Tổng hợp ý kiến của cán bộ và nhân dân trong đánh giá việc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 88 - 90)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.4.Tổng hợp ý kiến của cán bộ và nhân dân trong đánh giá việc thực hiện

4.3. Tình hình thực hıện quy hoạch xây dựng nông thôn mớı tạı các xã đıểm

4.3.4.Tổng hợp ý kiến của cán bộ và nhân dân trong đánh giá việc thực hiện

xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm

Để thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới thì cũng luôn cần đến sự đóng góp, xây dựng của người dân và sự chỉ đạo của ban quản lý xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Từ đó việc điều tra, thu thập ý kiến của nhân dân cách tiếp cận thông tin về quy hoạch NTM được thể hiện tại hình 4.4:

Hình 4.4. Tổng hợp ý kiến ngƣời dân về nguồn tiếp cận thông tin NTM

Qua hình trên ta thấy, người dân ở cả 3 xã đều được các cán bộ địa như các đoàn thể tích cực truyền tải đến cho người dân những thông tin cần thiết về quy hoạch nông thôn mới. Tại xã Hoa Sơn có tỉ lệ người dân được biết thông tin về quy hoạch nông thôn từ Chính quyền xã cao hơn so nhóm 2 các xã Quảng Phú Cầu và xã Minh Đức. Từ đó đánh giá được hoạt động của Cán bộ ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của các xã có hiệu quả.

Do hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ ban chỉ đạo ở các xã khác nhau nên việc tham gia đóng góp của người dân cho chương trình xây dựng NTM ở các xã cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

Bảng 4.22. Tổng hợp ý kiến về hình thức đóng góp của ngƣời dân cho chƣơng trình xây dựng NTM

Nội dung Số phiếu

Nhóm 1 Nhóm 2

Hoa Sơn Quảng Phú Cầu Minh Đức

Đóng góp bằng tiền 30 83,33 60,00 70,00 Đóng góp ngày công

lao động 30 83,33 60,00 70,00 Hiến đất 30 73,33 33,33 60,00

Qua bảng trên ta thấy, người dân ở cả 3 xã Quảng Phú Cầu, Minh Đức và Hoa Sơn đều tham gia đóng góp trong việc xây dựng NTM chủ yếu là góp tiền, vốn và đóng góp ngày công lao động. Tuy nhiên, nhìn chung việc tham gia đóng góp xây dựng NTM ở xã Hoa Sơn được thực hiện tích cực hơn khi có 83,33% người dân được hỏi tham gia đóng góp ngày công lao động, đóng góp tiền, vốn và 73,33% người dân tham gia hiến đất làm đường, làm các công trình thủy lợi. Trong khi đó nhóm 2 các xã Quảng Phú Cầu, Minh Đức chỉ có 60-70% người dân tham gia đóng góp ngày công lao động, 60-70% tham gia đóng góp tiền vốn và chỉ có 33,33-60% tham gia hiến đất.

- Cách thức tổ chức thực hiện của ba xã khác nhau:

+ Nhóm 1: Xã Hoa Sơn thực hiện tốt công tác tuyên tuyền với nhiều cách làm hay như: tuyên truyền qua các gương người thật, việc thật; ngoài việc tuyên truyền trên Đài truyền thanh xã ý nghĩa và tác dụng thiết thực của việc làm đường, nêu khó khăn khi giải phóng mặt bằng phải mở rộng đường qua nhiều phần đất của nhân dân... Vận động người dân hiến đất, trong đó nhấn mạnh việc khi làm đường, mở rộng đường nhân dân đi lại thuận tiện, đỡ lầy lội, đặc biệt giá trị mảnh đất của các hộ ven đường được nâng lên.

+ Nhóm 2 gồm có xã Quảng Phú Cầu và xã Minh Đức thì thấy được rằng xã Minh Đức có công tác tuyên truyền tốt hơn so với xã Quảng Phú Cầu. Nhóm 2 xã này mới chỉ xây dựng kế hoạch thực hiện, chưa thường xuyên tuyên truyền trên Đài truyền thanh, các cuộc họp của chi bộ, của thôn, các đoàn thể chưa có các hình thức tuyên truyền, vận động,... . Bên cạnh đó, một số cán bộ, đảng viên lại thiếu tính tiền phong, gương mẫu trong công tác xây dựng nông thôn mới nên làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân.

- Công tác huy động nguồn vốn:

+ Nhóm 1: Xã Hoa Sơn là xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nằm gần trung tâm thị trấn, xã chủ yếu vận động các đồng chí cán bộ thôn, xã, đảng viên gương mẫu trong đóng góp và vận động gia đình, người thân tham gia hưởng ứng, gửi thư kêu gọi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Khi công trình hoàn thành đã tổ chức khánh thành và mời nhân dân trong thôn và các doanh nghiệp về dự và vinh danh những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công trình.

+ Nhóm 2: Xã Minh Đức cũng có những thu hút kinh doanh các mặt hàng giày da, tăm tre...phát triển ; tuy nhiêu kêu gọi tài chợ cho việc xây dựng nhà văn hóa thôn và ý thức bảo vệ môi trường còn chưa được tốt. Đối với, xã Quảng Phú Cầu là xã làng nghề nên nền kinh tế - xã hội của xã phát triển, tuy nhiên các cán bộ địa phương cũng tích cực tuyền truyền vẫn chưa được người dân ủng hộ. Mặc dù Quảng Phú Cầu có nguồn vốn từ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển, nhưng nguồn vốn để xử lý chất thải ra môi trường thì chưa có, nên đã khiến dòng sông Đáy và môi trường sống của người dân bị ô nhiễm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 88 - 90)