Các loại trung tâm trách nhiệm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT (Trang 25 - 29)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các loại trung tâm trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong tổ chức,

đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý, chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng hay bộ phận. Trong KTQT, trung tâm trách nhiệm được phân loại theo chức năng tài chính. Đó chính là: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Mỗi

15

trung tâm có thể là một phần hay toàn bộ trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư.

a. Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là trung tâm mà người quản lý chỉ có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với chi phí phát sinh ở trung tâm đó. Thường đây là trung tâm trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh. Trung tâm này không có quyền hạn đối với các thu nhập, lợi nhuận kinh doanh và vốn đầu tư.

Tùy theo tính chất của chi phí và kết quả làm ra mà người ta chia trung tâm chi phí thành trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí linh hoạt.

Trung tâm chi phí định mức: Là trung tâm có chi phí đầu vào được xác

định tương ứng với đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ. Thông thường chi phí

định mức được xác định để tính mức hiệu quả công việc, tức bằng cách xác

định tỷ số đầu ra và đầu vào. Ngoài ra, ta còn đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch dự toán, và xét chúng theo thời gian thực hiện và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Trung tâm chi phí linh hoạt: Là trung tâm có chi phí không xác định

được mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, hay không thể tính đầu ra một cách rõ ràng được. Lấy ví dụ như trung tâm chi phí là các khối hành chính sự

nghiệp, bộ phận nghiên cứu phát triển, hoạt động tiếp thị khuyến mãi…. DN thường kiểm soát các bộ phận này bằng cách giám sát nguồn lực cung cấp như: Con người, thiết bị, chi phí vật dụng….

b. Trung tâm doanh thu

Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và đầu tư vốn. Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong khung giá cả cho phép để tạo ra doanh số tức là thu nhập của cả DN.

16

Trung tâm này thường gắn với cấp bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở,

đây là các bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp như là: Phòng kinh doanh, các cửa hàng, đại lý của doanh nghiệp….

Một sốđiều cần chú ý là khi xác định chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu cần xem xét giá thành sản phẩm để khuyến khích trung tâm doanh thu đó tạo ra lợi nhuận chứ không đơn thuần là chỉ đủ doanh số bán. Và các quản lý bán hàng thường chiết khấu giảm giá hàng bán khi bán hàng số lượng lớn, hay thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại, hoặc chỉ tập trung vào sản phẩm có thu nhập thấp. Các loại hoạt động này sẽ làm tăng doanh số

nhưng đều làm giảm lợi nhuận mà doanh nghiệp chỉ chấp nhận trong một thời gian kinh doanh có hạn. Tức là trung tâm này phải có chính sách giá cả bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị trường mà còn phải dựa trên chí phí, giá thành và các mục tiêu lâu dài của Công ty. Ngoài ra, trung tâm doanh thu sẽ phản hồi kịp thời về sự biến đổi về giá, khuyến mãi của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để so sánh đánh giá các mặt hàng hay hoạt động kinh doanh.

c. Trung tâm li nhun

Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, và tiêu thụ của trung tâm đó, nhưng không có quyền quyết định đến vốn đầu tư của Công ty. Trong đó trung tâm lợi nhuận có thể quyết định về chi phí và doanh thu như: Sản xuất sản phẩm nào, sản xuất ra sao, chất lượng, giá cả và phân phối sản phẩm ra sao….Tùy theo cơ

cấu tổ chức, trung tâm lợi nhuận là một đơn vị độc lập riêng biệt hay nó điều hành cả trung tâm chi phí và doanh thu.

Loại trung tâm trách nhiệm này thường được gắn ở bậc quản lý cấp trung, đó là giám đốc điều hành trong doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh trong DN như các đơn vị phụ thuộc, các chi nhánh….

17

Điều kiện để một trung tâm lợi nhuận có thể thực hiện tốt chức năng của mình là nó cần được hoàn toàn độc lập trong quản lý. Tức là có quyền quyết

định mọi hoạt động về doanh thu và chi phí của mình, không chịu ảnh hưởng bởi các trung tâm trách nhiệm khác. Thứ hai là mục tiêu của trung tâm lợi nhuận không mâu thuẫn với mục tiêu của toàn doanh nghiệp. Và cuối cùng là giám đốc trung tâm này được tự do quyết định và phải kiên trì thực hiện các quyết định đó theo kế hoạch đã đề ra.

d. Trung tâm đầu tư

Đây là loại trung tâm gắn với bậc quản lý cấp cao như hội đồng quản trị

Công ty, các Công ty con độc lập…. Đó là sự tổng quát của các trung tâm trách nhiệm như lợi nhuận, doanh thu, chi phí. Trong đó khả năng sinh lời

được gắn với các tài sản sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó. Một trung tâm trách nhiệm được xem là trung tâm đầu tư khi nhà quản trị của trung tâm đó không chỉ quản lý chi phí, doanh thu, mà còn quyết định được lượng vốn sử dụng để

tiến hành quá trình đó.

Bằng mối liên hệ giữa lợi nhuận và tài sản sử dụng để tạo ra lợi nhuận

đó, chúng ta có thể đánh giá được lợi nhuận tạo ra có tương xứng với số vốn

đầu tư đã bỏ ra hay không. Thông qua đó cũng hướng sự chú ý của nhà quản lý đến mức độ sử dụng hiệu quả vốn lưu động, đặc biệt là các khoản phải thu và tồn kho được sử dụng tại trung tâm.

1.4. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CỦA CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM

Đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp quản lý cũng như việc đo lường thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm, bằng cách lấy kết quả đạt được của các trung tâm trách nhiệm, so sánh đối chiếu với số liệu dự

18

mỗi trung tâm trách nhiệm khác nhau, vì vậy các chỉ tiêu đo lường cho từng trung tâm trách nhiệm cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT (Trang 25 - 29)