Tình hình quy hoạch và quản lý sửdụng đất trong tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nghi lộc tỉnh nghệ an (Trang 39)

TỈNH NGHỆ AN

- Trước khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành lập “Quy

hoạch sử dụng đất tỉnh Nghệ An thời kỳ 2010 - 2020” - Sau Luật đất đai năm 2013, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

- Tỉnh Nghệ An đã hoàn thành công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các xã trong huyện.

- Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã đi dần vào nền nếp, hàng năm các huyện, thành phố, đều lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện có sự chuyển biến tích cực. Huyện đã tổ chức các lớp quán triệt học tập Luật đất đai năm 2013, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật cho cán bộ chủ chốt các xã, các phòng ban thuộc huyện. Tuyên truyền Luật đất đai cho các tầng lớp nhân dân thông qua các cuộc thi tìm hiểu, phương tiện thông tin đại chúng… giúp người dân hiểu và thực hiện đúng luật, các văn bản dưới luật một cách nghiêm túc. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đất đai của huyện vẫn còn một số tồn tại, cần khắc phục:

- Tình trạng vi phạm Luật đất đai vẫn còn xảy ra, một số trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đặc biệt từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản ngọt, không theo quy hoạch đã được duyệt. Nhiều hộ xây dựng nhà ở, nhà trông coi không theo đúng không theo đúng quy định của tỉnh. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi không theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. việc lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn công trình vẫn xảy rạ

- Việc quản lý đất công của một số xã thực hiện chưa chặt chẽ, để người dân lấn chiếm xây dựng nhà ở, công trình kinh doanh dịch vụ, nuôi thả cá…Việc khai thác sử dụng đất công điền ở một số xã chưa hiệu quả còn để hoang, chưa tận thu cho nguồn ngân sách.

- Việc lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. Một số xã chưa công khai quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt tại trụ sở UBND xã theo quy định. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đôi khi còn chưa sát thực tế, tính khả thi thấp nên phải điều chỉnh, bổ sung. Nhận thức vai trò của lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất ở một số nơi còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, tổ chức kiểm tra, giám sát thực tế thực hiện quy hoạch, kế hoạch được duyệt chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.

- Tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận canh tác và đất ở đô thị còn rất chậm, tỷ lệ thực hiện đạt thấp so với kế hoạch đề rạ

- Công tác giải quyết đơn thư liên quan đến đất đai: Một số giải quyết còn chậm, chưa rất điểm dẫn đến tình trạng đơn thư kéo dàị

- Trang thiết bị, kinh phí, phòng làm việc dành cho công tác quản lý đất đai còn hạn chế, nên phần nào ảnh hưởng tới việc triển khai công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: việc thực hiện các tiêu chí trong phương án quy hoạch sử dụng đất đai huyện Nghi Lộc đến, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2020 đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 58/2014/QĐ-UB ngày 31/08/2014.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nghi Lộc

- Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý; địa hình, địa mạo; khí hậu; thủy văn; các nguồn tài nguyên; thực trạng môi trường).

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội (tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực trạng phát triển các ngành; dân số, lao động, việc làm và thu nhập; thực trạng phát triển các ngành).

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội (lợi thế; hạn chế).

3.2.2. Đánh giá công tác quản lý đất đai và sử dụng đất huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An Nghệ An

- Tình hình quản lý đất đai được đánh giá theo 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai;

- Hiện trạng sử dụng đất huyện Nghi Lộc năm 2015.;

- Biến động sử dụng đất các loại đất trong giai đoạn 2010- 2015.

3.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 năm 2020

- Khái quát về phương án QH SDĐ đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất kỳ từ 2011- 2015.

- Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất từ năm 2010- 2015: việc đánh giá được tiến hành theo 3 nhóm đất chính là đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

- Đánh giá về tình hình thực hiện các công trình dự án có trong Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất.

- Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

+ Đánh giá những mặt đạt được và mặt tồn tại trong việc thực hiện Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện.

+ Tìm những nguyên nhân của những tồn tại đó.

3.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án QHSD đất QHSD đất

Trên cơ sở đánh giá chung về tình hình thực hiện Quy hoạch và xác định những nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Để xây dựng báo cáo, nhiều các tài liệu phục vụ cho phần nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu về địa phương được kế thừa, chọn lọc nhằm làm rõ cho các nội dung được trình bày trong báo cáọ Đó là các nghiên cứu cùng đề tài của các tác giả đi trước, được thực hiện ở các địa phương khác. Đây là phương pháp được dùng để điều tra, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý đất đai,hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện QHSD đất.

3.3.2. Phương pháp về điều tra khảo sát thực địa

Điều tra, khảo sát thực địa các dự án lớn đã và đang thực hiện, chụp ảnh cảnh quan, thu thập tình hình thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án QH đất của huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt.

3.3.3. Phương pháp thống kê so sánh

Để phân tích đưa ra kết luận, đề tài tiến hành thống kê, so sánh chỉ tiêu diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng trong thực tế được thống kê qua các năm 2005, 2010 và năm 2015, các chỉ tiêu quy hoạch đặt ra trên địa bàn huyện đến năm 2015. Ngoài ra, các diện tích được chuyển đổi theo các tài liệu thống kê còn được xem xét về vị trí không gian thựctế để xác định được diện tích đó có thực hiện trong quy hoạch hay ngoài quy hoạch.

3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL, bản đồ được quét và số hóa trên phần mềm Microstation. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ.

3.3.5. Phương pháp đánh giá

Các tiêu chí đánh giá gồm:

- Chỉ tiêu sử dụng đất (tính theo diện tích): tỷ lệ thực hiện tính theo đơn vị %, tỷ lệ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp;

- Vị trí quy hoạch (theo không gian); - Sự phát sinh các công trình mới;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 4.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1. Vị trí địa lý

Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển, nằm từ 18041' đến 18054' vĩ độ Bắc và 105028' đến 105045' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp: Các huyện Diễn Châu, Yên Thành;

- Phía Nam giáp: Các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên và thành phố Vinh; - Phía Đông giáp: Thị xã Cửa Lò và một phần biển Đông;

- Phía Tây giáp: Huyện Đô Lương.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Nghi Lộc, tỉnh Nhệ An

Là huyện tiếp giáp thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, là khu vực thuận lợi cho việc phân bố các khu công nghiệp và các nhà máy sản xuất kinh doanh thúc đẩy sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Nghệ An. Nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm, trù phú của tỉnh Nghệ An nói riêng và Bắc Trung Bộ nói chung. Có 10 xã nằm trong Khu kinh tế Đông Nam sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong tương lai gần đây sẽ là vệ tinh của khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An và thành phố Vinh (đô thị loại I).

Với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ khá thuận lợị Có nhiều tuyến giao thông của trung ương và tỉnh chạy qua địa bàn huyện như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 46, đường sắt Bắc - Nam, tỉnh lộ 534, tỉnh lộ 535, tỉnh lộ 536. Với chiều dài 14 km bờ biển, có 2 con sông lớn chảy qua địa bàn huyện là sông Cấm và sông Lam, giáp với cảng Cửa Lò. Cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn đang dần được nhựa hoá, bê tông hoá để tạo thành mạng lưới giao thông của huyện khá hoàn chỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với thành phố, thị xã, các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác.

Với lợi thế là huyện cửa ngõ của thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, cơ sở hạ tầng khá đồng bộ là điều kiện để thu hút các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, tài nguyên và trí lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, hoà nhập với xu thế chung của tỉnh và khu vực.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế, dân số, lao động, việc làm và thu nhập, thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộị

4.1.2. Địa hình, địa mạọ

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:

1) Vùng bán sơn địa

Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt

mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích của cả huyện. Gồm các xã Nghi Lâm, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng. Vùng này chiếm diện tích khá lớn nhưng tập trung ít dân cư khoảng 57.842 người chiếm 31,4% tổng dân số của cả huyện.

2) Vùng đồng bằng

Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa hình tương đối

bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao so với mực nước biển từ 0,6- 5,0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện. Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng có thể phân thành 2 vùng:

- Vùng thấp hoặc trũng: Chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Cả, có độ cao so với mực nước biển từ 0,6- 3,5 m, địa hình thấp, nguồn nước khá dồi dào, đây là vùng trọng điểm lúa của huyện, gồm các xã Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Thuận và một phần của Nghi Long, Nghi Tiến, Nghi Yên, Nghi Xá, Nghi Trung.

- Vùng cao, vàn cao: Chủ yếu là đất cát biển, có độ cao so với mực nước biển từ 1,5- 5,0 m, là vùng đất màu của huyện, gồm các xã Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Thạch, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Khánh, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Xuân, Nghi Phương, Nghi Trung, Nghi Quang. Do địa hình tương đối cao, xa nguồn nước ngọt nên việc cung cấp nguồn nước tưới cho vùng này còn khó khăn, chủ yếu dựa vào nước mưa, năng suất cây trồng thấp.

4.1.3. Khí hậu và thời tiết

Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùạ

+ Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5- 24,50C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5 - 20,50C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 6,20C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ (Số liệu do trạm khí tượng thủy văn Vinh cung cấp).

+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.

+ Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính:

- Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió Bắc. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm saụ

- Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió Nồm, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở tận Vịnh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn, thổi sang mà nhân dân thường gọi là gió Lào nhưng chính là gió tây khô nóng. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Ở Nghi Lộc thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8. Gió Tây Nam đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện.

+ Độ ẩm không khí: Bình quân khoảng 86%, cao nhất trên 90% (tháng 1, tháng 2), nhỏ nhất 74% (tháng 7).

+ Lượng bốc hơi nước: Bình quân năm 943 mm. Lượng bốc hơi nước trung bình của các tháng nóng là 140 mm (từ tháng 5 đến tháng 9). Lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 59 mm (tháng 9, tháng 10, tháng 11).

Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8- tháng 10), mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh, đó là những nguyên nhân chính gây nên mưa lũ xói mòn hủy hoại đất nhất là trong điều kiện cây rừng bị chặt phá và sử dụng đất không hợp lý.

4.1.4. Thủy văn

- Nguồn nước mặt: Ngoài nước mưa thì nguồn nước tưới chính cho đồng ruộng chủ yếu lấy từ kênh Nhà Lê, sông Tân Giai, sông Cấm, kênh Kẻ Gai và một số hồ đập lớn ở vùng bán sơn địa để đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân như đập Khe Nu, hồ Khe Thị, hồ Khe Gỗ, hồ Khe Bưởị.. Tuy nhiên đối với đất trồng màu do địa hình cao, nguồn nước ngọt xa nên việc giải quyết nước tưới cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nghi lộc tỉnh nghệ an (Trang 39)