Cơ cấu kinh tế huyện Ứng Hòa năm giai đoạn 2011-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 44 - 62)

Từ hình 4.2 cho thấy: Cơ cấu kinh tế của huyện Ứng Hòa trong giai đoạn 2011 - 2017 chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của các ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp - xây dựng; tăng dần tỷ trọng của ngành dịch vụ. Cụ thể:

- Ngành Nông nghiệp: Giảm từ 36,43% năm 2011 xuống còn 34,78% vào năm 2015 và 34,20% vào năm 2017. Như vậy trong giai đoạn từ 2011 đến 2017, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 2,23%;

- Ngành Công nghiệp- Xây dựng: Giảm từ 30,75% năm 2011 xuống còn 29,98% vào năm 2017. Như vậy trong giai đoạn từ 2011 đến 2017, tỷ trọng ngành Công nghiệp – xây dựng giảm 0,77%;

- Ngành Thương mại Dịch vụ: Tăng từ 32,82% năm 2011 lên 35,82% vào năm 2017. Như vậy trong giai đoạn từ 2011 đến 2017, tỷ trọng ngành Thương mại Dịch vụ tăng 3,00%. Đây là mức tăng mang khẳng định thế mạnh hiện tại

của huyện là ngành thương mại- dịch vụ do huyện không nằm trong tầm bố trí vành đai phát triển công nghiệp ở ngoại thành của thành phố Hà Nội.

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Ứng Hòa giai đoạn 2011-2017 được thể hiện trong bảng 4.1:

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2017 STT Ngành Giá trị sản xuất* (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015 Năm 2017 Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015 Năm 2017 Tổng 2.932 2.850 2.896 3.572 100 100 100 100 1 Trồng trọt 1.783 1.625 895 778 60,81 57,02 30,90 21,78

2 Chăn nuôi – Nuôi

trồng thủy sản 1.149 1.225 2.001 2.794 39,19 42,98 69,10 78,22

*Giá trị sản xuất tính theo giá 2010

Nguồn: UBND huyện Ứng Hòa (2011-2017) Nhìn chung, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong 7 năm qua có tăng, tuy nhiên chỉ có năm 2013 giá trị sản xuất ngành đạt 2.850 tỷ đồng.

* Ngành trồng trọt

Giá trị sản xuất ngành Trồng trọt năm 2017 là 778 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm; giảm 9,12% so với năm 2015. Cơ cấu cây trồng ngành trồng trọt của huyện được chuyển dịch theo đúng hướng là giảm dần diện tích cây lương thực có hiệu quả kinh tế thấp để thay thế bằng các cây rau, hoa, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tăng cường chỉ đạo sản xuất, tỷ lệ lúa chất lượng cao cả năm đạt 40% trở lên, trong đó giống lúa J02 đạt từ 15%; khuyến khích nhân dân tham gia trồng cây vụ Đông theo hướng nâng cao giá trị sản xuất; tiếp tục chỉ đạo xây dựng các vùng trồng rau an toàn, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở các xã ven sông Đáy, triển khai thực hiện xây dựng mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại xã Sơn Công với diện tích 5.000 m2

* Ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi - nuôi trồng thủy sản năm 2017 là 2.794 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 9,2% so với năm 2015. Thế mạnh của huyện Ứng Hòa là phát triển nuôi trồng thủy sản. Sản lượng ước đạt 12.860 tấn trong năm 2017.

Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều hộ phát triển chăn nuôi đi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô lớn, thu nhập từ ngành chăn nuôi theo hướng này tăng cao hơn. Tuy nhiên do quá trình đô thị hoá quỹ đất để xây dựng các trang trại tập trung là rất ít, đây cũng là vấn đề cần được huyện quan tâm giải quyết trong những năm tiếp theo.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Công nghiệp - xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Ứng Hòa, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cả về trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bước đầu đã củng cố và phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

Giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng huyện Ứng Hòa 2011-2017 được thể hiện trong bảng 4.2:

Bảng 4.2. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng huyện Ứng Hòa 2011-2017 STT Ngành Giá trị sản xuất* (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015 Năm 2017 Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015 Năm 2017 Tổng 2.214 2.496 2.696 2.812 100 100 100 100 1 Công nghiệp 1.289 1.543 1.723 1.959 58,22 61,82 63,91 69,67 2 Xây dựng 925 953 973 853 41,78 38,18 36,09 30,33

*Giá trị sản xuất tính theo giá 2010

Nguồn: UBND huyện Ứng Hòa (2011-2017) Trên địa bàn huyện có 21 làng nghề truyền thống, trong đó có một số làng

nghề có chất xả thải gây ô nhiễm môi trường như nghề bún xã Liên Bạt, nghề giầy da xã Minh Đức, nghề chẻ tăm hương ở các xã Quảng Phú Cầu, Trường Thịnh... Đặc biệt Thôn Xà Cầu xã Quảng Phú Cầu chuyên sản xuất nhựa tái chế, chất thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tồn đọng phát sinh từ hoạt động thu gom, tái chế phế liệu thôn Xà Cầu.

c. Khu vực kinh tế Dịch vụ

Giá trị sản xuất thương mại- dịch vụ năm 2017 đạt 3.324 tỷ đồng. Thể hiện cụ thể chỉ tiêu ngành dịch vụ giai đoạn 2011-2017 trong bảng 4.3:

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015 Năm 2017 1 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 2.937 3.027 3.196 3.324 2 GTSX ngành dịch vụ Tỷ đồng 989 1.143 1.361 1.749 3 Tỷ trọng trong tổng GTSX % 33,67 37,76 42,58 52,62 Nguồn: UBND huyện Ứng Hòa (2011-2017) Nhìn chung, ngành dịch vụ của huyện trong 7 năm qua chưa thực sự phát triển, cơ cấu trong tổng giá trị sản xuất chưa cao và tăng trưởng của ngành không đều. Ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Trong những năm tới với sự phát triển ngày càng cao, đòi hỏi sự phát triển của ngành dịch vụ phải mạnh mẽ hơn để đáp ứng cho sự phát triển chung toàn huyện.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu thống kê năm 2017, huyện có 201.671 người, với 56.217 hộ và 117.397 người, trong đó: Dân số thành thị là 14.024 người chiếm 6,95% dân số toàn huyện; dân số nông thôn 187.647 người chiếm 93,05%. Trong thời gian qua, do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên được đảm bảo ở mức 1,2%, chất lượng dân số và tuổi thọ trung bình ngày càng cao.

b. Lao động, việc làm và thu nhập

toàn huyện. Trong cơ cấu lao động của huyện, lao động trong ngành nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao, chiếm gần 50% tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân. Mức sống của người dân trên địa bàn huyện trong những năm gần đây được cải thiện rất nhiều, công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm xuống còn 3,07%. Một trong những nguyên nhân chính để đạt được thành tựu đáng kể đó là do trong công tác xoá đói giảm nghèo đã nhận được sự quan tâm của huyện uỷ và UBND huyện kịp thời. Các chính sách xã hội được các cấp các ngành quan tâm ưu đãi người có công, hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Đến nay toàn huyện không còn hộ người có công với cách mạng nằm trong diện hộ nghèo.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Huyện có 1 thị trấn với tổng diện tích 562,12 ha, chiếm 2,99% tổng diện tích toàn huyện. Bình quân đất ở đô thị/người là 58,26 m2/người Thị trấn Vân Đình là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở các cơ quan của huyện. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng, các khu chức năng đô thị đã dần hoàn thiện. Bộ mặt đô thị có bước chuyển biến rõ rệt. Khối lượng xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng… cũng tăng lên khá nhanh. Ở khu vực này, dịch vụ thương mại phát triển mạnh đã góp phần quan trọng trong việc tăng giá trị sản xuất của huyện.

Trong giai đoạn tới, để hoàn chỉnh hệ thống đô thị của huyện, xứng đáng với vai trò là trung tâm, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phúc lợi công cộng.

b. Thực trạng khu dân cư nông thôn

Dân cư nông thôn có xu hướng tập trung ở trung tâm xã hoặc nơi có cơ sở hạ tầng thuận lợi. Bình quân đất ở nông thôn/người là 82 m2/người. Ở một số khu vực, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên đã hình thành các tụ điểm có ưu thế hơn về phát triển kinh tế (đặc biệt là thương mại, dịch vụ) và là cơ sở hình thành các thị tứ. Vì vậy, nhu cầu mở rộng quy mô các điểm dân cư tập trung như trên cũng cần được tính đến trong tương lai.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn đều ở mức chưa hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông, thủy lợi và các công trình công cộng như trường học, y tế, chợ, sân thể thao… còn thiếu. Vì vậy, trong giai đoạn tới,

cần bố trí quỹ đất hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sản xuất và sinh hoạt.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Ứng Hòa có hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, ngày càng hoàn thiện hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Cụ thể:

- Đường quốc lộ: Quốc lộ 21B là tuyến trục đường giao thống chính của huyện cùng với hệ thống cầu, cống với đoạn tuyến chiều qua huyện dài 22 km đã được mở rộng, nâng cấp rải thảm nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng.

- Đường tỉnh lộ: Trên địa bàn huyện có 9 tuyến tỉnh lộ đi qua với tổng chiều dài khoảng 63,2 km (trong đó 39,7 km được thảm nhựa, 10 km bê tông xi măng và 13,5 km đường cấp phối).

- Đường huyện: Có 30,3 km đường huyện lộ (trong đó 16,1 km được thảm bê tông, 2,5 km là bê tông xi măng và 11,7 km là đường cấp phối).

b. Thủy lợi

Nhìn chung, hệ thống các trạm bơm và kênh mương hiện nay (hệ thống thủy lợi Vân Đình, Cống Thần, Ngoại Độ, Ba Thá... và trạm bơm Quảng Nguyên, Liên Phương, Ngọ Xá, Hồng Quang) có khả năng phục vụ tưới tiêu cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp của huyện (khoảng 10.700 ha). Tuy vậy, nhiều trạm bơm và hệ thống kênh mương được xây dựng từ lâu, bị bồi lấp, các thông số kỹ thuật không còn phù hợp, máy móc thiết bị đã xuống cấp, nên năng lực tưới, tiêu úng cho sản xuất còn bị hạn chế, hệ thống kênh mương nội đồng ở nhiều xã còn chậm được kiên cố hóa và đang bị xuống cấp, hạn chế tác dụng của công trình. Hệ thống tưới cho vùng bãi còn nhiều khó khăn.

c. Giáo dục

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cấp trường được tăng cường; Huyện đã kiểm tra 82/90 đơn vị trường học, kết quả đạt: loại tốt 10 trường, khá 65 trường, đạt yêu cầu 07 trường; phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội thanh tra chuyên ngành 06 đơn vị trường học, kết quả: 05 trường xếp loại tốt, 01 trường xếp loại khá.

d. Y tế

Mạng lưới y tế huyện Ứng Hòa phát triển rộng khắp đến các địa bàn dân cư, gồm có: Bệnh viện huyện Vân Đình (quy mô 247 giường) được nâng cấp thành bệnh viện đa khoa khu vực; 3 phòng khám đa khoa khu vực (quy mô 20 giường); 29 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số 145 giường bệnh.Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, chất lượng hoạt động y tế được cải thiện. Có 29/29 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, 100% trạm được cấp nước sạch.

e. Văn hóa, thể dục thể thao

Trong năm qua, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng người Ứng Hòa thanh lịch, văn minh được triển khai sâu rộng. UBND huyện đã công nhận 2 làng, 1 tổ dân phố văn hóa được công nhận lần đầu giai đoạn 2014-2016. Hiện nay, Huyện Ứng Hòa đã có 102/133 thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định của bộ văn hóa, đạt tỷ lệ 76,69%. Sân thể thao các thôn 53/133 thôn (39,84%).

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.3.1. Thuận lợi

- Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng - nơi có bước phát triển đáng kể, giữ được mức tăng trưởng kinh tế (GDP) cao, có ý nghĩa tạo động lực cho phát triển của cả nước điều này có ý nghĩa rất lớn tạo động lực cho sự phát triển của Ứng Hòa.

- Cơ cấu kinh tế của vùng đã có bước chuyển dịch quan trọng, nhất là khu vực công nghiệp và dịch vụ.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển khá đồng bộ và ngày càng hoàn thiện cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn lớn là những điều kiện đặc biệt thuận lợi để huyện phát triển nhanh kinh tế xã hội, đặc biệt là dịch vụ, du lịch cao cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- An ninh chính trị, kinh tế, tư tưởng văn hóa, an ninh thông tin và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

4.1.3.2. Khó khăn

- Các ngành kinh tế của Ứng Hòa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng; các mục tiêu quy hoạch đề ra hầu hết chưa thực hiện được.

- Sự phát triển trong từng thời kỳ, trên từng xã còn mang tính tự phát, công tác quy hoạch còn yếu, không bám sát quy hoạch đề ra.

- Việc hình thành các loại thị trường còn chậm và chưa đồng bộ, tư duy về kinh tế thị trường thua kém các tỉnh phía Nam, vẫn còn nhiều yếu tố tự cung tự cấp, mặt trái của cơ chế thị trường vẫn chi phối không nhỏ.

Nhìn chung, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã tác động rất lớn đến việc sử dụng đất đai trong vùng, đặc biệt là việc phát triển đô thị, các khu, cụm công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đòi hỏi phải chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, kéo theo giải quyết công ăn, việc làm cho nông dân không còn đất sản xuất nông nghiệp, trong khi vẫn phải giải quyết công ăn việc làm cho lao động thất nghiệp và lao động tăng thêm do tăng dân số tự nhiên.

4.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN ỨNG HÕA

Dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý thực hiện xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội và huyện Ứng Hòa (chi tiết phụ lục 01), trong giai đoạn 2011- 2017 huyện Ứng Hòa đã triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới cho kết quả thấy được: Công tác xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện tương đối tốt; Đến hết năm 2017 đã có 12/28 xã được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; 03 xã đang hoàn thiện hồ sơ để trình Thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM, 7 xã đạt 18-19 tiêu chí, 1 xã đạt 17 tiêu chí, 2 xã đạt 16 tiêu chí, 3 xã đạt 15 tiêu chí. Kết quả cụ thể về xây dựng nông thôn mới huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 44 - 62)