Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 59)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường

4.1.3.1. Các lợi thế cơ bản

- Về vị thế địa kinh tế, thành phố Thái Nguyên là đô thị trung tâm tỉnh Thái Nguyên, trung tâm kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, đồng thời là vùng đối trọng phía Bắc Thủ đô Hà Nội, nên được chú trọng đầu tư các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội quy mô lớn.

- Về phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Thái Nguyên có cơ cấu kinh tế hiện đại với dịch vụ, công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn; Là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 toàn quốc, đồng thời là trung tâm y tế vùng, bên cạnh đó lại có nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Trên địa bàn Thành phố đã và đang phát triển công nghiệp, các khu đô thị, thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, nguồn nhân lực khá dồi dào, được giáo dục và đào tạo tương đối cơ bản; người dân khá năng động, ham học hỏi, cần cù, nhạy bén trong chuyển đổi sản xuất và làm kinh tế.

- Về địa hình, địa chất công trình, thành phố Thái Nguyên có địa chất công trình thuận lợi cho xây dựng, địa hình khá đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp.

- Về chất lượng, quy mô dân số, thành phố Thái Nguyên có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, có chất lượng.

- Về quản lý xây dựng & phát triển, thành phố Thái Nguyên là địa phương quan tâm đến quy hoạch xây dựng, nhiều đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, triển khai. Hệ thống giao thông đối ngoại đang dần hoàn thiện là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.

4.1.3.2. Khó khăn, bất lợi

- Lĩnh vực kinh tế dịch vụ mặc dù có tiềm năng lớn nhưng chưa tạo được những đột phá cần thiết. Năng lực cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế chưa cao.

- Công tác chuẩn bị hạ tầng đô thị còn chưa đồng bộ; một số khu đô thị cũ tập trung đông dân cư, có kết cấu hạ tầng và môi trường chưa đảm bảo; Còn có các cơ sở công nghiệp nằm xen lẫn khu dân cư.

- Thiếu các cơ sở đào tạo đại học chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế; Không gian, cơ sở vật chất của các trường đại học chưa tương xứng với quy mô; Khu lưu trú và dịch vụ còn đơn giản; Thiếu khu vui chơi giải trí, công viên, vườn hoa. Kết cấu hạ tầng bên trong phát triển chậm, thiếu đồng bộ, chất lượng hệ thống cấp điện, nước chưa theo kịp yêu cầu phát triển, tỷ lệ sử dụng đất giao thông còn thấp đã hạn chế sự phát triển của Thành phố trong tương lai.

- Không gian đô thị chưa khai thác được giá trị cảnh quan sông Cầu và các yếu tố địa hình tự nhiên của thành phố. Hình thái, cấu trúc đô thị phát triển chưa rõ ràng. Giao thông chưa thuận tiện, khoảng cách đi lại còn xa.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ tuy đã có nhiều cố gắng để bắt kịp với phương thức quản lý và công nghệ mới, song cũng còn nhiều bất cập với yêu cầu thực thế cần được đào tạo bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 59)