Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của tỉnh Thái Nguyên - một tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, có tọa độ địa lý: 210 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 Km về phía Nam dọc theo Quốc lộ 3, có giới hạn:

- Phía Bắc giáp: Huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ. - Phía Nam giáp: Thành phố Sông Công.

- Phía Tây giáp: Huyện Đại Từ.

- Phía Đông nam giáp: Huyện Phú Bình.

Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên cách sân bay Quốc tế Nội bài 52 km về phía Bắc. Về vị trí địa lý, thành phố Thái Nguyên tiếp cận thuận lợi với hệ thống giao thông quốc

gia như: Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 3 mới (Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên); đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Thái Nguyên - Kép - Lạng Sơn, Thái Nguyên - Núi Hồng; đường thủy có sông Cầu, sông Công nối Thái Nguyên với Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội, để phát triển giao thương trong nước & quốc tế. Trong đó tuyến Quốc lộ 3 mới và sau này là tuyến Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội đóng vai trò quan trọng kết nối thành phố Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng Thủ đô Hà Nội, hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng và hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Thành phố Thái Nguyên hiện nay có 27 đơn vị hành chính, bao gồm 19 phường là Tân Long, Quan Triều, Quang Vinh, Hoàng Văn Thụ, Túc Duyên, Đồng Quang, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Trưng Vương, Gia Sàng, Cam Giá, Hương Sơn, Tân Thành, Trung Thành, Tân Lập, Phú Xá, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Tích Lương và 8 xã là Thịnh Đức, Quyết Thắng, Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Hà, Cao Ngạn và Đồng Bẩm.

b. Địa hình, địa mạo

Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với các tỉnh miền núi khác trong vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. Đặc điểm địa hình tỉnh Thái Nguyên có thể chia thành 3 vùng địa hình là: Vùng địa hình vùng núi, vùng địa hình đồi cao núi thấp, vùng địa hình trung du và đồng bằng.

Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng địa hình trung du và đồng bằng. Thành phố có địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu vực đất bằng thấp trũng.

Thành phố Thái Nguyên có địa hình đa dạng, cảnh quan đẹp, như: Hồ Núi Cốc, sông Cầu, sông Công, hệ thống đồi bát úp xen kẽ là những lợi thế tự nhiên cho phát triển thành phố.

c. Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc, địa hình cao nên thường lạnh hơn so với các vùng xung quanh. Thành phố Thái Nguyên lấy nước từ ba nguồn chính là: Sông Công và Sông Cầu và trữ lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế.

Thành phố Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông (mang tính chất khí hậu chung của khí hậu miền Bắc nước ta).

* Mưa:

Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm hàng năm, có lượng mưa khá phong phú. Một năm bình quân có 198 ngày mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 - 10 và chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa hàng năm.

Lượng mưa trung bình năm Htb = 2007mm. Lượng mưa năm lớn nhất Hmax = 3008mm. Lượng mưa năm ít nhất Hmin = 977mm. * Gió, bão:

Thành phố Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão vì nằm xa biển. Theo tài liệu thống kê, cơn bão ngày 2/7/1964 là đổ bộ qua Bắc Thái với sức gió tới cấp 9, có lúc giật tới cấp 10.

* Nhiệt độ ,độ ẩm:

- Nhiệt độ bình quân năm 220 - 230C. - Độ ẩm tương đối trung bình ~ 80% * Số giờ nắng trong năm 1.690 giờ. * Số ngày có mây ~ 200 ngày trong năm. d. Thuỷ văn

Thành phố Thái Nguyên nằm giữa sông Cầu và sông Công do đó chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của hai sông này, đặc biệt là sông Cầu - trục thoát nước chính của thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

So với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú. Đặc biệt có sông Cầu chảy qua khu vực thành phố Thái Nguyên với Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,2 tỷ m³. Sông Cầu được điều tiết bằng hồ Núi Cốc trên sông Công (một chi lưu của nó) với dung tích hàng trăm triệu m³.

c. Tài nguyên rừng

Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

d. Tài nguyên khoáng sản

Tiềm năng khoáng sản của bản thân Thành phố là không đáng kể. Tuy nhiên, do nằm trong vùng giàu khoáng sản, Thành phố có thể thu hút tài nguyên tương đối dễ dàng từ các địa phương khác trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận thuộc vùng TDMNBB để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của mình.

4.1.1.3. Thực trạng môi trường

Thực trạng môi trường trên địa bàn Thành phố ở một số khu vực có dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước mặt ở các sông, hồ, chất lượng nước ở các ao hồ nói chung có xu hướng ngày càng giảm sút do xâm lấn và tình trạng nguồn nước thải không qua xử lý trực tiếp đổ vào các hồ vượt quá khả năng tự điều hòa của các hồ. Trong những năm qua công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố đã được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, tăng cường chỉ đạo phối hợp với các chuyên ngành thường xuyên duy trì thu gom rác sinh hoạt đạt tỷ lệ 97,5%, tiến hành kiểm tra vệ sinh môi trường các phường. Kết quả 100% các hộ đều sử dụng nhà vệ sinh, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, xử lý các thùng rác đúng quy định.

Trong những năm qua, tốc độ phát triển đô thị và gia tăng dân số trên địa bàn dẫn đến lượng chất thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố gia tăng rất nhanh, về cơ bản chất thải rắn, rác thải sinh hoạt không mang tính độc hại. Tuy nhiên, đời sống của người dân trong Thành phố ngày một nâng cao, lượng chất thải rắn sinh hoạt gia tăng, thành phần chất vô cơ, hữu cơ khó phân hủy chiếm tỷ lệ ngày một tăng.

Hiện nay chưa có hệ thống thoát nước thải riêng, các khu dân cư thải trực tiếp ra hệ thống sông, mương, hồ ao không qua xử lý, gây ô nhiễm mặt nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)