Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 58)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Kinh tế của Thành phố được duy trì và phát triển theo đúng định hướng cơ cấu trong 5 - 10 năm gần đây với xu hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp và tăng dần tỷ trọng dịch vụ. Trong đó, kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng trưởng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả. Dịch vụ thương mại phát triển rộng khắp trên địa bàn phục vụ nhu cầu dân sinh. Nhiều dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính phát triển. Kinh tế trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên giai đoạn từ 2012 đến nay tiếp tục duy trì, tốc độ tăng trưởng đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế huy động nguồn lực, phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật trong sản xuất kinh doanh; tăng cường kiểm tra chống buôn lậu, kinh doanh trái phép, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế.

Dịch vụ thương mại phát triển rộng khắp trên địa bàn phục vụ nhu cầu dân sinh. Nhiều dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính phát triển.

Thu ngân sách đạt kết quả tốt, công tác quản lý đô thị được chú trọng, có nhiều cách làm và mô hình mới, bộ mặt đô thị sáng, xanh, sạch hơn, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng Công nghệ thông tin được đẩy mạnh, tiến độ giải ngân đạt kết quả cao so với cùng kỳ năm 2015, các công trình trọng điểm được tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ. Giáo dục và Đào tạo tiếp tục là một trong những lá cờ đầu của ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô; công tác VHTT-TDTT hướng vào các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân và tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chung của Thành phố. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không có trọng án xảy ra; tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch giao.

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh kinh tế nước ta bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu. Một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn vẫn ổn định sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mặt khác do kết quả thực hiện gói kích cầu của Chính phủ nên nhiều

Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2016 đạt 15,5% (vượt 0,5% so với kế hoạch). Trong đó:

-Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 15.130 tỷ đồng, tăng 18,1 %. - Giá trị SX ngành công nghiệp - xây dựng đạt 38.903 tỷ đồng, tăng 15%. -Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.202 tỷ đồng, tăng 5%.

Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương (theo giá so sánh năm 2010) năm 2016 đạt 6.300 tỷ đồng, vượt 1,6% so với kế hoạch.

Thu ngân sách: Cả năm 2016 đạt 1.299,59 tỷ đồng, bằng 157,8% kế hoạch tỉnh, bằng 133,3% kế hoạch thành phố giao đầu năm và bằng 100% kế hoạch điều chỉnh.

Chi ngân sách: Cả năm 2016 đạt 1406,89 tỷ đồng, bằng 169% kế hoạch tỉnh, bằng 141,9% kế hoạch thành phố giao đầu năm và bằng 100% kế hoạch điều chỉnh.

Sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 29.128 tấn (tăng 2128 tấn), bằng 107,9% kế hoạch tỉnh và thành phố.

Tạo việc làm tăng thêm cho 4.000 lao động, bằng 100% kế hoạch.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,83%, hộ cận nghèo giảm còn 1,11% (theo chuẩn mới), đạt kế hoạch đề ra.

Giảm tỷ suất sinh thô năm 2016 ước đạt 0,1% đạt kế hoạch đề ra.

Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Quản lý 100% người nghiện có mặt trên địa bàn. Tổ chức cai nghiện cho 262 người bằng 131% kế hoạch, điều trị thay thế bằng Methadone cho 880 trường hợp bằng 111% kế hoạch.

Chỉ tiêu giao quân năm 2016 đạt 100% kế hoạch.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế trên địa bàn Thành phố được duy trì theo đúng định hướng cơ cấu: công nghiệp - dịch vụ với xu hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ.

a. Khu vực kinh tế dịch vụ

Năm 2016, hoạt động dịch vụ và thương mại trên toàn thành phố diễn ra tương đối sôi động, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của xã hội tăng cao; các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh đã tích cực đầu tư, mở rộng kinh doanh, áp dụng nhiều hình thức dịch vụ để đáp ứng kịp thời nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại được duy trì. Thành

phố đã mở nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật cho 422 cơ sở kinh doanh trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường. Tình hình buôn lậu, hàng cấm đã giảm; tuy nhiên hàng giả, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng và vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ còn diễn biến phức tạp.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2016 đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2016 trên địa bàn đạt mức tăng trưởng ổn định, mức tiêu thụ hàng hóa có chiều hướng tăng. Để tiếp tục tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, Thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền về tình hình phát triển công nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các đơn vị; tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá so sánh năm 2010) năm 2016 đạt 21.654 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực Nhà nước trung ương đạt 8.190 tỷ đồng, giảm 8,81% so với cùng kỳ; khu vực liên doanh đạt 5.447 tỷ đồng tăng 37,4% so với cùng kỳ; khu vực Nhà nước địa phương đạt 134 tỷ đồng, tằng 17,54% so với cùng kỳ; khu vực ngoài quốc doanh đạt 6.166 tỷ đồng, tăng 6,38% so với cùng kỳ... Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương năm 2016 đạt 6.300 tỷ đồng, tăng 1,6% so với kế hoạch.

c. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt 29.128 tấn, tăng 7,9% (2.128 tấn) so với kế hoạch; trồng mới và phục hồi 34 ha chè, bằng 113% kế hoạch. Kết quả sản xuất một số loại cây trồng trong năm như sau:

+ Cây lúa: Toàn thành phố gieo trồng được 4.765,58 ha; năng suất đạt 49,99

tạ/ha; sản lượng đạt 23.843 tấn tăng 8,5% (1.874 tấn) so với kế hoạch.

+ Cây ngô: Trồng được 1.210,93 ha; năng suất bình quân đạt 43,67 tạ/ha, sản

lượng đạt 5.285 tấn; tăng 4,6% so với kế hoạch.

+ Cây rau: Trồng được 1.187,19 ha; năng suất bình quân đạt 191,23 tạ/ha; sản

lượng đạt là 22.703 tấn, tăng 12,9% so với kế hoạch và tăng 4,62% so với cùng kỳ. Đến hết năm 2016 toàn thành phố có 1.475 ha diện tích chè; trong đó 1.280 ha cho sản phẩm, năng suất bình quân đạt 150 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi năm 2016 đạt 19.000 tấn (tương đương với 4.200 tấn chè búp khô); tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố (tính tới thời điểm 1/7/2016) như sau: Đàn trâu: 3.398 con; đàn bò: 1.529 con; đàn lợn: 75.081 con; gia súc gia cầm: 1,13 triệu con.

Trên địa bàn thành phố hiện có 2.911,52 ha rừng và đất lâm nghiệp; tập trung chủ yếu ở các xã phía tây thành phố (Quyết Thắng, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương).

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên phát triển ổn định. Nhiều mô hình sản xuất mới như trang trại trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, sản xuất chè sạch, rau an toàn, cây cảnh, hoa tươi, ... được hình thành và sản xuất có hiệu quả, đặc biệt cây chè tiếp tục khẳng định là cây trồng có thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, ngoại trừ chè, ngành nông nghiệp của thành phố không có các sản phẩm hàng hóa lớn.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm

* Dân số:

Dân số TP. Thái Nguyên tính đến thời điểm 01/01/2016 có 296.483 người, dân số thành thị 237.543 người chiếm 80,12%, dân số khu vực nông thôn 58.940 người chiếm 19,88% dân số toàn thành phố, trong đó:

Nam: 145.329 người chiếm 49,02% tổng dân số. Nữ: 151.154 người chiếm 50,98% tổng dân số.

Số hộ dân trong TP có: 67.382, bình quân 4,4 người/hộ. * Lao động và việc làm:

Tổng số lao động trong độ tuổi hiện có 174.924 người, chiếm 59% tổng dân số. Trong đó: Nam 87.322 người chiếm 49.92% lao động;

Nữ 87.602 người chiếm 50.08% lao động.

Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 165.867 người. Trong đó lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 37.220 người, chiếm 22,44%, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng có 74.706 người chiếm 45,04%, lao động trong các ngành dịch vụ 53.941 người chiếm 32,52%. (Nguồn: Số liệu phòng thống kê TP.Thái Nguyên).

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

Hệ thống quốc lộ: Gồm có QL3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, cửa khẩu Tà Lùng Cao Bằng; QL1B nối Thái Nguyên - Lạng Sơn, cửa khẩu

Hữu nghị quan; QL37 nối với các tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang với Bắc Giang - Bắc Ninh, hệ thống đường xe lửa Thái Nguyên - Bắc Giang - Lạng Sơn - Hà Nội; Đường cao tốc QL3 mới nối với Thủ đô đã được khởi công xây dựng năm 2010; thành phố Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội Bài 52km.

Về giao thông đường sắt: hiện có 4 sân ga, diện tích 13,3 ha, gồm: ga Thái Nguyên, ga Quan Triều, ga Lương Sơn, ga Lưu Xá và mạng lưới đường sắt nội bộ khu Gang Thép. Ga Thái Nguyên là một trong những ga vận chuyển hàng hoá và hành khách quan trọng của tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên. Lưu lượng tàu chạy qua với một chiều đi và một chiều về hàng ngày; lưu lượng vận chuyển hành khách khoảng 150.000 khách/năm.

Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.

* Giáo dục, văn hóa, y tế

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm lớn đứng thứ 3 trong toàn quốc về giáo dục đào tạo chuyên nghiệp chỉ sau Hà Nội và TP HCM. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 9 trường đại học và 12 trường cao đẳng với lưu lượng học sinh sinh viên hàng năm trên 80.000 người học.

Thành phố Thái Nguyên là thành phố công nghiệp luyện kim đầu tiên và là cánh chim đầu đàn của ngành luyện kim Việt Nam. Hiện nay chỉ tính riêng khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên đã có 17 nhà máy, xí nghiệp thành viên với gần 7 vạn công nhân, mỗi năm cung cấp cho cho tổ quốc hơn nửa triệu tấn gang thép.

Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm y tế lớn của cả vùng. Đến nay đã có 9 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của trung ương và của địa phương với trên 2.000 giường bệnh. Với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị ngày càng hiện đại, đã góp phần quan trọng nhằm giảm tải cho các bệnh viện lớn tại Hà Nội.

Thành phố Thái Nguyên trung tâm nối với các tuyến, tour, điểm di lịch của các nước và các tỉnh phía Bắc. Nơi có vùng du lịch nổi tiếng hồ Núi Cốc và vùng chè đặc sản Tân Cương. Hiện trên địa bàn có hơn 100 điểm di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia.

Năm 2016, thành phố đã hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch đề ra: tốc độ tăng trưởng đạt 14,57% (vượt 0,07% so với kế hoạch); GDP bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người/năm,

tăng 12,61% và tăng 6,72 triệu đồng so với năm 2015; thu ngân sách đạt 1.075 tỷ đồng, tăng 7,5% kế hoạch; Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2015; nông nghiệp phát triển ổn định; công tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trường bồi thường hỗ trợ và tái định cư, cải cách hành chính tiếp tục được triển khai có hiệu quả; công tác văn hóa, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm nhất là việc chăm lo cho các đối tượng diện chính sách người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và người nghèo trên địa bàn. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,38%, vượt 0,12% so với kế hoạch.

* Năng lượng:

Thành phố Thái Nguyên có hệ thống lưới điện 220, 110KV khá phát triển. Nguồn cung cấp điện cho thành phố hiện nay do điện lực Thái Nguyên quản lý là nguồn điện lưới quốc gia, lấy từ các tuyến Thái Nguyên - Bắc Giang; Thái Nguyên - Tuyên Quang, với hệ thống đường dây cao thế 110KV, 220KV thông qua đường hạ thế 35KV- 12KV- 6KV/380V/220V. Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, công suất (2×55)MW. Lưới trung áp của thành phố đã được cải tạo nâng cấp từ lưới 6KV lên 22KV dài khoảng 129 km đi nổi dùng dây XLPE-99 áp dụng cho phía Bắc của thành phố Thái Nguyên (từ Cao Ngạn tới cầu Loàng). Lưới hạ áp 22/0,4KV đi nổi kết hợp đi trên cùng hàng cột cao thế. Hiện tại thành phố có 6 trạm trung gian (công suất 428.000KVA, trong đó có 5 trạm 110KV), 404 trạm biến áp phân phân (gồm 8 trạm 35/0,4kV, công suất 10.260 KVA và 396 trạm 22/0,4kV, công suất 151.560 KVA) và các loại đường dây trung thế (đường dây 0,4kV, đường dây 22kV, đường dây trên không, cáp ngầm…) dài 2.034,2km.

Hệ thống chiếu sáng của thành phố Thái Nguyên tương đối hoàn chỉnh, nguồn điện được cung cấp cho khoảng 146 trạm với tổng công suất 1.078W, chiếu sáng khoảng 153 tuyến đường với chiều dài 168 km và 01 công viên. Điện năng tiêu thụ toàn thành phố năm 2009 là 289.460.855 kwh.

* Bưu chính viễn thông:

Cùng với sự phát triển chung của thành phố về mọi mặt kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng, mạng lưới bưu chính viễn thông ngày càng được mở rộng, đưa thêm nhiều dịch vụ mới vào khai thác, chất lượng phục vụ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Số liệu thống kê hiện nay cho thấy 100% phường, xã thuộc thành phố có điểm bưu điện; số máy điện thoại bình quân /100 người dân chiếm 92 máy/100 dân;

Các dịch vụ mới như chuyển phát bưu phẩm nhanh, chuyển tiền nhanh, fax, internet… đã tăng nhịp độ phát triển. Dịch vụ tiết kiệm bưu điện đã được đưa vào khai thác tại bưu điện thành phố để cùng các dịch vụ đại lý phân phối, bưu chính uỷ thác…tạo ra hướng phát triển mới cho ngành thông tin liên lạc trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)