Xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả phương án quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nghi lộc tỉnh nghệ an (Trang 105 - 110)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4.xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả phương án quy

Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những tồn tại trong việc lập và thực hiện quy hoạch của thành phố từ năm 2011 đến năm 2015 để thực hiện tốt phương án QHSD đất cho giai đoạn tiếp theo trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp.

4.4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất.

Nâng cao chất lượng lập phương án quy hoạch sử dụng đất, phương án quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của địa phương,

tránh trường hợp lập quy hoạch nhưng không sát với thực tế nhu cầu sử dụng đất làm cho các dự án công trình không đủ nguồn lực đất đai cũng như vốn đầu tư để thực hiện.

4.4.2. Các giải pháp về tăng cường vốn đầu tư

- Thành lập Quỹ phát triển đất tạo nguồn vốn phát triển quỹ đất sạch theo quy hoạch; củng cố hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của các Trung tâm phát triển quỹ đất từ huyện đến xã, thị trấn nhằm sớm tạo quỹ đất sạch theo quy hoạch để kip thời phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;

- Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn đối với mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, bệnh viện, trường đại học trên địa bàn huyện; tranh thủ các nguồn tài trợ ODA và huy động vốn đầu tư bằng các hình thức BOT, BTO, BT, PPP vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường và xử lý nước thải, chất thảị..

- Có chính sách đầu tư đối với những hạng mục công trình có khả năng thực hiện dưới hình thức xã hội hóạ Các trung tâm hành chính xã, quy hoạch đồng ruộng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hang hóa, để kêu gọi các nhà đầu tư cùng tham giạ

- Tăng cường đầu tư cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, kỹ thuật tiên tiến trong công tác quản lý đất đai, xây dựng hoàn thiện hệ thống bản đồ chính quy, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lập và quản lý hồ sơ địa chính các cấp.

- Tăng cường các nguồn thu từ đất, đặc biệt là dành quỹ đất thích hợp cho đấu giá để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ công tác quản lý đất đaị Dành tỷ lệ quỹ đất hợp lý để đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mớị

- Xây dựng kế hoạch về vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đã được xác định trong quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện.

- Tạo môi trường, chính sách thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào huyện. Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia tích cực vào xây dựng Khu kinh tế Đông Nam đảm bảo sự phối hợp thống nhất, hiệu quả trong việc quản lý điều hành của các ngành, các cấp đối với các hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện.

- Tạo nguồn vốn đầu tư phát triển từ quỹ đất, sử dụng thoả đáng nguồn thu từ đất để đầu tư khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.

4.4.3. Các giải pháp về chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Giảm bớt thủ tục hành chính liên quan đến giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.

- Rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng trên địa bàn huyện, có chính sách ưu tiên cho các đơn vị sử dụng đất quốc phòng kết hợp làm kinh tế để vừa đảm bảo mục đích quốc phòng vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Quan tâm đến các chính sách và các biện pháp, các quy trình công nghệ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để áp dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích đất đaị

- Quan tâm và giải quyết thoả đáng các chính sách đền bù giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất của nhân dân, giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng Luật, chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

- Có cơ chế chính sách ưu tiên thực hiện các dự án tái định cư để ổn định đời sống người dân có đất bị thu hồi, có chính sách hỗ trợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để người dân chuyển đổi ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động trong các cụm công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩụ

- Có chính sách khuyến khích cải tạo đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Bảo vệ đất trồng lúa, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng mới trên đất trống, bảo vệ rừng phòng hộ, phát triển vốn rừng, cải thiện môi trường sinh tháị

4.4.4. Giải pháp về tổ chức

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai một cách sâu rộng trong nhân dân nhằm nâng cai nhận thức của người dân khi tham gia lập và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để người dân dễ dàng thực hiện quyền đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển mục đích sử dụng đất.

- Phải tìm hiểu kỹ tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư trước khi cấp phép cho đầu tư trên địa bàn tỉnh để tránh tình trạng dự án “treo”, còn nhân dân thì không có đất sản xuất.

- Bộ TNMT khi sửa Luật đất đai thì nên bỏ khâu phải báo cáo và có Nghị quyết thông qua HĐND các cấp trước khi phê duyệt để dự án QHSD đất không phải chờ đợi, sớm phát huy được hiệu lực trong thực tiễn.

4.4.5. Các giải pháp về khoa học – công nghệ, xã hội và môi trường

- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, công nghệ có liên quan đến sử dụng đất để nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng đất đồng thời đi đôi khai thác với cải tạo tài nguyên đất, Tăng cường áp dụng các phương pháp tiên tiến để tái tạo và bảo vệ môi trường.

- đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện, thực hiện tốt việc đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động đối với người có đất bị thu hồi phục vụ cho các dự án kinh tế và các công trình công cộng phục vụ dân sinh,

- Không ngừng nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân trong huyện, tuyên truyền học hỏi, xây dựng nếp sống văn minh trong làng, xã, tạo thói quen tự giác sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, có ý thức giữ gìn, cải tạo và bảo vệ môi trường trong từng người dân.

4.4.6. Các giải pháp khác

- Ưu tiên phát triển toàn diện nông nghiệp theo đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá

- Hiện đại hoá, gắn nông nghiệp với thị trường, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hỗ trợ đầu tư khoanh vùng chuyên canh sản xuất vụ đông, vùng lúa đặc sản, vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất,

- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt một số dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy hải sản ven biển, vùng chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy hải sản hoặc sang trồng cói, trồng mầu, vùng 1 vụ trồng lúa, thời gian còn lại trong năm trồng mầu, cây công nghiệp ngắn ngàỵ..

- Nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện quy định quản lý đất bãi bồi ven biển, ven sông đảm bảo khuyến khích nhân dân đầu tư khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ để bù lại diện tích đất nông nghiệp do chuyển sang mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng đất đai; nhất là diện tích đất bãi mới được bồi đắp ven biển.

* Một số biện pháp nhằm tiết kiệm sử dụng đất

- Đề xuất Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng các loại đất phù hợp với quy định của Pháp luật và định hướng phát triển của từng ngành trên cơ sở đặc điểm đất đai, lao động và kết cấu hạ tầng cơ sở của huyện.

- Đề xuất UBND tỉnh đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đặc biệt là quy hoạch xây dựng đồng bộ và khai thác, sử dụng hợp lý các công trình giao thông, thủy lợi, kết hợp với bố trí các điểm dân cư. Tiết kiệm đất vừa tận dụng được cơ sở hạ tầng, vừa có điều kiện mở rộng nâng cấp các khu dân cư đô thị. - đề xuất chính sách biện pháp sử dụng hợp lý các loại đất mang tính đặc thù như đất làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, đất chuyên nuôi trồng thủy hải sản, đất làm muốị.. đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm, tăng giá trị của đất. - Giao cho các ngành chức năng của huyện nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch đất nghĩa địa tại các thôn xóm ở các xã, thị trấn đảm bảo kiệm đất và làm môi trường trong sạch phù hợp với tín ngưỡng phong tục tập quán, và khả năng kinh tế của nhân dân. đây đang là nội dung bức xúc trong giai đoạn hiện naỵ

- Có chính sách khuyến khích và ưu tiên các nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và đảm bảo được môi trường trong việc khai thác sử dụng đất. - Nghiên cứu ban hành các quy định xử phạt những hành vi lãng phí đất đai và tổn hại môi trường, đảm bảo phù hợp với quy định của Nhà nước, đồng thời sát thực với tình hình thực tế ở địa phương.

- Chính sách thu hút vốn đầu tư. Với địa hình ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển, nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống cần cù trong lao động, là tiềm năng hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn phải có những chính sách cụ thể: + Xác định: Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản là ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy cần phải mở rộng và ưu ái các nhà đầu tư cho chương trình chuyển giao kỹ thuật mới cho nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản. Hiện nay ngành này đang còn bị bỏ trống, chưa có các nhà đầu tư quan tâm mặc dù tiềm năng rất lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nghi lộc tỉnh nghệ an (Trang 105 - 110)