Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh kon tum (Trang 93 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù trong những năm qua, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đã thực hiện tốt công tác huy động tiền gửi khách hàng cá nhân của mình nhƣng vẫn không tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế mà chƣa khắc phục kịp thời. Để công tác huy động tiền gửi KHCN tại ngân hàng trong thời gian tới đƣợc hoàn thiện hơn thì ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để nhanh chóng khắc phục đƣợc những hạn chế mà ngân hàng đang gặp phải. Trƣớc hết ta sẽ xem xét qua một số những vấn đề còn tồn tại trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân tại chi nhánh trong thời gian qua:

a.Tồn tại

- Bộ phận marketing chƣa phát huy đƣợc chức năng, nhiệm vụ. Công tác marketing trong hoạt động huy động tiền gửi KHCN đang còn ở bƣớc đầu tiên, vừa làm vừa lấy kinh nghiệm, liên lục phải thay đổi, khắc phục, bổ sung. Chƣa có quy trình cụ thể, rõ ràng. Các chính sách chăm sóc và thu hút khách hàng chƣa đƣợc hoạch định rõ ràng, chủ yếu còn ở mức độ “ làm theo kế hoạch, chỉ tiêu” chƣa thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả nên chƣa thu hút nhiều khách hàng mới cho Ngân hàng. Một số Chi nhánh loại III, Phòng giao dịch trực thuộc, các phòng/tổ vẫn chƣa vận dụng các mối quan hệ nhằm hoàn

thành tốt công tác huy động vốn.

- Chƣa thực hiện điều tra nghiên cứu thị trƣờng tiền gửi nói chung và thị trƣờng TGKHCN. Chƣa quan tâm đến vấn đề phân đoạn thị trƣờng, lựa chọn thị trƣờng mục tiêu vàđịnh vị SP trong huy động TG nói chung và huy động TGKHCN nói riêng. Việc phân đoạn thị trƣờng và lựa chọn thị trƣờng mục tiêu chƣa đƣợc thực hiện một cách thấu đáo. Phân đoạn thị trƣờng chƣa thực sự bao quát toàn bộ thị trƣờng mà chỉ là phân nhóm các khách hàng hiện tại, bỏ sót nhiều khách hàng tiềm năng, dẫn đến thiếu sót trong định hƣớng marketing. Thị trƣờng mục tiêu đƣợc lựa chọn quá dàn trải.

- Sản phẩm huy động dành cho KHCN tuy đa dạng nhƣng chƣa tạo đƣợc sự khác biệt so với các NHTM khác trên địa bàn và còn nặng về sản phẩm huy động truyền thống, nên trong quá trình triển khai một số sản phẩm không thu hút đƣợc khách hàng, vì vậy mà hiệu quả mang lại chƣa cao.

- Trong một số giai đoạn, việc điều hành lãi suất còn chậm so với thị trƣờng, lãi suất của Agribank thƣờng kém cạnh hơn các NHTM khác do các quy định về lãi suất chung của NHNN dẫn đến chƣa tạo đƣợc tính linh hoạt để điều hành phù hợp với diễn biến trên thị trƣờng, làm cho sản phẩm của Agribank trên địa bàn không tạo đƣợc sự hấp dẫn

- Huy động TGKHCN chủ yếu qua kênh truyền thống, chƣa chú trọng đến kênh phân phốiđiện tử.

- Quy trình về thủ tục giao dịch còn cứng nhắc, chƣa linh hoạt. Còn quá nhiều chứng từ giao dịch phải viết tay, chƣa tự in trong máy nên chƣa tạo sự hài lòng cho khách hàng.

- Công tác cổ động truyền thông quảng bá chƣa mạnh, đặc biệt là qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Chỉ dừng lại ở việc treo băng rôn, quảng bá trên truyền hình địa phƣơng là chủ yếu- là kênh truyền hình ít đƣợc ngƣời dân chú ý.

- Công tác chăm sóc KHTGCN chỉ mới quan tâm đến KH có số dƣ TG lớn, chƣa quan tâm đến phầnđông KHTGCN còn lại.

- Việc đào tạo cán bộ chƣa đƣợc triển khai đồng bộ, số lƣợng các khóa học dành cho giao dịch viên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá lại kiến thức của giao dịch viên hàng năm chƣa đƣợc tổ chức, nên việc ỳ trong giao dịch của các giao dịch viên vẫn còn diễn ra.

- Cơ sở vật chất trên toàn hệ thống nói chung và trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng chƣa đƣợc đồng bộ. Việc một số giao dịch viên còn chƣa nắm rõ các SPDV cũng sẽ gây khó khăn cho KHCN khi đến giao dịch.

b. Nguyên nhân

- Chi nhánh chƣa có chính sáchmarketing rõ ràng, chƣa phù hợp với thị trƣờng kinh doanh. Việc tổ chức công việc, bố trí chức năng nhiệm vụ của cán bộ chăm sóc KH vẫn còn đảm đƣơng nhiều công việc, chƣa dành nhiều thời gian để triển khai và thực hiện nhiệm vụ chính của cán bộ chăm sóc khách hàng. Khả năng tƣ vấn SPDV, chăm sóc KH của dội ngũ cán bộ Agribank Kon Tum còn yếu so với các NH trên địa bàn.

- Giai đoạn 2013-2015 có nhiều biến động về lãi suất cộng với sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn, mà đặc biệt là sự chạy đua về lãi suất và các hình thức khuyến mãi.

- Chi phí cho hoạt động xúc tiến-truyền thông còn thấp nên hiệu quả mang lại chƣa cao, phạm vi ảnh hƣởng còn hẹp. Chƣa có bộ phận cán bộ chăm sóc khách hàng riêng đối với KHTGCN.

- Chú trọng công tác thu hút khách hàng mới, chƣa quan tâm đúng mức vấn đề củng cố quan hệđối với bộ phận khách hàng cũ, đặc biệt làkhách hàng truyền thống.

nghiệp, chủ yếu học hỏi kinh nghiệm từ những ngƣời đi trƣớc, việc học tập còn khá hạn chế. Chƣa theo chuẩn mực cụ thể.

- Ngân hàng chƣa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trƣờng, cũng nhƣ chƣa có cái nhìn thấu đáo, sâu sắc về phân đoạn thị trƣờng và lựa chọn thị trƣờng mục tiêu.

- Hoạt động xúc tiến truyền thông chƣa có sự đầu tƣ thỏa đáng và không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục và duy trì trong thời gian dài nên hiệu quả mang lại chƣa cao.

- Kon Tum là một tỉnh nghèo, thu nhập ngƣời dân thấp. Ngƣời dân chƣa quen với những dịch vụ NH đòi hỏi kiến thức và kỹ năng công nghệ.

- Địa bàn trải rộng, có những nơi dân cƣ phân bố thƣa thớt. NH khó tiếp cận để truyền thông và cung cấp dịch vụ.

- Lãi suất TG nói chung và lãi suất TGKHCN nói riêng bị giới hạn bởi lãi suất trần của NHNN.

- Sự cạnh tranh giữa các NH trên địa bàn ngày càng khốc liệt, đặc biệt trong lĩnh vực huy động TG và cho vay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã giới thiệu một cách tổng quát về mô hình, cơ cấu tổ chức cùng với tình hình hoạt động trong giai đoạn 2013-2015 của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Bên cạnh đó, nội dung chính của chƣơng 2 là phân tích, đánh giá kết quả các tồn tại và nguyên nhân. Từ đó đƣa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động của marketing trong huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại Chi nhánh trong thời gian qua. Từ những phân tích và đánh giá cho thấy bên cạnh những thành công nhất định thì Chi nhánh vẫn còn nhiều điểm yếu cần phải khắc phục.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy những kết quả đạt đƣợc và khắc phục những điểm yếu trong hoạt động marketing huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Và chƣơng 3, tác giả sẽ đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánhtỉnh KonTum, với mục tiêu marketing trong huy động tiền gửi khách hàng cá nhân của Chi nhánh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của thị trƣờng.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh kon tum (Trang 93 - 98)