Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại bệnh viện đa khoa Vũ Thư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện vũ thư thái bình (Trang 80 - 85)

khoa Vũ Thư

Để sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất và để thích ứng với sự thay đổi liên tục của thị trường cũng như nắm bắt được sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì bệnh viện phải thường xuyên chăm lo tới công tác đào tạo và phát triển nhân sự

Một số hình thức đào tạo sẽ được lựa chọn tương ứng phù hợp với từng mục tiêu, đối tượng và yêu cầu của các nội dung chương trình đào tạo của bệnh viện.

4.1.4.1. Đào tạo nhân sự

Bệnh viện đã căn cứ vào việc phân tích nhiệm vụ và đánh giá công việc để xác định nhu cầu đào tạo. Cụ thể công việc được tiến hành như sau:

Xác định khả năng làm việc, trình độc của người lao động từ đó tìm ra những thiếu sót trong kỹ năng, trình đồ chuyên môn

Xác định những nhu cầu của bệnh viện về kiến thức, kỹ năng mới của cán bộ công nhân viên để từ đó họ có kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc

Căn cứ sự thay đổi trong khâu tổ chức

Xác định nhu cầu đào tạo dựa trên nguồn kinh phí hiện có của bệnh viện sau đó mới lập ra các chương trình đào tạo phù hợp

Bảng 4.14. Quy mô đào tạo qua các năm 2013 – 2015

Các chỉ tiêu 2013 (Người) 2014 (Người) 2015 (Người) 2014/2013 (%) 2015/2014 (%) Tổng lao động được đào tạo 14 25 36 178,57 144,0

Đào tạo học cấp cao lý luận

chính trị, quản lý tổ chức 1 2 4 200,0 200,0 Bồi dưỡng chuyên môn

nghiệp vụ 9 15 22 166,67 146,67

Đào tạo ngoại ngữ,

tin học 4 8 10 200,0 125,0

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Nhận xét:

Quy mô đào tạo qua các năm tăng đều: năm 2014 so với năm 2013 tăng 78,57% tương ứng với 11 người, năm 2015 so với năm 2014 tăng 44% tương ứng với 9 người. Điều này chứng tỏ đào tạo ngày càng được coi trọng trong công ty. Trong 2 năm 2015 và 2014, việc đào tạo lý luận chính trị và ngoại ngữ, tin học có tỷ lệ tăng nhất nhất 100%, điều đó chứng tỏ, bệnh viện rất coi trọng vấn đề nâng cao ngoại ngữ của người lao động, bên cạnh đó bệnh viện còn trang bị cho cán bộ công nhân viên các kiến thức về lý luận và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Quy mô đào tạo của bệnh viện còn được thể hiện qua số lượng công nhân viên được đào tạo qua các phòng ban:

Bảng 4. 15. Thống kê số lượng lao động được đào tạo ở các phòng ban năm 2014 - 2015 Đvt: người Các phòng ban Năm 2014 Năm 2015 2015/2014 CL % Phòng kế hoạch tổng hợp 1 1 0 100,0 Phòng tổ chức nhân sự 0 1 1 - Phòng điều dưỡng 4 6 2 150,0 Phòng tài chính kế toán 1 1 0 100,0 Khoa khám bệnh 2 3 1 150,0 Khoa cấp cứu 3 4 1 133.33 Khoa nội 3 4 1 133.33 Khoa ngoại 3 4 1 133.33 Khoa sản 4 5 1 125,0 Khoa nhi 2 3 1 150,0 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy phòng điều dưỡng và các khoa chuyên môn có số lượng công nhân viên được đào tạo là nhiều nhất. Năm 2014, phòng điều dưỡng là 4 người và khoa sản là 4 người. Nhưng tỷ ệ cán bộ công nhân viên ở phòng tổ chức nhân sự là tăng nhanh nhất. Từ năm 2014 đến 2015, số lượng cán bộ công nhân viên được đào tạo tăng đáng kể. Khoa khám bệnh, khoa nhi tăng 50%, khoa cấp cứu, khoa nội, khoa ngoại tăng 33.33%, khoa sản tăng 25% so với năm 2014.

Kết quả thu thập được từ 63 phiếu điều tra thu về nội dung “Đánh giá về

Biểu đồ 4.18. Đánh giá về công tác đào tạo của Bệnh viện

Nguồn: Số liệu điều tra Nhận xét:

Kết quả cho thấy người lao động khá hài lòng với công tác đào tạo tại bệnh viện, có 36% số người trả lời “hoàn toàn hài lòng” và số người tương đối hài lòng là 32%. Chứng tỏ người lao động đánh giá cao mức độ hài lòng với công tác đào tạo của bệnh viện vì họ được tham gia đầy đủ các khóa học đào tạo cần thiết phục vụ cho công việc. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ người lao động cho rằng nội dung, kiến thức đưa vào đào tạo chưa phù hợp và giúp ích được họ. Mặc dù đã nhận thức rõ việc cần thiết phải xác định nhu cầu đào tạo nhưng đôi khi việc xác định nhu cầu và đối tượng còn mang tính chủ quan, chưa xem xét kỹ đến khả năng của từng đối tượng.

4.1.4.2. Phát triển nhân sự

Trong 3 năm vừa qua, nói chung việc quy hoạch nhân sự và cán bộ trong bệnh viện có sự thay đổi nhỏ.

Triển khai đề án: “Thực hiện công tác cán bộ và luân chuyển cán bộ do bệnh viện quản lý” cũng như việc tập trung nhân xét, đánh giá cán bộ, phát triển các cán bộ công nhân viên có năng lực, trình độ, trên cơ sở đó lập phương án quy hoạch sắp xếp và phát triển cán bộ.

Bổ nhiệm 1 Phó giám đốc bệnh viện, thuộc cán bộ luân chuyển, 2 trưởng khoa lâm sang, 2 phó phòng điều dưỡng, miễn nhiệm 1 điều dưỡng trưởng bệnh viện.

Nguyên nhân của việc bổ nhiệm: có thâm niên công tác, có đóng gió cho việc phát triển bệnh viện và có năng lực quản lý

Nguyên nhân của việc miễn nhiệm là do điều hành kém, dẫn đến buông lỏng quản lý, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Mọi đề bạt cân nhắc cũng như miễn nhiềm trong nội bộ bệnh viện đều được các cán bộ công nhân viên trong bệnh viện ủng hộ.

Qua kết quả thu thập được từ 63 phiếu điều tra hợp lệ về nội dung “đánh

giá của người lao động về công tác đề bạt, thăng tiến

Biểu đồ 4.19. Đánh giá về công tác đề bạt, thăng tiến

Nguồn: Số liệu điều tra Nhận xét:

Qua kết quả từ biểu đồ 4.19 cho thấy người lao động khá hài lòng với hệ thống thăng tiến trong bệnh viện, với hơn 50% số người được hỏi cảm thấy hài lòng (25% hoàn toàn hài lòng và 37% tương đối hài lòng). Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ chưa hài lòng do các tiêu chuẩn xét đề bạt chưa rõ ràng, điều kiện xét thăng tiến chưa gắn liền với kết quả thực hiện công việc và thành tích đóng góp của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện vũ thư thái bình (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)