STT Chỉ tiêu Năm 2013 (VNĐ) Năm 2014 (VNĐ) Năm 2015 (VNĐ) 15/14 (%) 14/13 (%) 1 Doanh thu 14.634.216.506 15.881.484.294 16.939.135.089 8,52 6,66 2 Lợi nhuận 1.101.322.672 1.200.905.891 1.490.730.185 9,04 24,13 3 Nộp ngân sách 2.439.036.084 2.646.914.049 2.823.189.182 8,53 6,66 4 Thu nhập bình quân (1000đ/người/tháng) 3.881 4.070 4.320 4,87 6,14 Nguồn: Báo cáo tổng kết của bệnh viện (2013, 2014, 2015)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

− Tài liệu thứ cấp: Tài liệu được thu thập thông qua việc nghiên cứu các văn bản của Bệnh viện, của ngành, các báo cáo tổng kết, báo cáo tình hình hoạt động của bệnh viện, các phòng, ban, khoa trong Bệnh viện, bao gồm: phòng Tổ chức

hành chính, phòng Kế toán tài vụ, phòng Kế hoạch ...Ban giám đốc, các Websites, bài báo…

− Tài liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua trao đổi trực tiếp và phỏng vấn các đối tượng có liên quan như lấy ý kiến chuyên gia. Chủ yếu là các lãnh đạo Bệnh viện, các cán bộ trực tiếp tham gia gia vào các hoạt động của bệnh viện, cán bộ có kinh nghiệm trong việc tổ chức quản trị nhân sự. Cụ thể:

+ Trao đổi trực tiếp với các lãnh đạo bệnh viện, các cán bộ phụ trách các phòng, khoa chuyên môn về quản lý nhân sự…

+ Phát phiếu điều tra trực tiếp 70 cán bộ công nhân viên về nội dung tuyển dụng, sử dụng lao động, chế độ đãi ngộ, đào tạo nhân lực trong bệnh viện. Cụ thể:

Trưởng các phòng ban: 4 phiếu Trưởng các khoa: 9 khoa

Nhân viên các phòng ban và khoa: 47 phiếu

Trong đó số phiếu thu về hợp lệ 63 phiếu. (mẫu phiếu điều tra – Phụ lục 1)

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu các thông tin sau khi thu thập được phân loại, kiểm tra, lựa chọn, mã hóa và xử lý trực tiếp bằng phần mềm Winword, Excel theo yêu cầu của nghiên cứu về lĩnh vực marketing trong đào tạo.

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu để mô tả quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện, cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động qua các năm

3.2.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu để so sánh sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, theo kế hoạch so với tiêu chuẩn...Trên cơ sở so sánh, có những đánh giá và biện pháp phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

3.2.2.3. Phương pháp ma trận SWOT

Luận văn dùng phương pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của bệnh viện làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng từ đó hoạch định và đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược phát triển, giúp Bệnh viện có thêm nhận biết tình trạng thực tế và tìm ra đâu là bộ phận, là yếu tố quan trọng có tính quyết định để mang lại hiệu quả, nhằm nâng

cao công tác quản trị nhân lực.

Bảng 3.3. Ma trận SWOT

Môi trường bên trong Môi trường bên ngoài

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

Điểm mạnh( Strengths) S1 S2 S3 Kết hợp S - O O1 O2 O3 Kết hợp S - T T1 T2 T3 Điểm yếu(Weaknesses) W1 W2 W3 Kết hợp W- O S1O1 S2O2 S3O3 Kết hợp W- T W1T1 W2T2 W3T3

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá về công tác tuyển dụng

− Số lượng lao động được tuyển dụng vào Bệnh viện qua các năm − Chất lượng lao động được tuyển dụng vào Bệnh viện qua các năm − Tiến độ tuyển dụng

− Chi phí tuyển dụng qua các năm

3.2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác sử dụng lao động

− Tình hình sử dụng số lượng lao động của Bệnh viện qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện vũ thư thái bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)