Quy hoạch sửdụng đất một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nghi lộc tỉnh nghệ an (Trang 29 - 33)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Tình hình quy hoạch sửdụng đất trên thế giới và Việt Nam

2.4.1. Quy hoạch sửdụng đất một số nước trên thế giới

Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giới (Theo Nguyễn Thảo (2013); Kinh nghiệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giớị Ban nội chính trung ương).

- Tại Cộng hoà Liên bang Đức, vị trí của quy hoạch sử dụng đất được xác định trong hệ thống quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): Liên bang, vùng, tiểu vùng và đô thị. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất được gắn liền với quy hoạch phát triển không gian ở cấp đô thị. Trong quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà Liên bang Đức, cơ cấu sử dụng đất: Đất nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng diện tích; diện tích mặt nước, đất hoang là 3%; đất làm nhà ở, địa điểm làm việc, giao thông và cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cho dân chúng và nền kinh tế - gọi chung là đất ở và đất giao thông chiếm khoảng 12% tổng diện tích toàn Liên bang. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ quốc gia công nghiệp nào có mật độ dân số cao, diện tích đất ở và giao thông ở Đức đang ngày càng gia tăng. Diện tích đất giao thông tăng đặc biệt cao từ trước tới giữa thập kỷ 80, trong khi đó, diện tích nhà chủ yếu tăng trong hai thập kỷ vừa qua, đặc biệt là đất dành làm địa điểm làm việc như thương mại, dịch vụ, quản lý hành chính phát triển một cách không cân đốị Quá trình ngoại ô hoá liên tục và tốn kém về đất đai cũng góp phần quan trọng vào thực tế nàỵ

- Tại nước Anh sau chiến tranh, năm 1947 chính phủ đã sửa đổi và công bố Luật kế hoạch đô thị và nông thôn, trong đó điều thay đổi quan trọng nhất là xác lập chế độ quốc hữu về quyền phát triển và xây dựng chế độ cho phép khai thác. Quy định mọi loại đất đều phải đưa vào chế độ quản lý, mọi người nếu muốn khai thác đất đai, trước hết phải được cơ quan quy hoạch địa phương cho phép khai thác, cơ quan quy hoạch địa phương căn cứ vào quy định của quy hoạch phát triển để xem liệu có cho phép hay không. Chế độ cho phép khai thác trở thành biện pháp chủ yếu của chế độ quản lý quy hoạch đất đaị

- Trung Quốc là nước nằm trong vùng Đông Á có diện tích tự nhiên là 9.597 nghìn km2 , dân số gần 1,4 tỷ ngườị Trung Quốc coi trọng việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm lồng ghép và thực hiện đồng thời với phát triển kinh tế - xã hộị Trong kế hoạch hàng

năm, kế hoạch dài hạn của Nhà nước, của các địa phương đều được dành một phần hoặc một chương mục riêng về phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất. Đến nay Trung Quốc đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa phương theo hướng phân vùng chức năng (khoanh định sử dụng đất cho các mục đích) gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Để quy hoạch tổng thể phù hợp với phân vùng chức năng, các quy định liên quan của pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu mọi hoạt động phát triển các nguồn tài nguyên phải nhất quán với phân vùng chức năng. Một trong những ảnh hưởng tích cực của quy hoạch tổng thể và sơ đồ phân vùng chức năng là việc giảm thiểu xung đột đa mục đích nhờ xác định 16 được các sử dụng tương thích cho phép ưu tiên ở các khu vực cụ thể.

- Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản được phát triển từ rất lâu, đặc biệt được đẩy mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. QHSDĐ ở Nhật Bản không những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trường, tránh các rủi ro của tự nhiên như động đất, núi lửa…QHSDĐ ở Nhật bản chia ra: QHSDĐ tổng thể và QHSDĐ chi tiết. QHSDĐ tổng thể được xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tương đương với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên. Mục tiêu của QHSDĐ tổng thể được xây dựng cho một chiến lược sử dụng đất dài hạn khoảng từ 15 - 30 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hộị Quy hoạch này là định hướng cho quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Nội dung của quy hoạch này không quá đi vào chi tiết từng loại đất mà chỉ khoanh định cho các loại đất lớn như: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất cơ sở hạ tầng, đất khác. QHSDĐ chi tiết được xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tương đương với cấp xã. Thời kỳ lập quy hoạch chi tiết là 5-10 năm về nội dung quy hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất như: về hình dáng, quy mô diện tích, chiều cao xây dựng…. Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở Nhật Bản hết sức coi trọng đến việc tham gia ý kiến của các chủ sử dụng đất, cũng như tổ chức thực hiện phương án khi đã được phê duyệt. Do vậy tính khả thi của phương án cao và người dân cũng chấp hành quy hoạch sử dụng đất rất tốt.

Hầu hết các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển và đang phát triển, quy hoạch sử dụng đất đai mang tính đặc thù riêng, mỗi một loại hình quy

hoạch ở các nước đều có những quy định về nội dung, phương pháp tiến hành... phân ra các cấp, kiểu quy hoạch, song 2 loại hình quy hoạch này dù ở đâu trên thế giới thì cũng có những mối quan hệ nhất định. Trên cơ sở quy hoạch không gian người ta tiến hành phân vùng sử dụng đất sau đó tiến hành quy hoạch chi tiết cho từng khu vực. Quy hoạch chi tiết phát triển từng vùng thông thường được đấu thầu cho các cơ quan phát triển bất động sản tư nhân. Tuy nhiên, mỗi phương án quy hoạch chi tiết đều phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về xây dựng và môi trường; các phương án quy hoạch chi tiết phải được công bố công khai và trưng cầu ý kiến của cộng đồng dân cư nơi có quy hoạch ít nhất là ba tháng trước khi phê duyệt và triển khaị

Malaysia và Indonesia có quy định quy hoạch tương đối giống nhau và giống Liên bang úc. Tuy nhiên, Malaysia đang có định hướng và đã tiến hành với Chính phủ Trung ương tách khu hành chính (Thủ đô hành chính) ra khỏi khu đô thị cũ, khu dân cư và khu thương mạị Đây là phương án quy hoạch khá mới, một cách tiếp cận và tư duy hoàn toàn đổi mớị Với phương án này Malaysia vừa bảo toàn được các khu phố cổ để duy trì du lịch, vừa có điều kiện hiện đại hóa các cơ quan công quyền, thực hiện Chính phủ điện tử (E-Government) vừa tránh được ùn tắc giao thông trong khu đô thị. Một vấn đề đang đặt ra đối với Malaysia là Chính phủ cần có hỗ trợ để xây dựng các khu dân cư dành cho công chức tại các khu hành chính mới nàỵ Với quy hoạch các “Thủ đô hành chính” tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ chức khi thực hiện các thủ tục hành chính và thuận lợi cho các cơ quan kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của các cơ quan công quyền.

Các bước đi của Indonesia có nét giống Việt Nam; vẫn chủ yếu dựa trên việc cải tạo và tu bổ các đô thị cũ, tính chắp vá trong quy hoạch vẫn còn tồn tại và khá phổ biến.

Kinh nghiệm của Trung Quốc và Đài Loan là bài học đáng nghiên cứu: Những khu dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị mới quy hoạch rất hiện đại và có tầm nhìn phát triển bền vững cho một tương lai xạ Tuy nhiên, để quy hoạch được như Trung Quốc và Đài Loan đòi hỏi phải có tiềm lực kinh tế lớn; ở các nước này quy hoạch đô thị vẫn do cơ quan xây dựng đảm nhiệm, việc quy hoạch sử dụng đất đai chủ yếu tập trung vào phân vùng các khu chức năng do cơ quan quản lý đất đai đảm nhiệm.

Ở Úc hầu hết các Tiểu bang đều có cơ quan quy hoạch riêng (Planning Commision) trực thuộc Chính phủ Tiểu bang, người đứng đầu cơ quan quy hoạch là thành viên Chính phủ có quyền hạn tương đương các Bộ trưởng khác (hàm Bộ trưởng). Quy hoạch tổng thể không gian và phân vùng sử dụng đất do ngân sách Nhà nước Tiểu bang cấp, quy hoạch chi tiết do các công ty trúng thầu tự bỏ sau đó tính vào giá các khu đất hoặc các toà nhà bán đấu giá sau nàỵ Ở Úc khi tiến hành quy hoạch điều đầu tiên người ta chú trọng là phân bổ sử dụng đất làm sao cho sử dụng có hiệu quả nhất điều kiện tự nhiên sẵn có bảo đảm phát triển bền vững và có môi trường tốt. Thông thường các khu có hồ, rừng cây được giữ tối đa trong quá trình quy hoạch. Các khu nhà ở thường được bố trí ven các dòng sông, bờ biển, gần hồ. Các khu sản xuất bố trí xa khu dân cư, xa nguồn nước. Trong các khu dân cư chú trọng bố trí đầy đủ các khu dịch vụ thương mại, trường học. Thông thường khu trường học và trung tâm thương mại được bố trí ở vị trí gần trung tâm nhất để thuận lợi cho mọi công dân trong khụ Tuy nhiên, bệnh viện thông thường được bố trí ở phía ngoài khu dân cư, thuận lợi về giao thông nhưng xa các đường cao tốc hoặc nhà ga để tránh tiếng ồn và để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tất cả các khu đô thị mới hiện nay khi thiết kế thường gắn với sử dụng tiết kiệm năng lượng, đèn chiếu sáng dùng đèn tiết kiệm, các nhà ở sử dụng tối đa pin năng lượng mặt trời, nước thải sinh hoạt được xử lý và theo đường ống riêng dành cho tưới cây và rửa xe để tiết kiệm nước.

Các nước thuộc Liên Xô (cũ) có bước đi tương tự nhau; trước hết là lập sơ đồ tổng thể phát triển lực lượng sản xuất sau đó tiến hành quy hoạch chi tiết các ngành, trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành để tiến hành quy hoạch sử dụng đất đaị Tuy nhiên, việc phân bổ các khu chức năng để bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầụ Một nguyên tắc cơ bản của các nước này là bảo vệ nghiêm ngặt đất sản xuất, đặc biệt là đất canh tác. Tại các nước này quy hoạch tổng thể phát triển lực lượng sản xuất do ủy Ban kế hoạch Nhà nước (tương đương Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam) đảm trách; quy hoạch đô thị do ngành xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai do cơ quan quản lý đất đai thực thị

Tại Thụy Điển và các nước Đông Âu khác phân vùng sử dụng đất được lồng ghép ngay trong khi tiến hành quy hoạch tổng thể không gian. Việc mọi quan tâm chủ yếu tập trung vào quy hoạch chi tiết phát triển đô thị và vấn đề bảo vệ môi trường sống luôn được đặt lên hàng đầụ

Nói tóm lại bước đi, cách làm và tổ chức bộ máy tiến hành của các nước có khác nhau nhưng tất cả đều có nguyên tắc chung là sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, bảo vệ được tài nguyên rừng hiện có, duy trì và bảo vệ các khu phố cổ, bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống cho hiện tại và thế hệ mai saụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nghi lộc tỉnh nghệ an (Trang 29 - 33)