Tình hình thực hiện quy hoạch giao thông xã Minh Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 83)

STT Tên công trình Hiện trạng 2011 Quy hoạch Tình hình thực hiện Nguồn vốn Chiều dài (km) Chiều rộng mặt đường (m) Chiều dài (km) Chiều rộng mặt đường (m) Thời gian dự kiến 1 Đường liên xã 4,00 4,00 4,00 5,00 2012- 2017 Đã thực hiện năm 2014 NSNN 2 Đường trục thôn 3,50 2,50 3,50 3,5- 4,0 2011- 2016 Đã thực hiện năm 2015, với chiều rộng mặt đường 4,0 m NN&ND 3 Đường làng ngõ xóm 14,34 2,00 14,34 3,00 2011- 2017 Đã thực hiện năm 2015 NN&ND 4 Đường nội đồng chính 12,00 1,50 12,00 2,00 2020 Đang thực hiện NN&ND

- Đường liên xã, trục xã: 4 km. Số km đã được nhựa hóa: 4 km (đạt 100%). chất lượng đạt chuẩn theo kỹ thuật của Bộ GTVT.

- Đường trục thôn: dài 3,5 km. Số km đã được cứng hóa 2,7 km, còn lại 0,8 km đường liên thôn đoạn đường từ thôn Nam Chính đi thôn Quan Châm được trải đá cấp phối chưa được bê tông hóa.

- Đường ngõ xóm: Dài 14,34 km, đã được cứng hóa được 14,34 km đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa, đạt tỷ lệ 100%.

- Giao thông nội đồng: tổng số km giao thông trục chính nội đồng 12,00 km đã cứng hóa 100% ( trong đó: 5 km mặt đường đổ bê tông, 7 km mặt đường được trải đá cấp phối). Các tuyến cần được bê tông hóa còn lại 7 km:

+ Tuyến đường ra khu thủy sản thôn Bùng 3 km đang được thi công; + Tuyến đường ra khu đa canh thôn Giới Đức 1,5 km đang được thi công; + Tuyến đường Trỗ thôn Cầu 1,3 km chưa được đổ bê tông mặt đường;

+ Tuyến đường Đọ thôn Bùng 1,2 km chưa được đổ bê tông mặt đường. * Thủy lợi:

- Hệ thống trạm bơm: Năm 2011, xã có 12 trạm bơm tại 6 thôn tuy nhiên chỉ còn 4 trạm bơm ở thôn Nam Chính và thôn Bùng còn hoạt động tốt, còn lại 8 trạm ở các thôn còn lại đã xuống cấp cần phải tu sửa. Năm 2017, xã quản lý 12 trạm bơm trong đó có 4 trạm cố định, 8 trạm giã chiến, 12 trạm bơm do 6 hợp tác xã nông nghiệp quản lý đã được nâng cấp công suất lên 1.800 m3/h và đều hoạt động tốt.

- Hệ thống kênh mương tưới tiêu: Hiện tại xã có 43,885 km kênh mương cấp 3 do xã quản lý đã được cứng hóa. (Chi tiết tại phụ lục 10).

* Hệ thống cung cấp điện

Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn 100%.

- Trạm biến áp: Năm 2011, xã chỉ có 7 trạm biến áp trong đó có trạm biến áp thôn Nam Chính và thôn Giới Đức đã xuống cấp cần cải tạo. Đến năm 2017, hiện tại trên địa bàn xã có 9 trạm biến áp hoạt động với công suất mỗi trạm 400KVA, trong đó có 2 trạm xây mới hoàn toàn tại thôn Giới Đức và thôn Cầu. (Chi tiết tại phụ lục 11).

- Toàn xã 100% hộ gia đình sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện lưới quốc gia.

* Hệ thống cấp nước

Hiện trạng năm 2011, trên địa bàn xã chưa có trạm cấp nước sạch tập trung mà chủ yếu là nguồn nước sinh hoạt của nhân dân do các hộ tự khoan giếng lấy nước sử dụng. Tuy nhiên trữ lượng nước ngầm có khả năng cung cấp cho khai thác tập trung. Dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn (2016–2020) trên địa bàn huyện sẽ đầu tư nâng công suất công trình cấp nước Trung Tú lên 3000 m3/ngđ để cấp cho các xã Đông Tân, Minh Đức. Như vậy cùng với lộ trình trên Minh Đức sử dụng đường ống đi ngầm từ trạm cung cấp nước sạch tập trung tại xã Trung Tú theo các tuyến đường giao thông để cấp nước cho các hộ trong xã đến năm 2020 toàn xã sẽ có 100% số hộ được dùng nước sạch.

c. Quy hoạch mạng lưới điểm dân cư

Theo quy hoạch, xã Minh Đức chủ động mở rộng các khu dân cư dựa trên các diện tích các làng xóm cũ, tổ chức các hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất tại các diện tích đất ở mới được quy hoạch.

Bảng 4.20. Kết quả thực hiện quy hoạch mạng lưới điểm dân cư đến năm 2017 năm 2017

STT Hạng mục

Quy hoạch Diện tích hoàn thành (ha) Tỷ lệ hoàn thành (%) Diện tích (ha) Thời gian

1 Đất ở mới thôn Cầu 1,48 2014 0,87 58,84 2 Đất ở mới thôn Bùng 1,38 2015 0,98 71,01 3 Đất ở mới thôn Thần 1,85 2014 0,75 40,63 4 Đất ở mới thôn Nam Chính 1,38 2015 0,98 71,01 5 Đất ở mới thôn Giới Đức 1,40 2014 0,75 53,57 6 Đất ở mới thôn Quan Châm 0,16 2016 0,16 100,00

Qua bảng trên ta thấy, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư của xã đã được tiến hành thực hiện nhưng tiến độ khá chậm, tỷ lệ diện tích thực hiện chưa cao. Theo phương án quy hoạch, toàn xã có tổng cộng 6 khu dân cư xây dựng đất ở mới, diện tích đã thực hiện là 4,49/7,65 ha chỉ đạt khoảng 58,75%, tất cả các khu quy hoạch đất ở mới đều chưa được thực hiện đủ diện tích đúng theo phương án quy hoạch. Đất ở mới thôn Quan Châm đạt tỷ lệ thực hiện cao nhất với 100% còn đất ở mới thôn Thần chỉ đạt tỷ lệ thực hiện thấp nhất với 40,63%.

Nhận xét chung: Các công trình trong Đề án xây dựng NTM xã Minh Đức được tổ chức thực hiện cơ bản đạt kế hoạch đề ra về: vị trí xây dựng, diện tích quy hoạch và tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm: khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng và nguồn lực của địa phương có hạn. Bên cạnh đó còn có quy hoạch trung tâm văn hóa thể thao xã và bưu điện xã chưa thực hiện được do chưa huy động được nguồn vốn đầu tư.

3. Phƣơng án quy hoạch sản xuất nông nghiệp

Theo bảng 4.21 điều tra về tình hình thực hiện quy hoạch vùng sản xuất xã Minh Đức giai đoạn 2011-2020 cho thấy:

Sản xuất nông nghiệp: Do quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp của xã là 672,29 ha, tuy diện tích nông nghiệp lớn nhưng không đem lại lợi nhuận lớn, nên người dân tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiện đại hóa. Theo quy hoạch xã được phân làm 03 vùng sản xuất chính: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng chuyên sản xuất màu, vùng trồng lúa cao sản kết hợp thả cá. Và tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản hiện có 197,59 ha trên toàn xã.

Nhận xét: Việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất đã từng bước hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã, mạng lưới chợ được đầu tư hoạt động có hiệu quả, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, giúp người dân nâng cao thu nhập và ổn định đời sống.

Bảng 4.21. Kết quả thực hiện quy hoạch vùng sản xuất xã Minh Đức đến năm 2017

TT Tên công trình

Theo quy hoạch

Tình hình thực hiện Diện tích (ha) Vị trí 1 Vùng sản xuất lúa chất lượng cao 20,90 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quai mạ, Quan tranh, Vòng giữa, bãi, Đồng chuôm, đồng vang

Đã thực hiện

62,33

Đồng trong, Đông Bi, Phần Trăm, Đầu Bầu, Hai Quà, Cánh Đồng lĩnh

Đã thực hiện

19,70 Vườn cũ, Ba cang, Cửa

vườn, cánh dộc Đã thực hiện 56,10 5% Đồng Quan, Đường quan, Giữa đồng, Ao cá, Đống Nâu, Đầu đình, Đường đọ, Đã thực hiện 2 Vùng chuyên sản xuất màu 28,07 Vườn Đanh, Tù Vũ, cánh Mang Cá, Đường Kiêu, Cửa Ao, Đường Dõng, Cánh Sếu, Đồng Lồ, Ma Gà, Đường màu sau làng, Ma Học

Đã thực hiện

3 Sản xuất

đa canh 150,51

Đồng Thai, Đồng Sậy, Đầu Cầu, Song Dâu, Đồng Cỏ, Đồng Dền, Đường Dưa, Đìa, Làn, Cửa Cống, Bến Thinh Khôi, Khoảnh Đông Lim Cỏ Dốc, Gốc Đa, Chằm Thượng, Chằm Hạ, Chóp Chài, Mả Bối Đã thực hiện được 14,04 ha; còn lại các xứ đồng: Gốc Đa, Chằm Thượng, Chằm Hạ, Chóp Chài, Mả Bối, Đồng Thai, Đồng Sậy, Đầu Cầu, Song Dâu, Đồng Cỏ, Đồng Dền

4.3.4. Tổng hợp ý kiến của cán bộ và nhân dân trong đánh giá việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm

Để thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới thì cũng luôn cần đến sự đóng góp, xây dựng của người dân và sự chỉ đạo của ban quản lý xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Từ đó việc điều tra, thu thập ý kiến của nhân dân cách tiếp cận thông tin về quy hoạch NTM được thể hiện tại hình 4.4:

Hình 4.4. Tổng hợp ý kiến ngƣời dân về nguồn tiếp cận thông tin NTM

Qua hình trên ta thấy, người dân ở cả 3 xã đều được các cán bộ địa như các đoàn thể tích cực truyền tải đến cho người dân những thông tin cần thiết về quy hoạch nông thôn mới. Tại xã Hoa Sơn có tỉ lệ người dân được biết thông tin về quy hoạch nông thôn từ Chính quyền xã cao hơn so nhóm 2 các xã Quảng Phú Cầu và xã Minh Đức. Từ đó đánh giá được hoạt động của Cán bộ ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của các xã có hiệu quả.

Do hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ ban chỉ đạo ở các xã khác nhau nên việc tham gia đóng góp của người dân cho chương trình xây dựng NTM ở các xã cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

Bảng 4.22. Tổng hợp ý kiến về hình thức đóng góp của ngƣời dân cho chƣơng trình xây dựng NTM

Nội dung Số phiếu

Nhóm 1 Nhóm 2

Hoa Sơn Quảng Phú Cầu Minh Đức

Đóng góp bằng tiền 30 83,33 60,00 70,00 Đóng góp ngày công

lao động 30 83,33 60,00 70,00 Hiến đất 30 73,33 33,33 60,00

Qua bảng trên ta thấy, người dân ở cả 3 xã Quảng Phú Cầu, Minh Đức và Hoa Sơn đều tham gia đóng góp trong việc xây dựng NTM chủ yếu là góp tiền, vốn và đóng góp ngày công lao động. Tuy nhiên, nhìn chung việc tham gia đóng góp xây dựng NTM ở xã Hoa Sơn được thực hiện tích cực hơn khi có 83,33% người dân được hỏi tham gia đóng góp ngày công lao động, đóng góp tiền, vốn và 73,33% người dân tham gia hiến đất làm đường, làm các công trình thủy lợi. Trong khi đó nhóm 2 các xã Quảng Phú Cầu, Minh Đức chỉ có 60-70% người dân tham gia đóng góp ngày công lao động, 60-70% tham gia đóng góp tiền vốn và chỉ có 33,33-60% tham gia hiến đất.

- Cách thức tổ chức thực hiện của ba xã khác nhau:

+ Nhóm 1: Xã Hoa Sơn thực hiện tốt công tác tuyên tuyền với nhiều cách làm hay như: tuyên truyền qua các gương người thật, việc thật; ngoài việc tuyên truyền trên Đài truyền thanh xã ý nghĩa và tác dụng thiết thực của việc làm đường, nêu khó khăn khi giải phóng mặt bằng phải mở rộng đường qua nhiều phần đất của nhân dân... Vận động người dân hiến đất, trong đó nhấn mạnh việc khi làm đường, mở rộng đường nhân dân đi lại thuận tiện, đỡ lầy lội, đặc biệt giá trị mảnh đất của các hộ ven đường được nâng lên.

+ Nhóm 2 gồm có xã Quảng Phú Cầu và xã Minh Đức thì thấy được rằng xã Minh Đức có công tác tuyên truyền tốt hơn so với xã Quảng Phú Cầu. Nhóm 2 xã này mới chỉ xây dựng kế hoạch thực hiện, chưa thường xuyên tuyên truyền trên Đài truyền thanh, các cuộc họp của chi bộ, của thôn, các đoàn thể chưa có các hình thức tuyên truyền, vận động,... . Bên cạnh đó, một số cán bộ, đảng viên lại thiếu tính tiền phong, gương mẫu trong công tác xây dựng nông thôn mới nên làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân.

- Công tác huy động nguồn vốn:

+ Nhóm 1: Xã Hoa Sơn là xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nằm gần trung tâm thị trấn, xã chủ yếu vận động các đồng chí cán bộ thôn, xã, đảng viên gương mẫu trong đóng góp và vận động gia đình, người thân tham gia hưởng ứng, gửi thư kêu gọi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Khi công trình hoàn thành đã tổ chức khánh thành và mời nhân dân trong thôn và các doanh nghiệp về dự và vinh danh những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công trình.

+ Nhóm 2: Xã Minh Đức cũng có những thu hút kinh doanh các mặt hàng giày da, tăm tre...phát triển ; tuy nhiêu kêu gọi tài chợ cho việc xây dựng nhà văn hóa thôn và ý thức bảo vệ môi trường còn chưa được tốt. Đối với, xã Quảng Phú Cầu là xã làng nghề nên nền kinh tế - xã hội của xã phát triển, tuy nhiên các cán bộ địa phương cũng tích cực tuyền truyền vẫn chưa được người dân ủng hộ. Mặc dù Quảng Phú Cầu có nguồn vốn từ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển, nhưng nguồn vốn để xử lý chất thải ra môi trường thì chưa có, nên đã khiến dòng sông Đáy và môi trường sống của người dân bị ô nhiễm.

4.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HÕA DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HÕA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.1. Các tồn tại trong thực hiện quy hoạch nông thôn mới

Đánh giá chung, bên cạnh những thành công đạt được, có thể nêu lên một số tồn tại, vướng mắc lớn ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM hiện nay, đó là:

- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về việc thực hiện quy hoạch nông thôn mới còn chưa đạt hiệu quả cao;

- Công tác chỉ đạo điều hành có lúc, có nơi còn nhiều lúng túng, phân công nhiệm vụ chưa rõ người, rõ việc, do đó gặp nhiều khó khăn trong công tác thực hiện;

- Công tác huy động thu hút nguồn vốn đầu tư, tổ chức và nhân dân cùng tham gia bỏ vốn đầu tư thực hiện các dự án còn hạn chế; UBND các xã chưa có kế hoạch và giải pháp cụ thể nhằm phát huy các nguồn lực trong cộng đồng dân cư; nguồn vốn của ngân sách xã chủ yếu dựa vào đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất; vốn lồng ghép của cấp trên chưa được bố trí kịp thời.

4.4.2. Đề xuất các giải pháp thực hiện xây dựng quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2018- 2020 giai đoạn 2018- 2020

4.4.2.1. Giải pháp về tuyên truyền

- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”.

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để nhân dân được biết và thực sự hiểu rõ mục đích, ý nghĩa cũng như trách nhiệm của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Đổi mới cả về nội dung và phương thức tuyên truyền, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Chú trọng tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, qua các cuộc sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.

4.4.2.2. Giải pháp về công tác tổ chức thực hiện

* Giải pháp về chỉ đạo, điều hành

- Các đoàn thể cấp huyện cần có kế hoạch cụ thể phối hợp với các xã thực hiện nội dung, tiêu chí nào trong năm. Các phòng của UBND huyện, các ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng và hằng năm, đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp thực hiện hiệu quả.

- Ban chỉ đạo các xã: Triển khai kế hoạch sát với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị. Trước hết, tập trung cho nhiệm vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Với mục tiêu cần phải đạt là: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện xây dựng NTM từ hộ gia đình (từ trong nhà ra ngõ), chỉnh trang nhà ở, đảm bảo vệ sinh, thôn xóm sạch đẹp, không có tệ nạn xã hội,...

- Nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 83)