7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Khuyến nghị với KBNN (TW)
- Hoàn thiện hơn nữa quy trình giao dịch “một cửa”.
Đề xuất KBNN xây dựng chƣơng trình quản lý giao nhận hồ sơ “một cửa”, ngƣời sử dụng là những ngƣời tham gia vào quy trình kiểm soát chi NSNN và đơn vị sử dụng ngân sách. Hệ thống đƣợc thiết lập và hình thành mạng diện rộng kết nối với tất cả các đơn vị trong hệ thống KBNN. Đơn vị sử dụng ngân sách có thể truy cập hệ thống để biết hồ sơ của mình đang ở bƣớc nào của quy trình, đã đƣợc thanh toán hay chƣa, hay phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ gì. Hệ thống phần mềm này theo dõi các bƣớc xử lý hồ sơ qua các bộ phận để có thể xác định đƣợc trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ giải quyết công việc, hồ sơ thanh toán đƣợc xử lý nhanh, chậm ở bƣớc nào của quy trình. Từ đó nâng cao trách nhiệm và hiệu suất làm việc từ công chức đến lãnh đạo thực hiện KSC, tạo sự minh bạch trong giao dịch và thuận tiện cho khách hàng.
Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN, KBNN cần nghiên cứu sửa đổi lại hai quy trình kiểm soát CTX và CĐT theo hƣớng giảm bót các thủ tục hành chính, lồng ghép để đơn giản hoá chứng từ, giảm bớt các khâu chuyển giao chứng từ nhằm rút ngắn thời gian giao dịch chi qua KBNN. Theo đó cần có văn bản thống nhất các quy định vể kiểm soát CTX và quy định về kiểm soát, thanh toán VĐT của NSNN. Thực hiện phân loại các khoản chi NSNN theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro, tiến đến kiểm soát chi theo kết quả đầu ra.
Sửa đổi lại quy trình giao dịch “một cửa” trong KSC thƣờng xuyên NSNN. Việc kiểm soát hồ sơ thanh toán phải thực hiện hết quy trình, hồ sơ đƣợc thông qua tất cả chủ thể kiểm soát trƣớc khi từ chối thanh toán ĐVSDNS để đảm bảo tính đúng đắn, chuẩn mực của công tác KSC, tránh trƣờng hợp không thống nhất trong kết quả kiểm soát chi giữa kế toán viên, kế toán trƣởng và giám đốc, làm cho một hồ sơ thanh toán phải sửa đổi, hoàn thiện nhiều lần.
- Nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi
Con ngƣời luôn đƣợc đánh giá là yếu tố quyết định cho sự thành công của một tổ chức. Trong bất cứ hoạt động nào, tầm quan trọng yếu tố con ngƣời cũng đƣợc đƣa lên hàng đầu, trong công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên cũng không ngoại lệ, năng lực, trình độ và phẩm chất của lực lƣợng cán bộ làm công tác kiểm soát chi là yếu tố có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của công tác kiểm soát chi. Để làm tốt công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN đòi hỏi đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thƣờng xuyên phải đạt đƣợc các yêu cầu sau: có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực chi ngân sách nói chung và kiểm soát chi thƣờng xuyên nói riêng, có khả
năng làm chủ đƣợc công nghệ cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong lĩnh vực kiểm soát chi, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh nghề nghiệp và văn hoá nghề Kho bạc. Để có đƣợc đội ngũ cán bộ theo yêu cầu trên, cần phải thực hiện tốt những việc sau:
Trong khâu tuyển dụng cán bộ, cần phải chú trọng khả năng thật sự của ngƣời cần tuyển. Công tác tuyển dụng phải đƣợc tổ chức khoa học, công khai, minh bạch để có thể tuyển chọn đƣợc những ngƣời thật sự đáp ứng tốt cho vị trí cần tuyển dụng. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ KBNN làm cơ sở xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, quy định rõ quyền hạn trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi NSNN. Đội ngũ này phải là những ngƣời có năng lực chuyên môn cao, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc. Cán bộ KBNN phải có tƣ cách phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm và tâm huyết với công việc, yêu ngành, yêu nghề, có đức tính liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự. Để thực hiện đƣợc những yêu cầu trên, KBNN cần phải rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý... Từ đó, có kế hoạch bồi dƣỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng ngƣời. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hóa, biến chất, không đủ năng lực, trình độ ra khỏi bộ máy.
Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức, mở các lớp tập huấn để bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức mới, trao đổi kinh nghiệm, giải đáp vƣớng mắc trong công tác KSC... Song song với việc trang bị kiến thức chuyên môn, cần phải trang bị cho cán bộ các kiến thức bổ trợ cho hoạt động kiểm soát chi nhƣ: kiến thức về pháp luật ( uật Đấu thầu, uật đầu tƣ công...), kiến thức tin học, ngoại ngữ... Đặc biệt, phải bồi dƣỡng cho cán bộ kiểm soát chi kiến thức về văn hoá, văn minh công sở,
nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng.
Tổ chức các cuộc hội thi về chuyên môn nghiệp vụ kiểm soát chi để trau dồi nghiệp vụ, hệ thống kiến thức, đào sâu nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo, nâng cao ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong công việc.
- Tăng cƣờng năng lực khai thác và vận hành các ứng dụng công nghệ trong kiểm soát chi NSNN.
Để hƣớng tới hình thành Kho bạc điện tử vào năm 2020, việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của KBNN, nhất là kiểm soát chi NSNN là vô cùng cần thiết và hữu hiệu. Đối với ứng dụng CNTT trong kiểm soát hoạt động chi NSNN qua KBNN nên xây dựng các chƣơng trình hỗ trợ sau:
+ KBNN cần xây dựng chƣơng trình phần mềm tin học nhằm phục vụ việc tra cứu thông tin: Tra cứu các thông tin về “Cơ sở dữ liệu văn bản pháp quy về quản lý NSNN”, tiến trình công việc và thủ tục hồ sơ của khách hàng giao dịch tại Ki ốt thông tin. àm nhƣ thế vừa công khai, minh bạch quy trình kiểm soát chi vừa có thể giúp các đơn vị sử dụng NSNN có thể cập nhật ngay các thông tin mới khi có những thay đổi về quy trình, thủ tục chi và kiểm soát chi.
+ Chƣơng trình hỗ trợ quản lý dự toán chi. Chƣơng trình đƣợc thiết kế theo hƣớng cho phép nhập tổng mức dự toán do cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp) quyết định. Trên cơ sở tổng mức dự toán đƣợc quyết định, tiến hành phân khai và phân bổ dự toán dần từ đơn vị dự toán cấp đến đơn vị dự toán cấp ... cho đến đơn vị sử dụng ngân sách cuối cùng. Qua chƣơng trình sẽ quản lý chặt chẽ quá trình phân bổ dự toán từ cơ quan trung ƣơng đến đơn vị cơ sở tại các huyện, đảm bảo tổng dự toán phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dƣới không vƣợt tổng mức dự toán đã nhận.
thu, chi ngân sách tỉnh đƣợc quản lý ở nhiều nơi nên ngay khi phát sinh một khoản chi ngân sách tỉnh tại một Kho bạc huyện hoặc phòng Kế toán Kho bạc tỉnh, cán bộ kiểm soát chi không thế xác định đƣợc mức tồn quỹ ngân sách tỉnh tại thời điểm đó. Để quản lý đƣợc tồn quỹ ngân sách tỉnh tại mọi thời điểm, chúng ta cần phải xây dựng một cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý số liệu thu, chi ngân sách toàn tỉnh, đồng thời xây dựng một chƣơng trình khai thác dữ liệu để cung cấp thông tin tức thời về tồn quỹ ngân sách phục vụ cho công tác quản lý, điều hành ngân sách và cung cấp số liệu phục vụ công tác kiểm soát chi, khống chế không để xảy ra tình trạng chi vƣợt tồn quỹ ngân sách.
+ Xây dựng một kênh truyền thông trên mạng máy tính thông suốt từ trung ƣơng đến địa phƣơng để qua đó triến khai nhanh chóng các văn bản về kiểm soát chi, đồng thời cũng là môi trƣờng để cán bộ kiểm soát chi trao đổi kinh nghiệm với nhau, nêu lên những vƣớng mắc, đƣa ra những kiến nghị với Kho bạc cấp trên.
KBNN tạo lập hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng cho các ứng dụng trong điều kiện mới. Trang bị hệ thống máy tính, máy chủ đủ mạnh và có hệ thống dự phòng để đảm bảo hoạt động của Kho bạc không bị gián đoạn. Thực hiện nối mạng với các cơ quan khác trên địa bàn nhƣ: tài chính, thuế, ngân hàng... để đảm bảo đối chiếu số liệu thu, chi ngân sách nhanh chóng, chính xác; tăng cƣờng kênh thanh toán không dùng tiền mặt với các ngân hàng.
Tăng cƣờng đào tạo để nâng cao trình độ tin học cho cán bộ Kho bạc. Với cán bộ kiểm soát chi, phải đƣợc đào tạo cơ bản về tin học để có thể khai thác, sử dụng tốt các chƣơng trình ứng dụng phục vụ công tác chi và kiểm soát chi thƣờng xuyên; cán bộ tin học phải đƣợc đào tạo nâng cao về tin học để có khả năng tiếp thu những kiến thức mới về công nghệ thông tin, phát triển những chƣơng trình ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn của đơn vị, đặc biệt là công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên.
- Hoàn thiện quy trình kiểm soát cam kết chi ngân sách thƣờng xuyên. Từng bƣớc mở rộng phạm vi cam kết chi, tiến tới thực hiện cam kết chi đối với tất cả các khoản chi NSNN cho mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Từng bƣớc lập hồ sơ điện tử về kiểm soát cam kết chi; xây dựng và quản lý cơ sở dừ liệu về các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực công, làm nền tảng cho việc quản lý, kiểm soát các nhà cung cấp, góp phần ngăn chặn thất thoát, lãng phí trong chi tiêu ngân sách thƣờng xuyên. Thực hiện tốt cơ chế kiểm soát cam kết sẽ ngăn chặn các đơn vị SDNS tạo ra các khoản nợ đọng trong thanh toán, làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, nhƣng vẫn duy trì ổn định việc thực hiện cơ chế kiểm soát chi hiện hành.
- Tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính trong hệ thống KBNN. Vừa phải đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định vừa nghiên cứu và hoàn thiện các quy trình, thủ tục KSC theo hƣớng công khai, minh bạch về thủ tục hồ sơ và thời gian giải quyết công việc, nâng cao ý thức trách nhiệm công vụ của cán bộ công chức, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch.