Đánh giá hiện trạng đất đai và tình hình biến động đất đai của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nghi lộc tỉnh nghệ an (Trang 67 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2.2.Đánh giá hiện trạng đất đai và tình hình biến động đất đai của huyện

4.2. Đánh giá tình hình quản lý, sửdụng đất đại và biến động sửdụng đất

4.2.2.Đánh giá hiện trạng đất đai và tình hình biến động đất đai của huyện

Nghi Lộc

4.2.2.1. Hiện trạng đất đai huyện Nghi Lộc năm 2015

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 34579,78 ha, phân bố ở 30 xã, thị trấn.

Đất đai của huyện được sử dụng như sau:

- Đất nông nghiệp: 25341,80 ha chiếm 73.3 %diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp: 7615,96 ha, chiếm 22.0 % diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 1622,02 ha chiếm 4.7% diện tích đất tự nhiên. - Đất đô thị: 374,55 ha, chiếm 1,08 % diện tích tự nhiên.

- Đất khu du lịch 246,00 ha, chiếm 0,71% diện tích tự nhiên.

Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất các loại đất Huyện Nghi Lộc năm 2015

STT Chỉ tiêu Diện tích tính theo ha

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 34,579.78

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 25,341.80

1.1 Đất trồng lúa LUA 9,213.70

Đất chuyên trồng lúa nước LUC 7,555.27

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNC 2,716.67 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 3,961.10 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 5,183.13 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 3,702.28 1.6 Đất rừng đặc dụng RĐ - 1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 513.66 1.8 Đất làm muối LMU - 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 51.26

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 7,615.96

2.1 Đất quốc phòng CQP 69.84

2.2 Đất an ninh CAN 58.03

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 274.15

2.4 Đất khu chế xuất SKT -

2.5 Đất khu cụm công nghiệp SKN 5.21 2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 86.91 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 19.27 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 22.40 2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT 3,404.44 2.10 Đất có di tích lịch sử văn hóa ĐT 4.34 2.11 Đất có di tích, danh thắng ĐL - 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 51.52 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1,488.97 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 34.95 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 35.03 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0.20 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG - 2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 43.21 2.19 Đất làm nghĩa trang, NĐ, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 503.41 2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 110.49 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 34.34 2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV - 2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 16.08 2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 832.17 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 518.41 2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2.59

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 1,622.02

4 Đất khu công nghệ cao KCN 20

5 Đất khu kinh tế KKT 10646,08

73.30% 22.00%

4.70%

Đất NN Đất Phi NN Đất chưa SD

Hình 4.2. Cơ cấu diên tích theo hiện trạng sử dụng đất huyện Nghi Lộc năm 2015 huyện Nghi Lộc năm 2015

Ị Đất nông nghiệp

ạ Đất trồng lúa

Diện tích đất trồng lúa là 9213,70 ha chiếm 40% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 26.64% diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước có 7555.27 ha, chiếm 80% đất trồng lúa, tập trung phần lớn ở các xã như Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Lâm, Nghi Mỹ, Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi Công Nam, Nghi Công Bắc, Nghi Phương, Nghi Thuận, Nghi Đồng, Nghi Hưng. Đây là những xã có tính chất thổ nhưỡng tương đối phù hợp, hệ thống kênh tưới tiêu cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và khả năng chủ động nguồn nước trong quá trình sản xuất. Diện tích đất trồng lúa nước còn lại vẫn còn chiếm 20%, phân bổ chủ yếu ở các xã vùng màu như Nghi Thịnh, Nghi Hợp, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Trường, Nghi Thạch, Phúc Thọ, Nghi Xuân, ... đây là những xã do tính chất thổ nhưỡng chủ yếu là đất cát cũ ven biển nên khả năng giữ nước, dinh dưỡng kém, đồng thời hệ thống kênh mương tưới, tiêu còn hạn chế, không chủ động được nguồn nước tướị

b. Đất trồng cây lâu năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích đất trồng cây lâu năm là 3961,1 ha, chiếm 20% so với diện tích đất nông nghiệp và chiếm 10% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất trồng cây lâu năm chủ yếu tập trung ở một số xã phía tây của huyện, vì đây có địa hình đồi núi thấp, tính chất thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc trồng một số cây lâu năm đặc

biệt là cây ăn quả lâu năm. Xã có diện tích đất trồng cây lâu năm lớn nhất là xã Nghi Văn 330,25 ha, xã có diện tích đất trồng cây lâu năm nhỏ nhất là xã Nghi Mỹ 12,14 hạ

c. Đất rừng phòng hộ

Năm 2015 diện tích đất rừng phòng hộ của huyện là 5183,13 ha, chiếm 20.45% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 14,99% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

+ Đất có rừng trồng phòng hộ: 4.686,47 ha;

+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ: 35,20 hạ

+ Đất trồng rừng phòng hộ: 461,46 ha;

Bên cạnh rừng phòng hộ đầu nguồn được phân bố ở một số xã vùng bán sơn địa như: Nghi Văn, Nghi Hưng, Nghi Đồng, Nghi Phương ..., còn có rừng phòng hộ ven biển chắn sóng, chắn cát, lấn biển phân bố tại một số xã ven biển như: Nghi Yên, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Quang, Nghi Tiến, Nghi Thiết. Xã có diện tích đất rừng phòng hộ lớn nhất là xã Nghi Yên 1.083,54 hạ

d. Đất rừng sản xuất

Rừng sản xuất có 3702,28 ha, chiếm 14,61% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 10,71% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

+ Đất có rừng trồng sản xuất: 2.833,48 ha;

+ Đất trồng rừng sản xuất: 868,8 hạ

Rừng sản xuất chủ yếu tập trung ở các xã vùng bán sơn địa như: Nghi Công Nam, Nghi Lâm, Nghi Kiềụ.. Diện tích đất rừng sản xuất chủ yếu là thông, keo, bạch đàn... Xã có diện tích đất rừng sản xuất lớn nhất là xã Nghi Công Nam 1.015,4 hạ

ẹ Đất nuôi trồng thủy sản

Nghi Lộc có rất nhiều lợi thế về nuôi trồng thuỷ sản nhờ có hệ thống kênh đào, các hồ đập, sông suối, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ ở các xã ven biển. Tuy nhiên ngành nuôi trồng thuỷ sản huyện Nghi Lộc vẫn chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của nó, tính đến năm 2015 diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện Nghi Lộc là 513,66 ha, chiếm 2,02% so với diện tích đất nông nghiệp. Sản phẩm ngành nuôi trồng thuỷ sản huyện Nghi lộc chủ yếu là tôm nước lợ, cá rô phi đơn tính, cá mè, cá trắm... Ngoài diện tích nuôi trồng mang tính chuyên canh

thì việc kết hợp nuôi trồng trong các ao hộ gia đình, nuôi cá lồng ở các hồ đập và mô hình cá - lúa cũng đem lại một nguồn lợi đáng kể.

f. Đất nông nghiệp còn lại

Diện tích đất nông nghiệp còn lại 51,26 ha, chiếm 0,2% diện tích đất nông nghiệp. Đây là diện tích có ý nghĩa quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, có khả năng chuyển sang mục đích phi nông nghiệp.

* Đánh giá chung

Nhìn chung đất nông nghiệp ngày càng được khai thác và sử dụng hợp lý hơn, khai thác tốt tiềm năng cũng như lợi thế của huyện. Tuy cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chiếm 73,3% diện tích đất tự nhiên, nhưng tỷ trọng đóng góp ngành nông- lâm- ngư nghiệp chỉ chiếm 37% tổng giá trị sản xuất của huyện. Trong xu thế đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho các mục đích phi nông nghiệp thì xu hướng sử dụng đất nông nghiệp là tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, muốn vậy đòi hỏi phải áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong những năm qua huyện đã có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thử nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và có hiệu quả kinh tế trên thị trường; khuyến khích người dân sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá; công tác khuyến nông, khuyến ngư đến tận thôn xóm cho các hộ nông dân tiếp cận những kỹ thuật mới phù hợp hơn; xây dựng và nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất và đời sống tốt hơn, hỗ trợ vốn ban đầu cho người dân sản xuất,...

IỊ Đất phi nông nghiệp

ạ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Diện tích 35,03 ha, chiếm 0,46% diện tích đất phi nông nghiệp. Đây là đất sử dụng để xây dựng các trụ sở làm việc cơ quan đảng, đoàn, chính quyền, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp như huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, xã, thị trấn, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Huyện đoàn, Mặt trận Tổ quốc, trung tâm dạy nghề,... Phân bố ở chủ yếu ở thị trấn, trung tâm các xã. Xã Nghi Trung có diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp lớn nhất 5,2 ha, xã có diện tích ít nhất là xã Nghi Khánh 0,22 hạ

b. Đất quốc phòng

Diện tích 69,84 ha, chiếm 0,94% diện tích đất phi nông nghiệp

Đất được sử dụng để xây dựng cho mục đích quân sự nhằm để duy trì hệ thống phòng thủ và bảo vệ tổ quốc, bao gồm: Đất để xây dựng doanh trại, đơn vị đóng quân, bãi huấn luyện, kho cảng quân sự, trụ sở chỉ huy quân sự huyện ... Ngoài ra, còn có các lô cốt, tuyến ven biển và các cao điểm có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng để bố trí công trình phòng thủ. Diện tích đất quốc phòng được phân bố những vị trí có ý nghĩa chiến lược, thuận lợi cho việc huấn luyện và bố trí quân trên địa bàn huyện.

c. Đất an ninh

Nghi Lộc là huyện có diện tích đất an ninh lớn với diện tích là 58.03 ha, chiếm 0,72% diện tích đất phi nông nghiệp. Đất an ninh bao gồm trụ sở công an huyện và các công trình phục vụ cho các mục đích an ninh.

d. Đất khu công nghiệp

Năm 2015 diện tích 274,15 ha, chiếm 3,87% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 0,80% tổng diện tích tự nhiên của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghi Lộc nằm trong vùng quy hoạch xây dựng và phát triển khu công nghiệp của Khu kinh tế Đông Nam, trong đó quy hoạch khu công nghiệp Nam Cấm với định hướng quy mô khoảng 2.500 hạ Đây là lợi thế góp phần vào mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

d. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ

Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh và thương mại dịch vụ là 106,18 ha, chiếm 0,84% diện tích đất phi nông nghiệp. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh được xác định gồm các loại: Đất kinh doanh, dịch vụ thương mại, là đất xây dựng các công trình kinh doanh dịch vụ thương mại như cửa hàng, ki ốt, khách sạn, nhà nghỉ, cây xăng,... Nhìn chung đất cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Nghi Lộc vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của huyện.

ẹ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

Năm 2015 huyện Nghi Lộc có 22,4 ha đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, chiếm 0,37% diện tích đất phi nông nghiệp. Đây là đất làm nguyên vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngói không nung, đá xây dựng, lò nung vôi,... như mỏ đá Nghi Lâm, Nghi Yên, Nghi Hưng, Nghi Mỹ ..., mỏ đất sét ở Nghi Văn.

f. Đất di tích, danh thắng

Diện tích 4,29 ha, chiếm 0,06% đất phi nông nghiệp và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của nó. Hàng năm các di tích, danh thắng này luôn được ngành văn hoá thông tin kiểm tra, đánh giá chất lượng, trùng tu, tôn tạo theo đúng quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin về bảo tồn và lưu giữ di tích, danh thắng. Nghi Lộc là huyện có sự hội ngộ đầy đủ sông, núi, biển và đồng bằng, có bờ biển tương đối dài và bằng phẳng đã tạo cho Nghi Lộc có một phong cảnh hữu tình và có nhiều danh thắng khá đẹp.

g. Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại)

Diện tích đất sử dụng cho mục đích bãi thải, xử lý chất thải 51,52 ha, chiếm 0,72% diện tích đất phi nông nghiệp, chủ yếu là bải thu gom xử lý rác thải tại Nghi Yên do tỉnh chọn vị trí và một số bãi tập kết rác thải sinh hoạt ở các xã trên địa bàn huyện. Là địa phương nằm cửa ngõ của thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tuy nhiên bên cạnh phát triển kinh tế cũng kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Ngoài việc ô nhiễm môi trường do hậu quả từ các kho thuốc trừ sâu, quá trình sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp thì việc ô nhiễm môi trường từ rác thải, chất thải trong của các khu công nghiệp và một số cơ sở sản xuất đang là vấn đề làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và sức khoẻ của nhân dân.

h. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng là 59,29 ha, chiếm 0,76% diện tích đất phi nông nghiệp. Nghi Lộc có 44.018 nhân khẩu với gần 10.000 hộ (chiếm 23,73% dân số toàn huyện) là Thiên chúa giáo; có nhiều nhà thờ lớn như Tổng giám mục Xã Đoài ở xã Nghi Diên và nhiều nhà thờ họ khác, có đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí ở xã Nghi Hợp và nhiều đền, chùa, miếu, mạo đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóạ Xã có diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng lớn nhất là xã Nghi Diên (15,87 ha).

ị Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 503,41 ha, chiếm 7,11% diện tích đất phi nông nghiệp. Với tinh thần "uống nước nhớ nguồn" đến nay tất cả các xã đã có đài tưởng niệm được xây dựng tương đối khang trang.

Các nghĩa địa ở các xã tương đối tập trung và có nguồn gốc lâu đờị Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều nghĩa trang, nghĩa địa phân bố chưa hợp lý, nằm sát hoặc xen kẽ trong khu dân cư và rãi rác trên đất canh tác phần nào gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan cũng như vệ sinh môi trường, lãng phí đất. Trong giai đoạn tới cần chỉnh trang các nghĩa trang, nghĩa địa chưa hợp lý trên, quy định cụ thể khu vực hung táng, cát táng. Xã Nghi Thạch có diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa lớn nhất 39,73 ha, xã Nghi Hợp có diện tích nhỏ nhất 2,41 hạ

k. Đất mặt nước chuyên dùng

Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 1.350.58 ha, chiếm 17,7% diện tích đất phi nông nghiệp. Đất mặt nước chuyên dùng bao gồm diện tích các hồ, đập, hồ thuỷ lợi, thuỷ điện kể cả mặt nước chưa sử dụng. Lượng nước phục vụ tưới ở các hồ đập dự trữ cũng chỉ đáp ứng phần nào cho diện tích đất nông nghiệp của huyện.

l. Đất phát triển hạ tầng

Năm 2015, diện tích đất phát triển hạ tầng của huyện là 2.911,82 ha, chiếm 40,25% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 8,37% diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích đất phát triển hạ tầng được sử dụng vào một số mục đích công cộng như sau:

- Đất giao thông: 1.941,35 hạ

- Đất thủy lợi: 736,51 hạ

- Đất công trình năng lượng: 5,15 hạ

- Đất công trình bưu chính viễn thông: 0,84 hạ

- Đất cơ sở văn hóa: 39,86 hạ

- Đất cơ sở y tế: 15,58 hạ

- Đất cơ sở giáo dục: 94,71 hạ

- Đất cơ sở thể dục thể thao: 56,80 hạ

- Đất chợ: 20,02 hạ

* Đất giao thông

Diện tích đất giao thông 1.941,35 ha, chiếm 26,84% diện tích đất phi nông nghiệp. Trong những năm gần đây việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đã được các ngành, các cấp và nhân dân quan tâm hưởng ứng. Kết hợp từ nguồn đầu tư của trung ương, của tỉnh, của huyện và đóng góp của nhân dân nên mạng lưới

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nghi lộc tỉnh nghệ an (Trang 67 - 81)