Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinhtế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nghi lộc tỉnh nghệ an (Trang 45)

4.1.1. Vị trí địa lý

Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển, nằm từ 18041' đến 18054' vĩ độ Bắc và 105028' đến 105045' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp: Các huyện Diễn Châu, Yên Thành;

- Phía Nam giáp: Các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên và thành phố Vinh; - Phía Đông giáp: Thị xã Cửa Lò và một phần biển Đông;

- Phía Tây giáp: Huyện Đô Lương.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Nghi Lộc, tỉnh Nhệ An

Là huyện tiếp giáp thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, là khu vực thuận lợi cho việc phân bố các khu công nghiệp và các nhà máy sản xuất kinh doanh thúc đẩy sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Nghệ An. Nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm, trù phú của tỉnh Nghệ An nói riêng và Bắc Trung Bộ nói chung. Có 10 xã nằm trong Khu kinh tế Đông Nam sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong tương lai gần đây sẽ là vệ tinh của khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An và thành phố Vinh (đô thị loại I).

Với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ khá thuận lợị Có nhiều tuyến giao thông của trung ương và tỉnh chạy qua địa bàn huyện như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 46, đường sắt Bắc - Nam, tỉnh lộ 534, tỉnh lộ 535, tỉnh lộ 536. Với chiều dài 14 km bờ biển, có 2 con sông lớn chảy qua địa bàn huyện là sông Cấm và sông Lam, giáp với cảng Cửa Lò. Cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn đang dần được nhựa hoá, bê tông hoá để tạo thành mạng lưới giao thông của huyện khá hoàn chỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với thành phố, thị xã, các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác.

Với lợi thế là huyện cửa ngõ của thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, cơ sở hạ tầng khá đồng bộ là điều kiện để thu hút các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, tài nguyên và trí lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, hoà nhập với xu thế chung của tỉnh và khu vực.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế, dân số, lao động, việc làm và thu nhập, thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộị

4.1.2. Địa hình, địa mạọ

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:

1) Vùng bán sơn địa

Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt

mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích của cả huyện. Gồm các xã Nghi Lâm, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng. Vùng này chiếm diện tích khá lớn nhưng tập trung ít dân cư khoảng 57.842 người chiếm 31,4% tổng dân số của cả huyện.

2) Vùng đồng bằng

Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa hình tương đối

bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao so với mực nước biển từ 0,6- 5,0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện. Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng có thể phân thành 2 vùng:

- Vùng thấp hoặc trũng: Chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Cả, có độ cao so với mực nước biển từ 0,6- 3,5 m, địa hình thấp, nguồn nước khá dồi dào, đây là vùng trọng điểm lúa của huyện, gồm các xã Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Thuận và một phần của Nghi Long, Nghi Tiến, Nghi Yên, Nghi Xá, Nghi Trung.

- Vùng cao, vàn cao: Chủ yếu là đất cát biển, có độ cao so với mực nước biển từ 1,5- 5,0 m, là vùng đất màu của huyện, gồm các xã Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Thạch, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Khánh, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Xuân, Nghi Phương, Nghi Trung, Nghi Quang. Do địa hình tương đối cao, xa nguồn nước ngọt nên việc cung cấp nguồn nước tưới cho vùng này còn khó khăn, chủ yếu dựa vào nước mưa, năng suất cây trồng thấp.

4.1.3. Khí hậu và thời tiết

Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùạ

+ Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5- 24,50C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5 - 20,50C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 6,20C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ (Số liệu do trạm khí tượng thủy văn Vinh cung cấp).

+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.

+ Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính:

- Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió Bắc. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm saụ

- Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió Nồm, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở tận Vịnh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn, thổi sang mà nhân dân thường gọi là gió Lào nhưng chính là gió tây khô nóng. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Ở Nghi Lộc thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8. Gió Tây Nam đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện.

+ Độ ẩm không khí: Bình quân khoảng 86%, cao nhất trên 90% (tháng 1, tháng 2), nhỏ nhất 74% (tháng 7).

+ Lượng bốc hơi nước: Bình quân năm 943 mm. Lượng bốc hơi nước trung bình của các tháng nóng là 140 mm (từ tháng 5 đến tháng 9). Lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 59 mm (tháng 9, tháng 10, tháng 11).

Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8- tháng 10), mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh, đó là những nguyên nhân chính gây nên mưa lũ xói mòn hủy hoại đất nhất là trong điều kiện cây rừng bị chặt phá và sử dụng đất không hợp lý.

4.1.4. Thủy văn

- Nguồn nước mặt: Ngoài nước mưa thì nguồn nước tưới chính cho đồng ruộng chủ yếu lấy từ kênh Nhà Lê, sông Tân Giai, sông Cấm, kênh Kẻ Gai và một số hồ đập lớn ở vùng bán sơn địa để đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân như đập Khe Nu, hồ Khe Thị, hồ Khe Gỗ, hồ Khe Bưởị.. Tuy nhiên đối với đất trồng màu do địa hình cao, nguồn nước ngọt xa nên việc giải quyết nước tưới cho vùng này còn khó khăn. Nguồn nước sông Cấm khá dồi dào nhưng do nhiễm mặn nên việc sử dụng nguồn nước này bị hạn chế, ở đây về mùa mưa lại hay bị úng lụt. Việc tưới tiêu cũng là một bài toán khó cho các nhà quản lý vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển và sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Trong những năm gần đây khi các công trình và hệ thống thủy lợi được xây dựng đã dần ngọt hóa được nước sông Cấm, thì nguồn nước tưới tăng lên đáng kể.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú nhưng mới chỉ khai thác một lượng nhỏ để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, việc khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp là chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của nó.

4.1.5. Các nguồn tài nguyên chính

ạTài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An thì huyện Nghi Lộc có các loại đất chính sau:

* Cồn cát trắng

Có ở tất cả các xã ven biển diện tích khoảng 1.627,47 ha, chiếm 4,68%, phân bổ thành từng bãi hoặc dải cồn cao, đây là loại đất xấu, khả năng trao đổi Cation và giữ nước rất thấp, hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số và dễ tiêu đều rất nghèọ

Loại đất này hiện đang sử dụng trồng cây lâm nghiệp để chắn gió, chắn cát; một số ít trồng cây màu chịu hạn như: Đậu, vừng, lạc và một số diện tích còn bỏ hoang.

* Đất cát cũ ven biển

Phân bố hầu hết ở các xã vùng màu, diện tích khoảng 5.045,37ha, chiếm 14,51% diện tích các loại đất. Đất có thành phần cơ giới là cát pha, hàm lượng sét thấp, đất này bị phủ một lớp cát biển nên hạt thô và rời rạc, mùn ít, đạm tổng số và đạm dễ tiêu đều nghèo, lân, kali tổng số và dễ tiêu nghèo hoặc trung bình. Đây là loại đất có giá trị trong sản xuất nông nghiệp của huyện, diện tích lớn, thích hợp cho các loại rau màu, cây công nghiệp hàng năm như: Lạc, vừng...

* Đất phù sa không được bồi, chua không Glây hoặc Glây yếu

Có ở các xã vùng lúa dọc theo hai bên sông Nhà Lê, sông Cấm, diện tích khoảng 6.715 ha chiếm 19,30% diện tích các loại đất.

Là loại đất trước đây cũng được bồi đắp phù sa, song chịu tác động của

yếu tố địa hình đặc biệt là quá trình đắp đê ngăn lũ nên lâu nay không được bồi đắp thêm phù sa mới nữạ Nơi có địa hình tương đối cao, thoát nước tốt, thoáng, đất không có gley, nơi địa hình thấp thường có gley yếụ

* Đất phù sa cũ có nhiều sản phẩm Feralit

Tập trung hầu hết các xã vùng lúa, đất có nguồn gốc của hệ thống sông

diện tích các loại đất. Đất có phản ứng từ chua đến trung bình, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến nghèọ Địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp cho trồng lúạ

* Đất mặn

Phân bố ở vùng hạ lưu sông Cấm thuộc các xã Nghi Quang, Nghi Tiến, Nghi Thuận, Nghi Thiết, Nghi Xá và rải rác ở một số xã ven biển. Do ảnh hưởng của mạch nước mặn, vì vậy tỷ lệ muối tan thay đổi theo mùạ Về mùa mưa tỷ lệ muối tan rất thấp ít gây tác hại cho cây trồng nhất là cây lúa nước.

Phần lớn đất mặn ít thường có kết von, thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc thịt nặng, một số ít có cơ giới cát pha, thịt nhẹ, diện tích 997,59 ha chiếm 2,87% diện tích, một số diện tích đã được cải tạo để trồng lúa, nuôi trồng thủy sản.

* Đất Feralit biến đổi do trồng lúa

Phân bố ở một số thung lũng thuộc các xã Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi Đồng, diện tích 2.629 ha chiếm 7,55% các loại đất; do quá trình tạo thành ruộng bậc thang nên trồng lúa tương đối ổn định. Quá trình feralit tầng mặt đã bị hạn chế, tính chất đất thay đổi, đất được sử dụng để trồng một vụ lúa, nơi có nước tưới đầy đủ có thể trồng 2 vụ lúa nhưng năng suất không caọ

* Đất dốc tụ

Diện tích khoảng 235 ha, chỉ chiếm 0,68% diện tích các loại đất, nằm rải

rác ở các xã Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Kiềụ Đất do sản phẩm của dốc tụ tạo thành, thường sử dụng trồng hoa màu như: Đậu, vừng, lạc, sắn; khoai lang hoặc trồng cây lâm nghiệp.

* Đất Feralit vàng đỏ vùng đồi

Phân bố ở các vùng bán sơn địa như: Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam,

Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Mỹ, Nghi Đồng. Diện tích khoảng 3.852 ha chiếm 11,08% diện tích các loại đất, phần lớn là phát triển trên đá cát kết và đá phiến sét, còn rất ít là trên đá Axit và đá vôị Là loại đất quan trọng của huyện, là địa bàn phân bố các khu dân cư, làm đất vườn, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp khá tốt.

* Đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá

Phân bố ở các núi cao, nhiều nhất là các vùng bán sơn địa, diện tích khoảng 7.129 ha, chiếm 20,49% diện tích các loại đất.

Đất phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như sa thạch, phiến thạch sét, granit và riolit. Bản thân loại đất này trước đây có lớp đất mịn dày, rừng rậm nhiều cây to, có cả các loại gỗ quý. Nhưng do khai thác và canh tác không hợp lý, lớp thực bì thưa dần, lại ở trong vùng có mưa lớn. Cường độ mưa cao, đất bị xói mòn nghiêm trọng làm cho cây cối sinh trưởng kém. Cộng thêm nạn cháy rừng, lớp thực bì càng thưa thớt, đất lại càng xói mòn nghiêm trọng hơn. Hiện lớp đất bị bào mòn gần hết, cây cối không mọc được, chỉ có cây nhỏ như sim, mua, cỏ.

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nghi Lộc có nguồn nước mặt khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông Cấm, sông Lam, Kênh nhà Lê với 11 hồ chứa nước, 18 đập chứa nước với trữ lượng trên 21 triệu m3. Nguồn nước mặt dùng để phục vụ sản xuất nông nghiệp và thau chua rửa mặn và ngọt hoá cho vùng đất nhiễm mặn hai bên hạ lưu sông Cấm.

Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu địa chất thuỷ văn mà chúng tôi thu thập được, nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Nghi Lộc hiện có ở 3 tầng nước chủ yếu, có ý nghĩa cho việc cấp nước sinh hoạt và xây dựng công nghiệp, phát triển kinh tế như các tầng chứa nước lỗ hổng Holocen; tầng chứa nước lỗ hổng Plestocen và các tầng chứa nước khe nứt và khe nứt Karst. Đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Tuy có nguồn nước dồi dào nhưng trên địa bàn huyện một số nơi vẫn còn thiếu nước cục bộ cho sinh hoạt và tưới tiêu, chủ yếu là những nơi có địa hình tương đối cao và một số nơi do nguồn nước bị nhiễm mặn.

c. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 9.038,62 ha chiếm 25,99% diện tích tự nhiên (Trong đó đất rừng sản xuất là 3.669,98 ha, đất rừng phòng hộ 5.368,64 ha). Rừng tập trung chủ yếu ở các vùng bán sơn địa trồng các loại cây như thông, keo, bạch đàn...trồng rừng ngập mặn ở các xã ven biển để chắn sóng, chắn gió và trồng phi lao để chắn cát.

d. Về tài nguyên biển

Huyện Nghi Lộc có 14 km bờ biển, có 4 xã ven biển gồm: Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Yên. Tài nguyên biển ở đây đa dạng phong phú về số loài, trong đó có nhiều đặc sản có giá trị kinh tế cao như mực, tôm, sò, nhưng số lượng cá thể không lớn, phân bố ít tập trung và kém ổn định, ít hình thành đàn

lớn. Trữ lượng và khả năng thuỷ sản chưa có điều kiện điều tra thăm dò và đánh giá đầy đủ. Hàng năm, sản lượng khai thác dao động từ 3000 - 5000 tấn các loạịVùng biển Nghi Lộc còn có thế mạnh đặc biệt về du lịch và phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề. Với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan hấp dẫn, thơ mộng như bãi biển cửa Hiền Nghi Yên, du lịch Bãi Lữ Nghi Yên - Nghi Tiến, bãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nghi lộc tỉnh nghệ an (Trang 45)