7. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ
Để ổn định hoạt động thị trƣờng tiền tệ, giúp hoạt động của các ngân hàng lành mạnh, huy động đƣợc nguồn vốn trong xã hội, Chính phủ cần có các chính sách phù hợp, kịp thời để hỗ trợ NHTM hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững. Cụ thể:
- Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô.
-Kiểm soát lạm phát: sự tăng mạnh và kéo của lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp khó khăn trong huy động vốn. Việc kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý đảm bảo lãi suất thực giúp NHTM dễ dàng huy động vốn từ các thành phần kinh tế.
- Duy trì sự ổn định, tăng trƣởng kinh tế: Vai trò của Chính phủ trong việc duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô đặc biệt quan trọng góp phần củng cố niềm tin, ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống tài chính nói chung và hoạt động của NHTM nói riêng.
- Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý.
Để tạo điều kiện cho hệ thống NHTM Việt Nam phát triển đúng hƣớng, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hôi của đất nƣớc, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo:
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế các giải pháp, các văn bản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thực hiện nhất quán, đồng bộ với các bộ luật khác có liên quan, tạo ra tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống tiền tệ ngân hàng nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng. - Xem xét cho các doanh nghiệp nhỏ mang tính chất gia đình không nhất thiết phải có chữ ký kế toán trƣởng trên chứng từ.
- Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
+ Triển khai đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 – 2015, tiếp theo các chỉ thị 20/2007-CT-TTg về chi lƣơng cho đối tƣợng hƣởng lƣơng ngân sách qua ngân hàng, Chính phủ cần ban hành tiếp các chỉ thị trong đó triển khai chi lƣơng qua thẻ ATM đến các đơn vị, tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Ban hành các quy định hạn chế dùng tiền mặt trong các giao dịch nhƣ: đóng thuế, phí, lệ phí, tiền điện, tiền nƣớc, ....
+ Tăng cƣờng phổ biến kiến thức trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt.
+ Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng các ƣu đãi về thuế, phí trong thanh toán.
KẾT LUẬN
Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì hoạt động của ngân hàng là kinh doanh lĩnh vực tiền tệ, là cầu nối trung gian giữa nơi thừa vốn với nơi thiếu vốn và ngƣợc lại. Nguồn vốn càng lớn, giá huy động càng thấp thì khả năng cung ứng vốn cho vay ra nền kinh tế càng cao, ngân hàng dễ tính toán các kế hoạch tín dụng cũng nhƣ giá cả tín dụng cho phù hợp và có tính cạnh tranh cao so với đối thủ cạnh tranh của mình.
Để tồn tại và phát triển trong môi trƣờng kinh doanh với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng và chứa đựng nhiều rủi ro nhƣ hiện nay thì việc ứng dụng marketing trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là việc hết sức cần thiết, là chìa khóa dẫn đến thành công của ngân hàng. Marketing trong ngân hàng với các chính sách và giải pháp đồng bộ sẽ góp phần vào tăng trƣởng nguồn tiền gửi huy động, giúp các NHTM đạt đƣợc tối ƣu hóa trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn tiền gửi huy động.
Là chi nhánh NHTM hàng đầu Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực tài chính nông thôn. Agribank Kon Tum đã nắm bắt đƣợc xu thế đổi mới lĩnh vực tài chính của đất nƣớc và có những đóng góp to lớn trong hoạt động tài chính ngân hàng tại địa bàn tỉnh Kon Tum. Trong hoạt động huy động tiền gửi, chi nhánh đã có nỗ lực thực hiện giải pháp marketing nhƣng dƣờng nhƣ là chƣa đủ và chƣa có tác dụng tích cực và mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là hoạt động xúc tiến hỗn hợp.
Với mục đích nghiên cứu của đề tài “ Hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum”, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:
khách hàng cá nhân của NHTM.
Phân tích thực trạng hoạt động marketing trong huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân của Agribank Kon Tum về mục tiêu hoạt động, công tác tổ chức bộ máy quản lý hoạt động, thực trạng hoạt động và kết quả hoạt động của marketing trong huy động tiền gửi khách hàng cá nhân. Đồng thời luận văn chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của nó trong công tác marketing trong huy động tiền gửi khách hàng cá nhân.
Trên cơ sở định hƣớng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực huy động tiền gửi của Agribank và Agribank Kon Tum, luận văn đã đƣa ra các giải pháp mang tính thiết thực và có khả năng mang lại hiệu quả cao tại Agribank chi nhánh Kon Tum. Hy vọng rằng với những giải pháp đã nêu có thể tạo ra hiệu quả tích cực cho hoạt động huy động tiền gửi của Agribank Kon Tum. Chi nhánh nên vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý và phù hợp với tình hình thực tiễn của ngân hàng.
Do sự hạn chế về nhiều mặt nhƣ: Thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo... Đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp giúp cho tôi hoàn thiện hơn trong công tác nghiên cứu của mình.
[1]. Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum các năm 2013,2014,2015.
[2]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn các nãm 2013,2014,2015 của Ngân hàng Nhà nýớc Kon Tum. [3]. Nguyễn Văn Dờn (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. Bùi Thị Thùy Dƣơng (2009), Marketing dịch vụ tại một số ngân hàng TMCP Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5]. Trần Minh Đạo (2008), Giáo trình Marketing cãn bản, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
[6]. Võ Văn Đức (2011), Hoàn thiện chính sách marketing tại ngân hàng TMCPNgoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Nam, Đại học Đà Nẵng.
[7]. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn (1999), Quản trị Marketing, Trýờng Đại học Đà Nẵng
[8]. Học viện Ngân hàng (1999), Marketing dịch vụ tài chính, NXB Thống Kê, Hà Nội
[9]. Đỗ Thị Kim Luyến (2013), Hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn tại Ngân hàng NN và PTNT – chi nhánh Bình Định, Đại học Đà Nẵng.
[10].Trịnh Quốc Trung (2009), Marketing Ngân hàng, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh
[11].Trƣơng Quang Thông (2012), Giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.
[12].Nguyễn Vãn Tiến (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
[14].Lê Vãn Tề (2004), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. [15].Peter.S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính,
Hà Nội
[16].Phạm Thị Tâm, Phạm Ngọc Thúy (2013), Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng của Học viện Ngân hàng, Đại học Đà Lạt, Đại học Bách khoa, ĐHQG TP Hồ Chí Minh.