7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Khuyến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý trong kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN nhất là khi Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực năm 2017, từ đó đặt ra sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung văn bản để thực hiện Luật NSNN nhƣ bổ sung hệ thống MLNS, các văn bản quy chế về kiểm soát chi NSNN nhƣ Thông tƣ 08/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 10/01/2013 về việc hƣớng dẫn thực hiện kế toán Nhà nƣớc áp dụng cho TABM S. Thông tƣ 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi của NSNN qua KBNN.
Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi quy chế kiểm soát chi NSNN để khắc phục tình trạng cùng là khoản CTX nhƣng một số khoản chi thiếu quy trình hoặc phải vận dụng quy trình kiểm soát thanh toán VĐT gây khó khăn cho
cán bộ kiểm soát chi đối với chi thƣờng xuyên NSNN trong khâu kiểm soát và hƣớng dẫn thủ tục cho ĐVSDNS. KBNN tham mƣu cho Bộ Tài chính ban hành văn bản hƣớng dẫn quy định thống nhất chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Hiện tại trong Thông tƣ số 161/2012/TT- BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN quy định: Chỉ áp dụng cho các khoản CTX, chi sự nghiệp có tính chất đầu tƣ, không áp dụng đối với các khoản CĐT. Tại Thông tƣ số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán VĐT sử dụng vốn NSNN chỉ hƣớng dẫn các quy định về quản lý, thanh toán VĐT sử dụng nguồn vốn NSNN mà không có các quy định về hình thức và phƣơng thức chi trả các khoản CĐT sử dụng nguồn vốn NSNN. Khi KBNN thực hiện chi trả các khoản CĐT từ NSNN thì phải sử dụng các hình thức và phƣơng thức chi trả các khoản chi từ NSNN đƣợc quy định tại Thông tƣ số 161/2012/TT- BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính.
Mặt khác khi thực hiện kiểm soát thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ theo quy định tại Thông tƣ số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính quy định: Đối với các dự án có tổng mức vốn từ 01 tỷ đồng trở lên, việc tạm ứng, thanh toán, thu hồi tạm ứng đƣợc thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ tài chính, đối với các dự án có tổng mức vốn dƣới 1 tỷ đồng việc tạm ứng, thanh toán thực hiện theo Thông tƣ sô 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính. Do vậy cần thống nhất thông tƣ mới (thay thế cho Thông tƣ số 39/2016/TT-BTC ngày 1/3/2016 và Thông tƣ số 161/2012/TT- BTC ngày 2/10/2012) về hƣớng dẫn chế độ kiểm soát các khoản CTX của NSNN qua KBNN bên cạnh Thông tƣ 08/2016/TT-BTC hƣớng dẫn các quy định về quản lý, thanh toán VĐT sử dụng nguồn vốn NSNN.
ngân sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Về việc ban hành chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức chi: thẩm quyền ban hành đƣợc phân cấp phù hợp tính thống nhất trong quản lý vừa tính đến đặc thù ngành nghề, vùng miền, kịp thời sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế. Không để xảy ra tình trạng không có định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc định mức, tiêu chuẩn, chế độ có nhƣng lại quá lạc hậu, không phù hợp với thực tế. Việc sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong các lĩnh vực theo hƣớng: hạn chế số lƣợng định mức cứng (áp dụng thống nhất trong cả nƣớc), tăng số lƣợng các khung định mức, trần định mức để các Bộ, ngành, địa phƣơng, đơn vị áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng ngân sách tại Bộ, ngành, địa phƣơng mình.
- Phân định rõ hơn các chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm giữa KBNN với các cơ quan khác trong lĩnh vực kiểm soát chi. Ban hành quy định cụ thể về việc tổ chức thực hiện, phối hợp tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan, trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý NSNN.
Quy định cụ thể cơ quan tài chính (Phòng Tài chính, Sở Tài chính, các Vụ thuộc Bộ Tài chính) chỉ nên thực hiện sự kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc kiểm tra theo chuyên đề, có nhƣ thế hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách sẽ hiệu quả hơn và ĐVSDNS không phải “bị kiểm tra trùng lắp” nhƣ hiện nay.
Cần quy định lại mức độ quyền hạn, trách nhiệm KBNN trong công tác KSC để phù hợp với việc KSC theo mức độ rủi ro của các khoản chi, nhằm nâng cao trách nhiệm của ĐVSDNS và hiệu quả trong công tác KSC của KBNN.
- Hoàn thiện cơ chế thanh toán trực tiếp không dùng tiền mặt. Tăng cƣờng thanh toán trực tiếp từ KBNN cho ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ
bằng hình thức chuyển khoản vừa an toàn vừa giảm đƣợc các chi phí liên quan nhƣ kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản... đồng thời kiểm soát thu nhập cá nhân, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong sử dụng ngân sách. Cụ thể: ban hành quy định cụ thể buộc tất cả cá nhân, đơn vị có đăng ký sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng. Đồng thời, cần quy định các ĐVSDNS khi mua hàng hóa, dịch vụ với số tiền ở một mức nào đó thì phải bắt buộc mua của ngƣời bán có tài khoản tại Ngân hàng. Mở rộng thanh toán qua thẻ ATM tất cả các khoản chi cho cá nhân nhƣ lƣơng, phụ cấp lƣơng, tiền công lao động, học bổng, sinh hoạt phí...
- Cần quy định chặt chẽ việc xét chuyển số dƣ tạm ứng qua nhiều năm để hạn chế việc cho phép đơn vị sử dụng ngân sách xin chuyển số tạm ứng sang năm sau và cƣơng quyết xử lý thu hồi đối với các trƣờng hợp tạm ứng kéo dài. Ngoài biện pháp cắt giảm dự toán tƣơng ứng năm sau để khấu trừ, cần có các chế tài xử lý hành chính để buộc đơn vị hoàn trả lại NSNN khoản kinh phí đã tạm ứng nhƣng không có hồ sơ thanh toán.
- Xây dựng và áp dụng phƣơng thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra
Thực chất của phƣơng thức quản lý NSNN theo đầu vào là phƣơng thức dựa trên nhu cầu chi tiêu để quản lý ngân sách trong cả quy trình từ lập dự toán ngân sách qua chấp hành ngân sách đến quyết toán ngân sách. Trong điều kiện NSNN có giới hạn, quản lý ngân sách theo phƣơng thức này thƣờng tồn tại nhiều rủi ro từ giấu giếm nguồn thu ở mỗi cấp ngân sách và khai tăng nhu cầu chi trong lập ngân sách; chi tiêu lãng phí hoặc kém hiệu quả trong quá trình chấp hành ngân sách đến khai khống chi trong quyết toán ngân sách..., trong khi đó, dịch vụ công thƣờng không đƣợc quan tâm đầy đủ cả về khối lƣợng lẫn chất lƣợng, kể cả khi có vƣợt chi ngân sách. Vì vậy, xu hƣớng tất yếu hiện nay là chuyển quản lý ngân sách nói chung và lập dự toán ngân
sách nói riêng từ phƣơng thức đầu vào sang phƣơng thức đầu ra.
Theo phƣơng thức quản lý chi này chủ yếu dựa trên kết quả hoạt động (đầu ra) của các đơn vị sử dụng ngân sách, điều đó có nghĩa là: việc lập dự toán ngân sách, các cơ quan đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, dự toán và kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao của năm trƣớc để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch.
Thủ trƣởng đơn vị đƣợc quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm việc sử dụng kinh phí đảm bảo thực hiện đƣợc những nhiệm vụ chi. Nhƣ vậy với phƣơng thức cấp phát này thì các ràng buộc bằng chế độ, tiêu chuẩn, định mức đƣợc thay bằng các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lƣợng “đầu ra”. Do đó, nó đã khắc phục đƣợc những hạn chế của cơ chế KSC theo “đầu vào” khi mà hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc còn thiếu, lạc hậu. Quản lý ngân sách theo đầu ra chú trọng đến kết quả trong việc thực hiện hơn là việc chi nhƣ thế nào để thực hiện. Với dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra đòi hỏi sự cam kết của đơn vị sử dụng ngân sách trong việc mang lại hiệu quả của đầu ra từ việc sử dụng kinh phí ngân sách. Trƣớc mắt nên áp dụng phƣơng thức cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra trên một số đơn vị cung cấp các hàng hóa công hoặc các khoản chi cho các dịch vụ công cộng sau đó tổng kết, đánh giá và nếu hiệu quả thì áp dụng rộng rãi phƣơng thức cấp phát này.
Mở rộng đối tƣợng áp dụng hình thức khoán biên chế, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí. Sự kết hợp giữa KSC theo dự toán và khoán chi sẽ ngày càng tạo thuận lợi cho cơ chế quản lý NSNN theo kết quả đầu ra, thay vào quản lý theo nguồn lực đầu vào nhƣ hiện nay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Từ thực trạng công tác KSC thƣờng xuyên NSNN của KBNN Buôn Ma Thuột đã đề cập tại chƣơng 2, trong chƣơng 3 đã nêu mục tiêu chung của KBNN, định hƣớng phát triển KBNN Buôn Ma thuột và đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác KSC thƣờng xuyên NSNN. Trong quá trình thực hiện cần tiếp tục nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện, bổ sung để công tác KSC thƣờng xuyên NSNN của KBNN đạt hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN là việc làm rất cần thiết cho nền kinh tế của đất nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới để đáp ứng đƣợc quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là việc có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, đòi hỏi các đơn vị phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng vốn Nhà nƣớc cấp. Kết quả nghiên cứu luận văn “ oàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” đã giải quyết một số vấn đề theo yêu cầu đặt ra, thể hiện trên các nội dung sau:
- Luận văn đã hệ thống những lý luận cơ bản về chi và KSC ngân sách qua KBNN, từ đó thấy rõ đƣợc vai trò, trách nhiệm của KBNN trong quản lý quỹ và KSC NSNN.
- Từ những lý luận về chi NSNN, các nội dung cơ bản của công tác quản lý và KSC thƣờng xuyên qua KBNN, thực hiện phân tích và đánh giá thực trạng về công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Buôn Ma Thuột. Tổng hợp, đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác KSC thƣờng xuyên ngân sách trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2014 – 2016.
- Trên cơ sở phân tích đã đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện công tác KSC NSNN qua hệ thống KBNN.
Bản thân đã rất cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế để kiểm soát và nắm bắt thực tế công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Buôn Ma Thuột, song do thời gian có hạn và công tác chi NSNN rất phức tạp, phong phú và đa dạng nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Nguyễn Chí Cƣờng (2016), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đăk Lăk”, Luận
văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[2] Nguyễn Công Điều (2015), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi
thường xuyên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ
quốc gia, (159), tr. 31-34.
[3] Phạm Thị Hạnh (2016), “Phân tích tình hình kiểm soát chi ngân sách
thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Thành phố Đà Nẵng”, Luận
văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[4] Phạm Quốc Hiệp (2016), “Hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước tỉnh Đăk Nông”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà
Nẵng.
[5] Vũ Đức Hiệp – Nguyễn Thị Cẩm Bình (2017), “Triển khai hiệu quả các
giải pháp kiểm soát chi ngân sách nhà nước”, Tạp chí Quản lý
Ngân quỹ quốc gia, (175), tr. 29-31.
[6] Kho bạc Nhà nƣớc (2010), Cẩm nang KSC ngân sách qua Kho bạc Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, à Nội.
[7] Kho bạc Nhà nƣớc (2008), Chiến lược phát triển KBNN 2020, Nhà xuất bản Tài chính, à Nội.
[8] Kho bạc Nhà nƣớc (2005), Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ KBNN, Nhà xuất bản Tài chính, à Nội.
[9] Kho bạc Nhà nƣớc (2006), Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) và những vấn đề có liên quan; Kho bạc Nhà nước &
Dự án cải cách quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, à
[10] Kho bạc Nhà Nƣớc (2010), Kho bạc Nhà Nước Việt Nam quá trình xây
dựng và phát triển, Nhà xuất bản Tài chính à Nội, à Nội.
[11] Kho bạc Nhà nƣớc (2012), Quy trình kiểm tra nghiệp vụ KBNN, Nhà xuất bản Tài chính, à Nội.
[12] uật Ngân sách Nhà nƣớc số 83/2015/Q 13 ngày 25/5/2015
[13] Nguyễn Thị Bảo Ngọc (2014), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước huyện Ia
Grai, Tỉnh Gia Lai” Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[14] Lê Thị Ngọc Quỳnh (2017), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đăk Rlấp, tỉnh
Đăk Nông”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[15] Nguyễn Quốc Thắng (2017), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Buôn Đôn, tỉnh
Đăk Lăk”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[16] Thủ Tƣớng Chính phủ (2009), Qui định chức năng, nhiệm vụ của hệ
thống KBNN theo Quyết định số 108/2009 QĐ-TTg ngày
26/08/2009.
[17] Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2015), “Hoàn thiện quản lý chi thường xuyên
ngân sách địa phương thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ, Đại
học Đà Nẵng.
[18] Trần Trọng Tiến (2013), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Bình Định” Luận
văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[19] Dƣơng Công Trinh (2016), “Trao đổi về công tác kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia,
(174), tr. 23-25.
[20] Trần Phạm Tuân (2017), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đăk Glong, Đăk