Cơ sở thực tiễn của quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 27)

2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nƣớc trên thế giới

2.2.1.1. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc

Hàn Quốc từ đất nước nghèo nàn, lạc hậu đã trở thành nước phát triển có mức sống cao trong những năm 70. Một trong những yếu tố thành công ở Hàn Quốc trong phát triển khu vực nông thôn là Saemaml Undong. Phong trào này bắt đầu ở nông thôn nên được hiểu là “Phong trào làng mới” với mục tiêu xây dựng nền tảng cho cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi gia đình, làng xã, góp phần vào sự tiến bộ chung của toàn xã hội. Tinh thần của phong trào này “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. “Chăm chỉ” là động lực tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công; “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân; “Hợp

tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể.

Phong trào Saemaul Undong của hàn Quốc: nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962 - 1966) và thứ II (1966 - 1971) với chủ chương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào Saemaul Undong. Mục tiêu của phong trào này là “nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu có hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn” (Tuấn Anh, 2012).

Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971 - 1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào.

Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.

Phong trào Saemaul Undong (phong trào cộng đồng mới hay phong trào làng mới) của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển. Phong trào SU, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có (Khánh Phương, 2017).

2.2.1.2. Xây dựng nông thôn mới ở Thái Lan

Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Thái Lan cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của Nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Khánh Phương, 2017).

2.2.1.3. Xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới II, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, không chỉ sản xuất công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt ở mức rất thấp, nguyên liệu và lương thực trong nước thiếu thốn trầm trọng. Do vậy trong điều kiện đất chật

người đông, để phát triển nông nghiệp Nhật Bản coi phát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp là biện pháp hàng đầu.

Thành công quan trọng về định hướng đầu tư khiến cho sản xuất nông nghiệp vào năm 1950 đã được phục hồi xấp xỉ mức trước chiến tranh, sản lượng tiếp tục tăng và tới năm 1953 đã vượt mức trước chiến tranh 30%. Có được kết quả này là do Nhật Bản tập trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: Tăng cường sử dụng phân hóa học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ thuật tưới tiêu nước cho ruộng lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất...

Để phát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp, Nhật Bản chủ yếu dựa vào các viện nghiên cứu nông nghiệp của Nhà nước và chính quyền các địa phương. Viện quốc gia về khoa học nông nghiệp được thành lập ở cấp quốc gia. Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu nông nghiệp cũng tăng cường liên kết nghiên cứu với các trường đại học, các xí nghiệp tư nhân và các hội khuyến nông. Mục tiêu của sự liên kết này là giúp nông dân tiếp cận công nghệ, trang thiết bị tiên tiến, giúp tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định.

Bước ngoặt của chính sách nông nghiệp của Nhật Bản thực sự bắt đầu khi Luật Nông nghiệp cơ bản được ban hành vào năm 1961, với hai phương hướng chính sách chủ yếu: Phát triển sản xuất có chọn lọc và giảm sản xuất những nông phẩm có sức tiêu thụ kém. Khi sản xuất hàng hóa lớn phát triển, Nhật Bản tập trung đất đai, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nông hộ lớn hoặc trang trại để tạo điều kiện cơ giới hóa, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh.

HTX có vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản. Chính phủ rất coi trọng thể chế vận hành các HTX nông nghiệp và đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ phát triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất nhằm giúp người nông dân thoát khỏi cảnh đói nghèo và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vai trò của các HTX và tổ chức kinh tế HTX dịch vụ đã thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất và chuyên môn hóa sâu theo hướng thương mại hóa trong nông nghiệp nước này.

Từ khi bắt đầu công nghiệp hóa, 80% nhà máy lớn đã được xây dựng ở nông thôn; 30% lao động nông nghiệp tham gia hoạt động phi nông nghiệp, năm 1960 tỷ lệ này tăng lên 66%. Nhờ chủ trương này mà công nghiệp sử dụng được

một nguồn lao động rẻ, dân cư nông thôn có thu nhập cao. Năm 1950 thu nhập phi nông nghiệp đóng góp gần 30% tổng thu nhập của cư dân nông thôn Nhật Bản, năm 1990 tăng lên tới 85% (Khánh Phương, 2017).

2.2.1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc có 38.000 xã thì có gần 10.000 xã và 300.000 thôn không có đường nhựa và bê tông liên thông nhau. Khoảng 20 triệu hộ nông dân không có điện dùng. Tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ cho nông nghiệp chỉ đạt 40% (tỷ lệ này ở các nước phát triển là 75-80%). Trong khi đó, qua khảo sát trên diện rộng, các nhà nghiên cứu thấy rằng, phổ biến là các nhà lãnh đạo, giới truyền thông, các học giả thì rất nhiệt huyết với phong trào, nhưng ở cơ sở thì nông dân tỏ ra bàng quan. Càng ở khu vực kém phát triển thì tính tích cực của người dân càng ít. Điều đó một phần do hạn chế về kinh tế nhưng chủ yếu do trình độ văn hóa và nhận thức của người dân.

Từ khi khởi xướng chương trình “Tam nông”, Chính phủ Trung Quốc đã ngày càng tăng đầu tư và bảo hộ cho phát triển nông thôn - nông nghiệp. Nếu năm 2000 mức chi là 123,1 tỷ nhân dân tệ thì năm 2006 là 339,7 tỷ nhân dân tệ (tăng 2,75 lần). Nhưng nhiều nơi sử dụng nguồn kinh phí này không đúng mục đích. Nhiều nơi còn kê khống mà thực chất là chi cho việc khác. Tình trạng trên đã dẫn đến kết quả là: Hiệu quả của chương trình “Tam nông” bị hạn chế.

Trước tình hình đó, Trung Quốc đã có những điều chỉnh tích cực bằng nhiều giải pháp và chính sách. Chúng tôi chỉ xin nêu tóm lược 2 giải pháp lớn được coi là thiết thực, hữu hiệu trong phát triển nông nghiệp - nông thôn ở Trung Quốc những năm vừa qua.

- Xây dựng NTM hình thành mô hình nông thôn văn minh

Từ đầu năm 2000, Trung Quốc chỉ đạo xây dựng 10 làng mẫu, những làng đầu tiên có thiết kế kiến trúc “thô cứng”: Đường thẳng tắp, dân cư chia thành các ô bàn cờ vuông vức, kiến trúc các nhà dân theo một số kiểu giống nhau, ít cây xanh và không gian cảnh quan công cộng xen kẽ. Do đó nó giống phố hơn làng. Những làng xây dựng về sau có tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp nên quy hoạch kiến trúc cảnh quan giống resort hơn.

Vai trò nhà nước thể hiện ở chỗ chỉ đạo xây dựng chương trình quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch: tập trung dân cư vào khu vực có phong thủy tốt, hỗ trợ đầu tư hạ tầng công cộng; nhà nước cấp đất để dân xây dựng nhà ở, chi phí

xây dựng do người dân tự lo nhưng phải xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc; mỗi hương, xã đều có ít nhất 2-3 kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư của Nhà nước ở tại đó đã hướng dẫn và giám sát xây dựng. Do đó các làng mới đều rất đẹp, không chỉ hiện đại, văn minh mà vẫn mang đầy đủ bản sắc nông thôn. Các làng mẫu của Trung Quốc đã đón hàng chục triệu khách trong nước và quốc tế đến tham quan học tập. Hình ảnh những làng mới như vậy đối nghịch rất nhiều với những làng “cũ” chưa làm NTM.

Họ xây dựng mô hình làng mới đó để thay đổi tư duy cho người Trung Quốc, rằng: NTM là phải như thế và có thể làm được. Nơi có điều kiện, cán bộ giỏi thì có thể hoàn thành trong 5-7 năm. Nơi kém thì có thể sau 50 năm cũng không sao cả. Tuy nhiên đến nay đã hình thành hàng chục ngàn làng mới và rất nhiều làng còn đẹp hơn các làng mẫu ban đầu.

- Có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn

Xây dựng NTM là phải phát triển, hiện đại hóa nông nghiệp. Ngoài việc hiện đại hóa hạ tầng sản xuất như: thủy lợi, đường sá, thông tin, chế biến, xử lý ô nhiễm môi trường… thì cần phải chuyên môn hóa, thâm canh cho các sản phẩm chủ lực của địa phương, gắn kết được thị trường trong nước và quốc tế…thì mới có điều kiện tăng sức cạnh tranh của nông sản và tăng thu nhập cho khu vực nông thôn. Chính vì vậy mà việc đưa doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào khu vực này là có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Và chính phủ Trung Quốc đã có một loạt các chính sách để thúc đẩy thu hút doanh nghiệp đầu tư.

+ Truyền thông rộng rãi cho các tầng lớp và giới doanh nghiệp công thương thấy rõ cơ hội và lợi ích khi tham gia đầu tư vào nông nghiệp và xây dựng NTM. Từ định hướng đó, với các chính sách cụ thể kèm theo đã giúp các doanh nghiệp tính toán xác định lĩnh vực, ngành nghề đầu tư trên cơ sở tính toán chi phí cơ hội và lợi thế.

+ Thực hiện chủ trương “sản nghiệp hóa nông nghiệp”. “Sản nghiệp hóa nông nghiệp” được giải thích là: Lấy thị trường trong và ngoài nước làm hướng đi, lấy nông hộ làm cơ sở, lấy doanh nghiệp đầu tàu làm chỗ dựa, lấy hiệu quả kinh tế làm trung tâm. Trong thực tế là chuyển dịch đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tập trung chuyên môn hóa vào các nghề trụ cột và sản phẩm chủ đạo của nông nghiệp địa phương. Thực hiện nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với thị trường bằng sản xuất theo chuỗi giá trị: Từ sản xuất - cung ứng - tiêu

thụ…các khâu trước - trong và sau của quá trình sản xuất trở thành một hệ thống kết nối chặt chẽ. Chính phủ cũng thực hiện giao đất cho nông dân (năm 2010) và nông dân có quyền được nhượng lại hoặc cho doanh nghiệp thuê sản xuất, giá cả do Nhà nước quy định sàn. Nông dân sau khi nhượng hoặc cho doanh nghiệp thuê vẫn có thể trở thành lao động làm thuê cho doanh nghiệp.

+ Dùng lợi ích thiết thực để khuyến khích thu hút các doanh nghiệp công thương và cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng NTM. Trước hết là chính sách thuế: Chính phủ vẫn thực hiện tăng thu thuế nói chung đối với doanh nghiệp nhưng lại giảm rất lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Ví dụ, thuế thu năm 2005 tăng so với 2004 là 20% nhưng 99% số thuế thu được là do các doanh nghiệp phi nông nghiệp đóng góp. Chính phủ miễn giảm thuế VAT cho doanh nghiệp chuyên sản xuất ra thuốc trừ sâu sinh học, phân hữu cơ. Các doanh nghiệp hợp tác với nông dân, hợp tác xã chế biến hàng nông sản được miễn thuế thu nhập. Về các chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tùy theo chính sách ngành nghề sẽ được hỗ trợ đầu tư hạ tầng thích hợp. Nhiều nơi mức hỗ trợ cải tạo đồng ruộng, xây dựng giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu, nhà lưới, nhà kính, xử lý ô nhiễm môi trường tới 20- 25% tổng chi phí (Tăng Minh Lộc, 2016).

2.2.2. Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

2.2.2.1. Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 27)