Xuất các giải pháp thực hiện xây dựng quy hoạch nông thôn mới gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 91)

giai đoạn 2018- 2020

4.4.2.1. Giải pháp về tuyên truyền

- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”.

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để nhân dân được biết và thực sự hiểu rõ mục đích, ý nghĩa cũng như trách nhiệm của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Đổi mới cả về nội dung và phương thức tuyên truyền, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Chú trọng tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, qua các cuộc sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.

4.4.2.2. Giải pháp về công tác tổ chức thực hiện

* Giải pháp về chỉ đạo, điều hành

- Các đoàn thể cấp huyện cần có kế hoạch cụ thể phối hợp với các xã thực hiện nội dung, tiêu chí nào trong năm. Các phòng của UBND huyện, các ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng và hằng năm, đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp thực hiện hiệu quả.

- Ban chỉ đạo các xã: Triển khai kế hoạch sát với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị. Trước hết, tập trung cho nhiệm vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Với mục tiêu cần phải đạt là: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện xây dựng NTM từ hộ gia đình (từ trong nhà ra ngõ), chỉnh trang nhà ở, đảm bảo vệ sinh, thôn xóm sạch đẹp, không có tệ nạn xã hội,...

- Nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới. + Thúc đẩy phát triển trình độ dân trí: Để việc xây dựng mô hình nông thôn mới thành công, đòi hỏi người dân cần phải có ý thức tự nâng cao trình độ của mình nhằm đưa các hoạt động đi theo đúng kế hoạch. Vì lợi ích của chính mình và lợi ích của cộng đồng.

+ Khuyến khích người dân tham gia lập kế hoạch phát triển làng: hiện nay vai trò này của người dân chưa được phát huy, một số người không muốn tham

gia. Vì vậy việc khuyến khích sự tham gia của người dân vào việc lập kế hoạch hết sức quan trọng, cần phát huy đẩy mạnh hơn nữa vai trò người dân.

* Giải pháp nhằm thực hiện công tác điều chỉnh đồ án quy hoạch đã được phê duyệt

- Tiếp tục phát triển toàn diện nông nghiệp đi vào chiều sâu, theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thành lập và củng cố, đổi mới hoạt động của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác; phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác ở nông thôn gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

- Sửa đổi bổ sung quy hoạch các công trình, dự án xây dựng nông thôn mới sao cho phù hợp với thực tế của địa phương, và cũng để việc bổ sung điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn đạt hiệu quả cao các ban ngành, cơ quan có thẩm quyền cần đề cao ý kiến đóng góp của nhân dân địa phương.

4.4.2.3. Giải pháp về vốn đầu tư

*Giải pháp huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước

Hiện nay, có nhiều chính sách huy động vốn từ ngân sách nhà nước cho xây dựng Chương trình NTM đã được ban hành như: Cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; hệ thống định mức phân bổ ngân sách chi đầu tư và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước; hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ gián tiếp thông qua cơ chế ưu đãi, miễn, giảm thuế…

Trong các quy định về vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho NTM chưa có quy định pháp lý phân định rõ nguồn kinh phí thuộc nội dung chi thường xuyên, chi đầu tư do ngân sách nhà nước phải bảo đảm và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư vốn phải thu hồi theo đúng bản chất vốn đầu tư. Vì vậy, UBND huyện Ứng Hòa cần phải:

- Xây dựng chi tiết phương án chi tiêu tài chính đối với từng hạng mục công trình đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên cơ sở xác định đúng nhu cầu thực tế của các địa phương. Thông qua đó xác định lượng vốn ngân sách Nhà nước cần thiết đầu tư;

- Có kế hoạch bố trí sử dụng ngân sách Nhà nước theo từng giai đoạn cụ thể.

*Giải pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư

Trong xây dựng NTM, người dân đóng vai trò là chủ thể. Huy động đúng sức dân cho xây dựng NTM là quan trọng và rất cần thiết. Người dân nông thôn có thu nhập thấp nhưng nếu được người dân đồng tình, ủng hộ thì có thể huy động được một lượng vốn không nhỏ.

Huy động đóng góp ở mức độ nào là vừa đủ, là không quá sức dân vừa không làm mất đi quyền tham gia đóng góp xây dựng NTM của các chủ thể, vừa không trái với chủ trương không huy động dân đóng góp bắt buộc; đồng thời, bảo đảm nguyên tắc không được ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo dân chủ, công khai về tài chính các khoản thu chi đầu tư cho xây dựng. Cần thực hiện đúng tiến độ đề ra, có vốn đến đâu thực hiện đến đó, tránh tình trạng hạng mục nào cũng làm kể cả khi chưa có vốn, hạng mục nào cũng dở dang, gây lãng phí kinh phí đầu tư, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và dễ phát sinh thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 21 làng nghề truyền thống gồm các xã Liên Bạt, xã Minh Đức, xã Quảng Phú Cầu, xã Trường Thịnh... cần đưa ra giải pháp thu hút vốn đầu tư doanh nghiệp. Vốn đầu tư từ doanh nghiệp và các nhà đầu tư là nguồn quan trọng và cần thiết trong xây dựng NTM. Đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho xây dựng NTM. Cùng với đó, xem xét xây dựng cơ chế và cách thức thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp theo hình thức BOT, PPP áp dụng cho Chương trình NTM; Sửa đổi quy định của Luật Đất đai để thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn; Nghiên cứu chính sách cho các doanh nghiệp thuê đất của nông dân, Nhà nước có chính sách hỗ trợ, nông dân đóng góp quyền sử dụng đất như cổ phần trong doanh nghiệp.

*Giải pháp về quản lý và sử dụng nguồn vốn

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới thì việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và hợp lý là điều rất quan trọng. Để làm tốt điều này cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị, công tác chỉ đạo thực hiện việc sử dụng nguồn lực phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến

địa phương. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện việc quản lý và sử dụng nguồn lực cần phải thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát, theo dõi để kịp thời phát hiện những biểu hiện tham nhũng, lãng phí làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bổ và sử dụng nguồn lực.

Để làm tốt điều này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở các xã phải được lựa chọn những người có trình độ, năng lực và tâm huyết với công việc để chắc chắn rằng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích.

Việc quản lý và sử dụng nguồn lực phải được thực hiện một cách công khai, dân chủ trong từng hoạt động.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1) Huyện Ứng Hòa có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi cho giao lưu luân chuyển hàng hóa, thu thập thông tin nắm bắt thị trường, tiếp nhận đầu tư công nghệ, vốn của các tổ chức trong và ngoài nước. Diện tích đất đai phần lớn đang trong quá trình đô thị hóa nên rất thuận lợi để xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng mới đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch chung của thành phố.

2) Sau 7 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện Ứng Hòa đã đạt được những kết quả đáng kể: 15 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (12 xã đã được thành phố công nhận, 3 xã Trường Thịnh, Kim Đường, Phương Tú đang hoàn thiện hồ sơ để trình Thành phố); 7 xã cơ bản đạt 18-19 tiêu chí; 1 xã đạt 17/19 tiêu chí, 2 xã đạt 16/19 tiêu chí, 3 xã đạt 15/19 tiêu chí. Đến nay, toàn huyện chỉ còn 03 tiêu chí chưa đạt là: Trường học, Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Thu nhập; 04 tiêu chí cơ bản đạt là: Giao thông, Cơ sở vật chất văn hóa, Môi trường và an toàn thực phẩm, Hộ nghèo. 12 tiêu chí còn lại đã đạt 100 % ở tất cả các xã.

3) Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM xã Hoa Sơn, xã Quảng Phú Cầu và xã Minh Đức đến năm 2017 cho thấy :

- Xã Hoa Sơn đã thực hiện xong quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đạt 19/19 tiêu chí và là một trong 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới sớm nhất huyện năm 2015.

- Xã Quảng Phú Cầu đã góp phần bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường trên địa bàn xã theo tiêu chuẩn NTM gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của xã. Công tác quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn xã đạt và cơ bản đạt 18/19 tiêu chí và 1 tiêu chí về môi trường chưa đạt do chất thải làng nghề hiện đang gây ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương. Để đạt chuẩn nông thôn mới xã cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thực hiện các dự án theo quy hoach đã được duyệt.

- Xã Minh Đức đã quy hoạch bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường trên địa bàn xã theo tiêu chuẩn NTM

gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của xã. Công tác quy hoạch xây dựng xây dựng NTM trên địa bàn xã đã cơ bản hoàn thành với chất lượng tốt đảm bảo đúng theo quy hoạch đề ra. Còn một số dự án chưa được thực hiện theo quy hoạch do chưa giải phóng được mặt bằng và thiếu nguồn vốn. Xã đã đạt là 16/19 chỉ tiêu xây dựng NTM.

(4) Việc đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội cho thấy, để hoàn thành các mục tiêu quốc gia về NTM theo kế hoạch đề ra ở các xã chưa đạt chuẩn cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

+ Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng NTM;

+ Sát sao trong chỉ đạo điều hành công tác tổ chức thực hiện xây dựng NTM ở các xã, điều chỉnh kịp thời các bất cập trong đồ án quy hoạch NTM;

+ Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM, quản lý hiệu quả và minh bạch nguồn vốn.

5.2. KIẾN NGHỊ

Ban chỉ đạo, ban quản lý xây dựng nông thôn mới của huyện cần tiếp tục công tác tuyên truyền vận động để dân biết, dân bàn, dân làm, dân đóng góp và dân kiểm tra trên địa bàn toàn huyện bởi nguồn lực từ dân đối với việc hoàn thành 19 tiêu chí về nông thôn mới.

Đề nghị huyện chỉ đạo các xã rà soát lại đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã phê duyệt; tổng hợp những nội dung còn bất cập để sớm bổ sung, điều chỉnh quy hoạch.

Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá thực hiện hiệu quả xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành trung ương (2008). Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (2012). Báo cáo kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, những vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ và nhiệm vụ trọng tâm năm 2012.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009). Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Thông tư số 07/2010/TT- BNNPTNT ngày 08/02/2010 hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính (2011). Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 hướng dẫn thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

6. Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.

7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009). Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010). Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013). Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

11. Khánh Phương (2017). Xây dựng nông thôn mới- kinh nghiệm của một số nước châu Á, Truy cập ngày 2/9/2017 từ http://iasvn.org/homepage/Xay-dung-nong- thon-moi---kinh-nghiem-cua-mot-so-nuoc-chau-A-10081.html.

12. Lê Mỹ (2017). Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới triển khai rộng khắp, đạt kết quả quan trọng, truy cập ngày 10/10/2017 tại https://baomoi.com/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-xay-dung-nong-thon-moi- trien-khai-rong-khap-dat-ket-qua-quan-trong/c/23510906.epi

13. Mai Thanh Cúc, Nguyễn Trọng Đắc, Quyền Đình Hà và Nguyễn Thị Tuyết Lan (2005). Giáo trình Phát triển nông thôn. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 14. Nguyễn Tiến Bằng (2016). Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng

nông thôn mới huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Quản lý đất đai. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

15. Nguyễn Ngọc Nông (2004). Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Nguyễn Văn Toản (2015). Đánh giá tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”. Luận văn Thạc sỹ Quản lý đất đai. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

17. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). Hướng dẫn số 456/HD-SNN ngày 11/12/2013 của Sở Nông nghiệp Hà Nội về phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới thành phố Hà Nội;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ứng hòa thành phố hà nội (Trang 91)