Thực trạng công tác sử dụng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện vũ thư thái bình (Trang 66 - 75)

4.1.2.1. Tình hình sử dụng số lượng lao động

a. Tình hình tăng giảm số lao động

Sự biến động của lực lượng lao động trực tiếp làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của bệnh viện.

Bảng 4.7. Quy mô lao động của bệnh viện qua các năm 2013 – 2015

Đvt: người

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/3013 2015/2014

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) CL CC(%) CL CC(%)

Tổng lao động 163 100 188 100 211 100 25 115,3 23 112,2

Lao động trực tiếp 138 84,7 158 84 177 83,9 20 114,5 19 112

Lao động gián tiếp 25 15,3 30 16 34 16,1 5 120 4 111,8

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Nhận xét:

Qua bảng trên, ta thấy tổng số lao động của Bệnh viện đều tăng qua các năm cụ thể: năm 2013 tổng số lao động chỉ có 168 người, trong đó lao động trực tiếp chiếm 84,7%, lao động gián tiếp là 15,3%. Đến năm 2014, số lượng lao động tăng lên, tổng số lao động là 188 người, trong đó số lao động trực tiếp là 158 người chiếm 84%, lao động gián tiếp là 30 người chiếm 16%. Năm 2015 tổng số lao động là 211 người, trong đó lao động trực tiếp là 177 người chiếm 83,9%, lao động gián tiếp là 34 người chiếm 16,1%.

Ta thấy năm 2014 số lượng lao động tăng lên so với năm 2013, tổng số lao động tăng lên là 25 n gười tức là tăng lên 15,3%, trong đó lao động trực tiếp tăng 20 người (14,5%), lao động gián tiếp tăng 5 người (20%)

Tổng lao động năm 2015 tăng hơn năm 2014 là 23 người (12,2%), trong đó lao động trực tiếp tăng 19 người (12%), lao động gián tiếp là 4 người (11,8%).

Phân tích trên chỉ nêu lên số lượng lao động tăng, giảm bao nhiêu, không nói lên được việc sử dụng lao động là tiết kiệm hay lãng phí, vì vậy ta tiến hành phân tích có xét đến giá trị sản xuất được do sử dụng nguồn lao động này.

Bảng 4.8. Doanh thu qua các năm 2013 – 2015

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2015

Giá trị tổng doanh thu 14.6 15.8 16.9 1.2 1.1 Nguồn: Báo cáo doanh thu (2013,2014,2015) − Mức biến động tương đối về số lượng lao động:

Trong đó:

+ Q1, Qk: giá trị sản lượng sản xuất kỳ phân tích và kỳ gốc + T1, Tk: số lượng lao động kỳ phân tích và kỳ gốc

Ý nghĩa: cho phép ta kết luận tình hình quản lý và sử dụng nhân lực của bệnh

viện là tốt hay xấu, nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất lao động − Mức biến động tuyệt đối về số lượng lao động:

Ý nghĩa: cho phép ta đánh giá về tình hình tuyển dụng và đào tạo lao động, chỉ

tiêu này phản ánh về quy mô khối lượng.

− Mức biến động tuyệt đối:

∆T = T1 – Tk. Q1 Qk 211 188 x 16.939.135.089 15.881.484.294 x 100% = 105,23 % tăng 5, 23% T2015 = 188 163 x 15.881.484.294 14.634.216.506 x 100% = 106,28 % tăng 6, 28% T2014 = ∆T2015 = 211 – 188 x 16.939.135.089 15.881.484.294 = 10 (người) Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động (T) = T1 Tk x Q1 Qk x 100

Năm 2013 Bệnh viện đã hoàn thành sản lượng bằng 107% thì bệnh viện đã lãng phí số lao động là 11 người tương ứng với 6,28%

Như vậy năm 2015 bệnh viện đã hoàn thành sản lượng bằng 109% thì Bệnh viện cũng đã lãng phí số lao động là 10 người tương ứng 5,23%.

b. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính

Do tính chất công việc ở bệnh viên nên đòi hỏi lao động là nữ chiếm tỷ trọng cao hơn nam trong tổng số lao động. Qua bảng 4.9 ta thấy tổng số lao động nữ qua các năm, cụ thể: năm 2013 có 94 người chiếm 57,67%, năm 2014 số lao động nữ tăng lên 108 người chiếm 57,45%, đến năm 2015 số lao động nữ có 119 người chiếm 56,40%, tuy nhiên tỷ lệ nữ trong số tổng lao động qua các năm có giảm, nhưng không đáng kể.

Về độ tuổi nhìn chung Bệnh viện có lực lượng lao động trẻ. Điều này nói lên bệnh viện rất coi trọng vấn đề trẻ hóa đội ngũ cán bộ công nhân viên, vì các nhà quản lý hiểu rằng họ chính là lực lượng lao động nòng cốt trong tương lai, hơn nữa công việc ở bệnh viện cũng đòi hỏi những người có sức khỏe tốt, chỉ có thanh niên và trung niên là đáp ứng tốt yêu cầu này.

Bảng 4. 9. Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi và giới tính của Bệnh viện đa khoa Vũ Thư trong 3 năm 2013 – 2015

Chỉ tiêu

2013

(người) (người)2014 (người) 2015 2014/3013 2015/2014

SL % SL % SL % CL % CL % Tổng lao động 163 100 188 100 211 100 25 15,3 23 12,2 Theo giới tính Nam 69 42,33 80 42,55 92 43,60 11 15,94 12 15 Nữ 94 57,67 108 57,45 119 56,40 25 26,60 11 10,19 Theo độ tuổi Dưới 30 tuổi 92 56,44 102 54,26 116 54,98 10 11,11 14 13,72 Từ 30 – 45 tuổi 52 31,90 66 35,10 78 36,97 14 26,92 12 18,18 Trên 45 tuổi 19 11,66 20 10,64 20 8,05 1 5,26 0 0 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính ∆T2014= 188 – 163 x 15.881.484.294 14.634.216.506 = 11 (người)

c. Cơ cấu lao động theo chuyên môn qua các năm

Qua bảng 4.10 ta có thấy số lao động tăng lên qua các năm, kể cả lao động có trình độ tăng cụ thể:

Năm 2014 số người có trình độ thạc sĩ tăng hơn 2013 là 1 người (đạt 50%), tỉ trọng số lao động tăng (từ 1,23% năm 2013 tăng lên 1,6% năm 2014). Số người có trình độ đại học năm 2014 tăng hơn 2013 là 10 người tương ứng với 20%, tỷ trọng số lao động tăng (từ 30,67% năm 2013 tăng lên 31,91% năm 2014). Số người có trình độ cao đẳng, trung cấp năm 2014 tăng hơn 2013 là 12 người tương ứng với 12,5%, tỷ trọng trong số lao động giảm (từ 58,9% năm 2013 xuống còn 57,45% năm 2014). Số lao động phổ thông năm 2014 tăng hơn 2013 là 2 người tương ứng với 13,33%, tỷ trọng trong số lao động giảm (từ 9,2% năm 2013 xuống còn 9,04% năm 2014). Điều này có nghĩa là Bệnh viện chưa thực sử dụng một cách hợp lý về số lượng lao động, đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông.

Năm 2015 số người có trình độ thạc sĩ tăng hơn 2014 là 0 người tương ứng 0%, số người có trình độ đại học năm 2015 tăng hơn 2014 là 12 người tương ứng 20%, số người có trình độ cao đẳng, trung cấp năm 2015 tăng hơn 2014 là 8 người tương ứng 7,41%, số lao động phổ thông năm 2015tăng hơn 2014 là 3 người tương ứng 17,65%. Nhìn vào bảng 4. Ta thấy bệnh viện đã sử dụng hợp lý số lao động bậc đại học và lao động phổ thông (tỷ trọng tăng) và chưa sử dụng hợp lý số lao động đại học và cao đẳng, trung cấp (tỷ trọng giảm).

Bảng 4.10. Cơ cấu lao động theo chuyên môn hóa qua các năm 2013 – 2015

Chỉ tiêu 2013 (người) 2014 (người) 2015 (người) 2014/3013 2015/2014 SL % SL % SL % CL % CL % Tổng lao động 163 100 188 100 211 100 25 15,3 23 12,2 Thạc sỹ 2 1,23 3 1,60 3 1,42 1 50 0 0 Đại học 50 30,67 60 31,91 72 34,12 10 20 12 20 Cao đẳng, trung cấp 96 58,90 108 57,45 116 54,98 12 12,5 8 7,41 Lao động phổ thông 15 9,2 17 9,04 20 9,48 2 13,33 3 17,65 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

4.1.2.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động

Phân tích tình hình sử dụng ngày công để xem bệnh viện đã sử dụng tốt ngày công lao động chưa, ta có bảng sau:

Cách tính số ngày làm việc của một lao động bình quân trong năm như sau:

Trong đó: số ngày công thiệt hại bao gồm ngày vắng mặt có lý do và số ngày nghỉ không có lý do.

Bảng 4.11. Cân đối thời gian của một nhân viên bình quân/năm

Đvt: ngày

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 14/13 15/14

Tổng số ngày theo dương lịch 365 365 365

Số ngày nghỉ lễ, tết 8 8 8 Số ngày nghỉ chủ nhật 52 52 52 Tổng số ngày theo chế độ 305 305 305 Tổng số ngày vắng mặt với lý do 35,01 35,91 37,39 0,9 1.48 Phép năm 8,62 9 11 0,38 2 Nghỉ ốm 9,94 10,09 8,29 0,15 -1,8 Thai sản 1,22 1,07 1,1 -0,15 -0,03 Họp công tác 2 2 2

Sửa chữa, thiếu hàng 5 4 6 -1 2

Nghỉ không lý do 3,23 3,75 5 0,52 1,25

Tổng số ngày công thiệt hại 38,24 39,66 42,39 1,42 2,73

Số ngày công làm thêm 9 5 12 -4 7

Tổng số ngày có mặt làm việc 275,76 270,34 174,61 -5,42 4,27 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Số ngày làm việc theo chế độ Số ngày làm việc Số ngày công thiệt hại Số ngày công làm thêm = + +

Nhận xét:

Nhìn chung ta thấy số ngày làm việc của lao động trong năm là chưa cao. Năm 2014 tổng số ngày công thiệt hại tăng hơn 2013 là 1.42 ngày, trong đó ngày nghỉ vắng mặt có lý do tăng 0,9 ngày bao gồm ngày nghỉ phép tăng 0,38 ngày, nghỉ ốm tăng 0,15 ngày; nghỉ thai sản giảm 0,25 ngày, thiếu hàng giảm 1 ngày. Năm 2014 có số ngày công làm thêm giảm 4 ngày so với năm 2013, nhưng số ngày nghỉ không có lý do tăng 0,52 ngày, do đó ngày công có mặt làm việc giảm 5,42 ngày.

Năm 2015 tổng số ngày công thiệt hại tăng hơn 2014 là 2,73 ngày, trong đó ngày nghỉ vắng mặt có lý do tăng 1,48 ngày bao gồm ngày nghỉ phép tăng 2 ngày, nghỉ ốm giảm 1,8 ngày; nghỉ thai sản giảm 0,03 ngày, thiếu hàng tăng 2 ngày. Năm 2015 có số ngày công làm thêm tăng 7 ngày so với năm 2014, số ngày nghỉ không có lý do tăng 1,25 ngày, do đó ngày công có mặt làm việc tăng 4,27 ngày.

4.1.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Cách tính

Trong đó:

− Rn: sức sinh lời của lao động

− LN: Lợi nhuận trước thuế của Bệnh viện − L: Tổng tiền lương thực chi của bệnh viện − Hd: Sức sinh lợi của tiền lương

Lập bảng 4.11 để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư năm 2013, 2014 và 2015.

Nhìn vào bảng 4.11 ta thấy năm 2014 bệnh viện đã sử dụng lao động không hiệu quả bằng năm 2013, cụ thể: sức sinh lợi lao động năm 2014 thấp hơn năm 2013 là 0,008 tức là giảm 5,2%. Sức sinh lời của tiền lương năm 2014 cũng giảm hơn năm 2013 là 368.783,52 đồng tức là giảm 5,46%. Năm 2015 bệnh viện

Rn = LN

L

Hd = LN

đã sử dụng lao động hiệu quả hơn 2014, cụ thể: Sức sinh lợi lao động năm 2015 cao hơn năm 2014 là 0,015 tức là tăng 10,28%. Sức sinh lời của tiền lương năm 2015 cũng tăng hơn năm 2014 là 677.274,68 đồng tức là tăng 10,6%.

Điều tra 63 cán bộ công nhân viên của bệnh viện về nội dung “Bố trí lao

động phù hợp với chuyên ngành đào tạo” ta có kết quả như sau:

Biểu đồ 4.13. Tỷ lệ bố trí lao động với chuyên ngành đào tạo

Nguồn: Số liệu điều tra Nhận xét:

Việc bố trí lao động đúng người, đúng việc, đúng khả năng sẽ là yếu tố tạo động lực mạnh mẽ tới người lao động. Được bố trí một công việc phù hợp với khả năng của mình thì người lao động sẽ có cơ hội phát huy hết năng lực của bản thân, họ có động lực lao động để cống hiến hết khả năng của mình cho công việc. Thực tế việc bố trí lao động của Bệnh viện hiện nay vẫn còn một số vị trí được bố trí chưa phù hợp với chuyên môn mà người lao động được đào tạo do việc đánh giá thực hiện công việc còn chung chung, mang hình thức.

60

Bảng 4.12. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động giai đoạn 2013 - 2015

Đvt: triệu Đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Chênh lệch (+/-) Tăng trưởng (%) Chênh lệch (+/-) Tăng trưởng (%) Lợi nhuận 1.101,3 1.200,9 1.490,7 190,5 117,3 289,8 24,13 Tổng số lao động 163 188 211 25 115,3 23 12,23

Tiền lương thực hiện 7.150,6 8.247,3 9.256,3 996,7 15.3 1.008,9 0,12

Sức sinh lời của lao động 0.154 0,146 0,161 -0.008 -5,2 0,015 10,28

Sức sinh lời của tiền lương 6,7 6,3 7,1 -0,, -5,97 0,8 12.7

Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ

Qua tổng hợp kết quả khảo sát tại Bệnh viện dựa trên phiếu điều tra bằng câu hỏi thu được kết quả như biểu đồ 4.13 cho thấy 88% số người được hỏi trả lời họ được bố trí đúng với chuyên ngành đào tạo, và 12% số người được hỏi trả lời chưa được bố trí đúng với chuyên ngành đào tạo.

Đánh giá của người lao động về “hiệu quả làm việc” của cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện:

Biểu đồ 4.14. Đánh giá của cán bộ công nhân viên về hiệu quả làm việc

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Nhận xét:

Nhìn vào biểu đồ 4.14 ta có thể thấy người lao động đánh giá khá cao về tinh thần, thái độ, hiệu quả làm việc. Có tới 53.5% số người được hỏi gần như đồng ý và hoàn toàn đồng ý với nhận xét nhân viên trong Bệnh viện tràn đầy năng lượng và nhiệt tình. Các tiêu thức về tính sáng tạo, chủ động của người lao động cũng được đánh giá cao. Bệnh viện luôn khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy tính sáng tạo trong công việc. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động sử dụng lao động, học viên đã tiến hành điều tra bằng câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên đối với công việc.

Kết quả thu thập được từ số liệu điều tra về nội dung “Mức độ hài lòng

Qua biểu đồ 4.15 ta thấy số người trả lời tương đối hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất 42%, 25% trả lời hoàn toàn hài lòng, chỉ có 5% cảm thấy rất không hài lòng với công việc.

Biểu đồ 4.15. Mức độ hài lòng của nhân viên với công việc

Nguồn: Số liệu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện vũ thư thái bình (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)