Nguyên tắc cấp phát thanh toán chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 27)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.6. Nguyên tắc cấp phát thanh toán chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc

Nhà nƣớc

- Tất cả các khoản chi NSNN phải đƣợc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN đƣợc giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi.

- Mọi khoản chi NSNN đƣợc hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động đƣợc quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.

- Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho ngƣời hƣởng lƣơng, trợ cấp xã hội và ngƣời cung cấp hàng hóa dịch vụ; trƣờng hợp chƣa thực hiện đƣợc việc thanh toán trực tiếp, KBNN thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng NSNN.

- Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi cho NSNN theo đúng trình tự quy định.

1.2. KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC

1.2.1. Khái niệm kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN

a. Tổng quan về Kho bạc Nhà nƣớc

Kho bạc Nhà nƣớc là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện việc quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính và các quỹ khác, quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nƣớc; huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển.

Các mô hình KBNN trên thế giới

Về mặt tổ chức, KBNN các nƣớc đƣợc xây dựng theo 3 mô hình tiêu biểu sau đây:

- Kho bạc Nhà nƣớc trực thuộc Ngân hàng Trung ƣơng. Đây là mô hình KBNN áp dụng phổ biến ở các nƣớc thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trƣớc đây, đƣợc vận dụng ở Việt Nam từ năm 1951. iện nay các nƣớc đều đã bãi bỏ mô hình này.

- Mô hình tổ chức thứ hai của KBNN: Kho bạc Nhà nƣớc là cơ quan trực thuộc Chính phủ. Theo mô hình này Kho bạc Nhà nƣớc là một cơ quan ngang Bộ thƣờng đƣợc gọi là Bộ Ngân khố hay Tổng nha ngân khố. Mô hình này đƣợc áp dụng ở các nƣớc nhƣ: Mỹ, Anh, Canada, Australia,...

- Kho bạc Nhà nƣớc là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính (hoặc Bộ Kinh tế - Tài chính), theo mô hình này Kho bạc Nhà nƣớc là một bộ phận của Bộ Tài chính, chịu sự chỉ đạo của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Mô hình này đƣợc áp dụng ở phần lớn các nƣớc ở Châu Âu điển hình là Pháp, Ðức... và các nƣớc ở Ðông Nam Á.

Tại Việt Nam, hệ thống KBNN đƣợc xây dựng theo mô hình KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, đƣợc tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng, theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.

b. Khái niệm về ki m soát trong quản lý

Có 4 chức năng trong hoạt động quản lý của một tổ chức thƣờng thấy đó là: oạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra, kiểm soát. Khi tiến hành công việc hoạch định, tổ chức, điều hành quá trình công việc tại đơn vị thì có

thể xãy ra nhiều sự cố do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau. Chính vì vậy, kiểm tra, kiểm soát đƣợc thực hiện để đảm bảo cho quá trình tác nghiệp của đơn vị đúng nhƣ kế hoạch đề ra, nhằm kịp thời điều chỉnh sai sót cho đơn vị. Nhƣ vậy, kiểm soát là một hoạt động vô cùng quan trọng trong công tác quản lý của một đơn vị.

Kiểm soát không phải là một trong những giai đoạn của quá trình quản lý mà phải thực hiện ở tất cả các giai đoạn nên nó sẽ là một chức năng của quản lý. Kiểm soát là quá trình đo lƣờng kết quả thực tế trong quản lý điều hành tại đơn vị và so sánh với những tiêu chuẩn đã đƣợc quy định nhằm phát hiện sự sai lệch, đƣa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời để khắc phục sự sai lệch hoặc nguy cơ sai lệch xãy ra. Có thể nói, kiểm soát là công việc mà căn cứ vào những quy định thực hiện rà soát lại, kiểm tra lại quá trình thực thi khi có quyết định và đƣợc thực hiện trên tất cả các mảng để nắm bắt, điều hành và quản lý. Nhƣ vậy, kiểm soát là tổng hợp những khả năng nhằm đƣa ra phƣơng pháp để nắm bắt và điều hành đối tƣợng quản lý, từ đó cấp trên kiểm soát cấp dƣới thông qua chính sách và biện pháp cụ thể; đơn vị tự kiểm soát; đơn vị quản lý kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của đối tƣợng quản lý.

c. Khái niệm ki m soát chi thường u ên N NN qua NN

Kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN là quá trình KBNN thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nƣớc quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phƣơng pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn trên cơ sở hồ sơ, chứng từ do đơn vị sử dụng ngân sách và các đơn vị có quan hệ với ngân sách để đảm bảo các khoản chi đúng nguyên tắc, đúng chế độ, tiết kiệm chi phí với mục đích cuối cùng là sử dụng tối ƣu hiệu quả nguồn vốn NSNN.

d. Trách nhiệm, vai trò của KBNN trong ki m soát chi thường xuyên NSNN

- KBNN có quyền từ chối cấp phát, thanh toán đối với các khoản chi không có trong dự toán, không đúng mục đích, không có hiệu quả hoặc không đúng chế độ của Nhà nƣớc…Thông qua đó, tăng cƣờng hiệu quả của chi thƣờng xuyên NSNN.

- iám sát, ngăn ngừa những hiện tƣợng tiêu cực trong quản lý chi thƣờng xuyên NSNN.

- Thúc đẩy hoàn thiện chế độ quản lý kinh phí ngân sách tại các đơn vị thụ hƣởng NSNN.

e. Yêu cầu ối với công tác ki m soát chi thường xuyên NSNN

- Chính sách và cơ chế KSC thƣờng xuyên phải phù hợp với bối cảnh quản lý quỹ NSNN của từng thời kỳ.

- Làm cho các hoạt động của tài chính nhà nƣớc đạt hiệu quả cao.

- Cần đƣợc thực hiện đồng bộ, nhất quán với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành đến khâu quyết toán NSNN.

1.2.2. Mục đích của KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN và sự cần thiết phải kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN cần thiết phải kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN

a. Mục ích của C thường xuyên NSNN qua KBNN

Việc KSC thƣờng xuyên NSNN là nhằm đảm bảo tất cả các khoản chi thƣờng xuyên từ NSNN đƣợc kiểm soát chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác KSC thƣờng xuyên NSNN có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nƣớc, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng; tăng cƣờng kỷ luật tài chính; nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý, điều hành của cơ quan chính quyền các cấp. Đồng thời thông qua quá trình này, Nhà nƣớc sử dụng nó nhƣ là một công cụ để thực hiện

quản lý vĩ mô nền kinh tế, điều tiết định hƣớng phát triễn thông qua xác định cơ cấu chi cho từng mục đích trong những giai đoạn nhất định và thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội khác.

b. Sự cần thiết phải ki m soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý tài chính và cơ chế quản

lý NSNN đòi hỏi mọi khoản chi thƣờng xuyên của NSNN phải đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả, tập trung mọi nguồn lực tài chính phát triển kinh tế xã hội.

- Hạn chế của cơ chế quản lý chi thƣờng xuyên NSNN dẫn đến một số ít đơn vị, cá nhân tìm cách lợi dụng tham ô, tƣ lợi, gây thất thoát công quỹ Nhà nƣớc.

- Ý thức của các đơn vị trong việc chấp hành ngân sách còn kém, cố tình sử dụng ngân sách sai mục đích, sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Vì vậy cần phải có cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát, chấn chỉnh, ngăn chặn các sai phạm trƣớc khi xuất quỹ ngân sách.

- Đặc thù của các khoản chi thƣờng xuyên không có tính hoàn trả trực tiếp vì vậy cần phải kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo tƣơng xứng khoản tiền Nhà nƣớc chi ra với kết quả công việc mà đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện.

- Theo kinh nghiệm quản lý NSNN của các nƣớc và kiến nghị của các tổ chức tài chính quốc tế việc kiểm tra, kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN chỉ thực sự có hiệu quả khi thực hiện chi trả trực tiếp từ cơ quan quản lý quỹ NSNN đến từng đối tƣợng sử dụng ngân sách, không chuyển kinh phí qua các cơ quan quản lý trung gian.

1.2.3. Nội dung của công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN

Nội dung công tác KSC thƣờng xuyên NSNN của KBNN bao gồm:

Khi có nhu cầu chi tiêu, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN nộp các hồ sơ cho KBNN:

+ Các hồ sơ gửi KBNN một lần bao gồm: Dự toán chi NSNN năm đƣợc cấp có thẩm quyền giao, bảng đăng ký hoặc thông báo biên chế, quỹ tiền lƣơng, học bổng, sinh hoạt phí; Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền.

+ Các hồ sơ liên quan đến từng khoản chi thƣờng xuyên: Đơn vị sử dụng kinh phí NSNN lập và gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liên quan theo quy định: Giấy rút dự toán NSNN, ủy nhiệm chi, giấy rút tiền mặt, các hồ sơ khác tùy theo tính chất của từng khoản chi.

- Tiến hành kiểm soát chi: Cán bộ KSC sẽ kiểm tra các điều kiện chi

trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu và chứng từ chi của đơn vị, cụ thể:

+ Kiểm tra, đối chiếu khoản chi với dự toán, đảm bảo các khoản chi đã có trong dự toán chi NSNN đƣợc giao.

+ Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm chấp hành đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định. Đối với những khoản chi chƣa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, thì KBNN căn cứ vào dự toán chi của đơn vị đƣợc duyệt để kiểm tra, kiểm soát.

+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh chuẩn chi đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị SDNS hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền quyết định chi.

Khi kiểm soát hồ sơ thanh toán, KBNN phải kiểm tra việc quyết định chi của ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền (gọi chung là chủ tài khoản) đối với bất kỳ khoản chi nào hay gọi là kiểm tra lệnh chuẩn chi. Chuẩn chi của chủ tài khoản đƣợc thể hiện có đầy đủ dấu, chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trƣởng của đơn vị SDNS vào lệnh chuẩn chi (Giấy rút dự toán NSNN, Ủy nhiệm chi, giấy rút tiền mặt); mẫu dấu, chữ ký phải

phù hợp với mẫu dấu, mẫu chữ ký đã đƣợc đăng ký với KBNN.

+ Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ có liên quan. Các hồ sơ, chứng từ đơn vị gửi đến KBNN là căn cứ pháp lý để KBNN kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN. Vì vậy mỗi khoản chi đều phải đƣợc lập đúng theo biểu mẫu chứng từ quy định và hồ sơ chứng từ thanh toán kèm theo phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. KBNN có trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ đó trƣớc khi thanh toán, chi trả kinh phí NSNN cho đơn vị SDNS.

+ Kiểm tra các yếu tố hạch toán, tùy theo từng nội dung chi thì đơn vị phải hạch toán đúng mã chƣơng, mã ngành kinh tế, mã nội dung kinh tế.

Cụ thể:

+ Kiểm soát chi đối với các khoản thanh toán cá nhân

+ Kiểm soát chi đối với các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn

+ Kiểm soát chi đối với các khoản chi mua sắm, sữa chữa, xây dựng nhỏ.

+ Kiểm soát chi đối với các khoản chi khác.

- Quyết định sau kiểm soát chi: Sau khi kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ

của đơn vị SDNS, nếu đủ điều kiện theo các nội dung nhƣ trên thì KBNN thực hiện chi cho đơn vị (thanh toán hoặc tạm ứng) theo quy định. Trƣờng hợp không đủ điều kiện chi, KBNN tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho đơn vị SDNS đƣợc biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Các công đoạn này gọi là kiểm soát chi ngân sách. Thực chất của nội dung công tác KSC thƣờng xuyên NSNN của KBNN là kiểm soát sự đáp ứng các yếu tố điều kiện nói trên đối với từng khoản chi cụ thể của đơn vị SDNS, căn cứ vào hồ sơ, tài liệu, chứng từ do đơn vị gửi đến cho KBNN.

1.2.4. Các phƣơng pháp KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN

Phƣơng pháp KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN là hệ thống các cách thức đƣợc KBNN sử dụng để thực hiện các nội dung KSC thƣờng xuyên NSNN. Mỗi phƣơng pháp phục vụ cho một mục đích KSC khác nhau nên không thể so sánh phƣơng pháp nào tối ƣu hơn để lựa chọn sử dụng. Tùy vào nội dung cần KSC mà có thế sử dụng một hay đồng thời nhiều phƣơng pháp KSC nhằm mục đích kiểm soát đƣợc chặt chẽ các khoản chi NSNN.

a. Phương pháp ối chiếu

à phƣơng pháp kiểm soát mà cán bộ KSC tiến hành so sánh, đối chiếu về mặt lƣợng của một chỉ tiêu giữa các hồ sơ, chứng từ với nhau; giữa các hồ sơ, chứng từ với các định mức chi tiêu của nhà nƣớc để tìm ra các sai sót về chi.

. Phương pháp phỏng vấn

à phƣơng pháp kiểm soát mà theo đó cán bộ KSC thông qua việc phỏng vấn trực tiếp ngƣời phụ trách giao dịch chứng từ của đơn vị SDNS với cơ quan KSC nhằm tìm hiểu, thu nhận những thông tin cần thiết về tình huống, thực chất, thực trạng của các nội dung KSC, bổ sung căn cứ cho việc đƣa ra những đánh giá, nhận xét hay kết luận về nội dung đƣợc KSC.

c. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu kiểm soát là việc cán bộ KSC chọn các phần tử “đại diện”, có đặc điểm nhƣ tổng thể, đủ độ tiêu biểu cho tổng thể làm cơ sở cho kiểm tra, đánh giá, rút ra kết luận chung cho tổng thể.

Các phƣơng pháp chọn mẫu cụ thể thƣờng áp dụng trong KSC gồm: Chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu theo xét đoán

d. Phương pháp phân tích

Phƣơng pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình tƣ duy lôgíc để nghiên cứu, đánh giá và so sánh các thông tin, số liệu nhằm đánh giá tính hợp

lý, phù hợp của các nội dung đƣợc KSC với các điều kiện chi NSNN.

1.2.5. Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN

a. Doanh số chi thường u ên N NN qua NN

Doanh số chi thƣờng xuyên là tổng số giá trị xuất quỹ NSNN cho các khoản chi thƣờng xuyên đƣợc thực hiện qua KBNN.

Tiêu chí này thể hiện quy mô hoạt động của công tác KSC thƣờng xuyên NSNN của KBNN.

b. ố lượng hồ sơ NN giải qu ết trước hạn, úng hạn, quá hạn

Tiêu chí này thể hiện khả năng của KBNN trong việc bố trí, sắp xếp giải quyết thanh toán cho đơn vị SDNS kịp thời, theo đúng thời gian quy định. Mặc dù, công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN đòi hỏi phải đảm bảo chính xác về mặt số liệu, chứng từ; an toàn trong chi trả, thanh toán,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)