Tăng trưởng kinhtế và chuyển dịch cơ cấu kinhtế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nghi lộc tỉnh nghệ an (Trang 52 - 58)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinhtế xã hội

4.1.6. Tăng trưởng kinhtế và chuyển dịch cơ cấu kinhtế

4.1.6.1. Tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế của huyện tăng trưởng với tốc độ nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trên một số lĩnh vực đã có bước đột phá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm 2010-2015 đạt 13,20%; tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 3.929 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 15,7 triệu đồng (tăng 2,3 lần so với năm 2005). Tổng thu nâng sách theo phân cấp trong năm năm đạt 352,7 tỷ đồng; tổng đầu tư toàn xã hội đạt 4.546 tỷ đồng.

Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất 5 năm giai đoạn 2005- 2015 đạt 12,8 %. Giá trị sản xuất của ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 3,20 %/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 20,20%/năm và ngành thương mại - dịch vụ tăng 15,50%/năm.

Tổ chức sơ kết Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đọan 2011- 2015 triển khai nhiệm vụ 5 năm 2016-2020. Tập trung đôn đốc, chỉ đạo các xã thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt là các xã đăng ký về đích trong năm 2016.

Các sản phẩm ngành Công nghiệp - TTCN – xây dựng tăng so với cùng kỳ 2015 như: Bia 26,11 triệu lít (tăng 17%), đá trắng xuất khẩu 90.000 tấn (tăng 12,5%), phân bón NPK 30.000 tấn...

4.1.6.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, tập trung phát triển công nghiệp, làng nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, vật nuôi nên tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.

Cơ cấu kinh tế của huyện huyện Nghi Lộc trong những năm qua có bước chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ- thương mạị Cơ cấu kinh tế, nông - lâm - ngư giảm từ 45,3% năm 2005 xuống còn 30,2% năm 2015, công nghiệp và xây dựng tăng từ 27,3% lên 36,8%, thương mại- dịch vụ tăng từ 27,4% lên 33%.

Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010-2015

ĐVT: %

Ngành 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số 100 100 100 100 100 100 1. Nông - lâm – ngư 45,3 41,9 38,9 35,6 33,1 30,2 2. Công nghiệp - xây dựng 27,3 29,0 30,5 33,5 35,6 36,8 3. Dịch vụ - thương mại 27,4 29,1 30,6 30,9 31,3 33,0

4.1.6.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

ạ Khu vực kinh tế nông nghiệp

Là một huyện phụ cận của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò nhưng những năm gần đây kinh tế nông nghiệp ở huyện vẫn đang giữ vị trí hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư. Tuy tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm nhưng sản lượng và giá trị thu nhập vẫn ở mức độ caọ Sản xuất nông- lâm- ngư tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất tăng bình quân

hàng năm đạt 3,62%. Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Ngư năm 2015 đạt 485 tỷ đồng, tăng 79 tỷ đồng so với năm 2005.

Nông nghiệp

Cơ cấu cây trồng, mùa vụ tiếp tục được chuyển đổi có hiệu quả, đưa các loại giống có năng suất cao vào sản xuất kết hợp với các biện pháp thâm canh. Triển khai tốt các đề án ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, làm tốt công tác bảo vệ thực vật, chất lượng cung ứng giống, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng mùa vụ phù hợp nên năng suất các loại cây trồng tăng lên. Sản lượng lương thực năm 2015 đạt 82.090 tấn, tăng 7.816 tấn so với năm 2005. Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng từ 34 triệu đồng/ha năm 2005 lên 43 triệu đồng/ha vào năm 2015 (năm 2009 đã có 2500 ha có giá trị thu nhập đạt 50 triệu đồng/ha).

+ Đối với cây lúa: Sản xuất theo hướng giảm dần, chủ yếu sản xuất trên đất thâm canh chủ động nước và tập trung vào 2 vụ sản xuất chính là vụ Đông Xuân và Hè Thụ Giảm tối đa diện tích lúa mùa, chuyển một phần diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng các loại cây khác cho thu nhập cao hơn như lạc, ngô.... Theo số liệu thống kê năm 2015, năng suất lúa đạt 48,5 tạ/ha, tăng 3 tạ/ha so với năm 2005; năng suất ngô đạt 35 tạ/ha, sản lượng đạt 12.250 tấn, tăng 2.449 tấn so với năm 2005.

+ Cây Lạc: năng suất đạt 27 tạ/ha, tăng 6 tạ/ha, đã áp dụng thành công quy trình sản xuất lạc 50 tạ/hạ Quy hoạch vùng chuyên canh trồng rau màu, hoa cây cảnh và một số cây trồng có giá trị và năng suất cao như dưa hấụ..

+ Bố trí đa dạng hóa các loại cây trồng, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, biện pháp thâm canh tăng vụ, gối vụ, đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như giao thông, thủy lợi, điện, cơ giới hóa sức kéọ.. để nâng cao giá trị trên một đơn vị sản xuất đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp thực sự trở thành sản xuất hàng hóạ

- Chăn nuôi phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong những năm gần đây diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng, gây khó khăn cho ngành chăn nuôị Đề án phát triển chăn nuôi của huyện đã mang lại hiệu quả, chương trình cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn lợn, gà, chăn nuôi theo trang trại. Tổng đàn trâu, bò đến năm 2015 có 38.250 con, tăng 7.606 con so với năm 2005, trong đó đàn bò tăng 6.310 con.

Chuyển chăn nuôi từ nhỏ lẻ phân tán sang nuôi tập trung có quy mô lớn hơn, hình thành các trang trại, gia trại, từng bước đưa chăn nuôi ra đồng kết hợp với đào ao nuôi trồng thuỷ sản. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô, toàn huyện hiện có 78 trang trại và gia trại (trong đó có 62 trang trại và gia trại chăn nuôi lợn, 4 trang trại, gia trại nuôi bò và 12 trang trại chăn nuôi gia cầm) với qui mô vừa và nhỏ, thu nhập bình quân 1 trang trại khoảng 50 triệu đồng/năm, trong đó có một số trang trại có mức thu trên 100 triệu đồng/năm. Phát triển trang trại đã giúp chuyển hàng chục ha lúa trũng sâu cho năng suất thấp bấp bênh và ao hồ, đầm bỏ hoang trở thành những trang trại VAC với tôm sú, tôm he, lợn siêu nạc, gà công nghiệp và cây ăn quả đặc sản tập trung chủ yếu ở Nghi Xuân, Nghi Hợp, Nghi Xá, Nghi Quang, Nghi Thái, Nghi Diên, Nghi Công Bắc, Nghi Yên.

Lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp không những có giá trị về kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa rất lớn đối với môi trường. Vì vậy việc chú trọng phát triển ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của huyện Nghi Lộc. Trong giai đoạn 2001- 2015 diện tích rừng trồng tập trung đạt 2.723 ha và năm 2015 diện tích trồng rừng tập trung khoảng 135 ha; độ che phủ rừng tăng từ 21% năm 2005 lên 23,4% vào năm 2015; phát triển diện tích rừng, giao đất khoán rừng đến từng hộ gia đình và quy hoạch 3 loại rừng được triển khai thực hiện đã mang lại hiệu quả caọ Sản lượng khai thác gỗ bạch đàn, gỗ tràm đạt 2.500 m3 và 450 tấn nhựa thông, thực hiện tốt công tác chăm sóc khoanh nuôi và bảo vệ rừng; nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ rừng nên hạn chế tối đa hiện tượng chặt phá rừng và cháy rừng ở phạm vi lớn.

Thủy sản

Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2015 đạt 7.025 tấn, trong đó sản lượng đánh bắt hải sản đạt 3.600 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 3.425 tấn, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.615 ha; ngành nghề đánh bắt được đa dạng và phù hợp hơn, nâng cao hiệu quả đánh bắt gắn với việc phát triển nuôi trồng và chế biến thuỷ sản; diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng. Cơ sở hậu cần nghề cá được quan tâm đầu tư xây dựng.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu phù hợp với cơ chế thị trường. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng, riêng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

tăng gấp nhiều lần. Đặc biệt là ngành chủ lực như sản xuất gạch ngóị Khai thác đá, sản xuất hàng mộc và đóng tàu thuyền ổn định qua các năm. Các doanh nghiệp tuy gặp khó khăn về công nghệ, thị trường nhưng vẫn thường xuyên đổi mới sản phẩm để duy trì sản xuất thích hợp dần với cơ chế thị trường...các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp địa phương như dịch vụ cơ khí, sửa chữa, thủ công mỹ nghệ, may mặc, đan lưới, chế biến hải sản... được khôi phục và phát triển.

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2015 đạt 971 tỷ đồng tăng 2,6 lần so với năm 2005. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010- 2015 đạt 21,29%.

Nhờ làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư nên trong giai đoạn 2010-2015 đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn, đã cấp phép đầu tư cho 43 dự án, tổng số vốn đăng ký 3.350 tỷ đồng và đã thực hiện 1.150 tỷ đồng trên diện tích 1920 hạ

Khu công nghiệp Nam Cấm với quy mô diện tích hơn 279,66 hạ Đến tháng năm 2015 đã cấp phép đầu tư cho 39 dự án, với tổng số vốn 1.767 tỷ đồng và 24,6 triệu USD. Trong đó 7 dự án đã đi vào hoạt động với doanh thu đạt gần 142 tỷ đồng (tăng 1,63 lần so với năm 2005), trong đó giá trị xuất khẩu đạt gần 54 tỷ đồng (tăng 1,6 lần so với năm 2005), nộp ngân sách trên 4,4 tỷ đồng (tăng 2,9 lần so với năm 2005), tạo việc làm cho 372 lao động (chưa kể lao động thời vụ) có thu nhập ổn định 1,3 triệu đồng/tháng.

Khu công nghiệp Trường - Thạch đã có một số nhà máy đi vào hoạt động là Công ty CP cơ khí và xây dựng Miền Trung, Công ty cổ phần đá ốp lát thành công, công ty CP khí ga hóa lỏng Thăng Long và Công ty CP TNHH tư vấn xây dựng Thành Công, Công ty CP xây dựng Trường Sơn cùng một số dự án đã hoàn thành công tác GPMB đang triển khai đầu tư xây dựng. Huyện đang tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư và ưu tiên các ngành nghề vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm cơ khí, dệt, may, chế biến lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mộc, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có mức độ ô nhiễm môi trường ít vào KCN Trường Thạch và KCN Đồng Trộ.

Làng nghề phát triển tương đối nhanh, đặc biệt là nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ. Năm 2000 có 02 làng ở Nghi Phong và Nghi Thiết, đến năm 2015 toàn huyện 20 làng có nghề, trong đó có 19 làng được tỉnh công nhận. Làng nghề phát triển đã tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động.

Công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2005, khai thác đá xây dựng chủ yếu ở các xã Nghi Lâm, Nghi Vạn, Nghi Yên, đến năm 2007 sản lượng khai thác đạt hơn 43.000m3; gạch nung được sản xuất ở Nghi Hưng, Nghi Hoa, Nghi Vạn và một số xã như Nghi Trung, Nghi Diên, Nghi Lâm,... đạt 42,7 triệu viên,...do các Công ty cổ phần và doanh nghiệp đóng trên địa bàn thực hiện.

Trong những năm qua huyện Nghi Lộc huy động rất tốt các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đã xây dựng được trên 147 km đường nền cứng gồm trên 121 km đường nhựa và 26 km đường bê tông, 30/30 xã có đường nhựa đến trung tâm xã, 20 xã có các tuyến giao thông cơ bản nền đường được cứng hóa bằng nhựa và bê tông. Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trong 5 năm đạt 450 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 100 tỷ đồng.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Những năm gần đây ngành thương mại của huyện đã có bước tăng trưởng đáng kể, phát triển tăng cả về số lượng cơ sở và hàng hoá, các loại hình dịch vụ đa dạng và phong phú, góp phần bình ổn giá cả, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm. Đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động có thu nhập ổn định.

Giá trị sản xuất Dịch vụ - Thương mại năm 2015 đạt 488 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm 2005. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 15,36%.

Triển khai thực hiện tốt đề án phát triển kinh tế Dịch vụ - Thương mại giai đoạn 2007 - 2015 nên các hoạt động dịch vụ, thương mại phát triển theo hướng hội nhập và tăng trưởng khá, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các loại hình dịch vụ thuận lợi hơn, gắn dịch vụ với giải quyết việc làm tăng thu nhập. Phát huy lợi thế mạng lưới dịch vụ trên toàn huyện nên trong những năm qua đã đầu tư mở rộng và xây dựng mới được 4 chợ và nâng cấp 3 chợ nông thôn. Doanh số bán lẻ trên thị trường đạt hơn 225 tỷ đồng/năm.

Dịch vụ vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách hàng năm trên địa bàn tăng nhanh, đến nay trên địa bàn huyện có 80 đầu xe, trong đó có 75 xe vận tải hàng hóa;

Đầu tư hoàn thành giai đoạn I khu du lịch sinh thái Bãi Lữ (Nghi Yên) với tổng mức đầu tư đạt 300 tỷ đồng. Các loại hình dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bảo

hiểm tiếp tục phát triển tạo điều kiện hỗ trợ về các nguồn vốn cho các doanh nghiệp và nhân dân sản xuất kinh doanh, đã phát triển thêm 01 ngân hàng và 01 quỹ tín dụng nhân dân (hiện có 3 ngân hàng và 3 quỹ tín dụng hoạt động có hiệu quả ). Tổng dư nợ ngân hàng đạt 535 tỷ đồng, trong đó vay hỗ trợ lãi suất 33 tỷ đồng (theo gói cơ chế kích cầu), cho vay hộ nông dân 80 tỷ, xuất khẩu lao động 7,3 tỷ đồng, giải quyết việc làm 4,8 tỷ đồng, học sinh sinh viên 53,8 tỷ đồng và chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường 9,6 tỷ đồng,...

Các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Đến nay 28/30 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá, đạt tỷ lệ 93,3%; 100% số xã có báo đọc trong ngày; tổng máy điện thoại cố định trên toàn huyện đến năm 2015 đạt 11,2 máy/100 dân (chưa tính máy điện thoại di động).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nghi lộc tỉnh nghệ an (Trang 52 - 58)