Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT (Trang 30 - 33)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu

Trách nhiệm ở nhà quản trị ở trung tâm doanh thu là tổ chức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sao cho đạt được doanh thu trong kỳ nhiều nhất của bộ phận do mình kiểm soát. Theo đó chúng ta sẽ đối chiếu doanh thu thực tế đạt được so với doanh thu dự toán của bộ phận, xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, trên cơ sở đó phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố

có liên quan như đơn giá bán, khối lượng tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ. Trung tâm doanh thu được xem là đạt được thành quả tài chính trong việc

đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức khi đạt được mức chênh lệch doanh thu dương. Ngược lại, nếu thành quả của trung tâm doanh thu là các dấu hiệu chênh lệch âm thì đây là điều bất lợi. Dấu hiệu này thể hiện một số biến số bất thường về tình hình kiểm soát, thực hiện quá trình tiêu thụ về mặt số lượng, giá cả, chính sách tiêu thụ tại trung tâm. Thông thường, đây là những biến cố

20

thị trường, sự cạnh tranh của đối thủ, các chính sách của Nhà nước…cần phải xem xét một cách tổng hợp tránh quy chụp, gán ghép dễ dẫn đến những vấn

đề tiêu cực.

Do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa bằng tiền, nhưng đầu vào thì trung tâm này không chịu trách nhiệm về giá thành sản phẩm hay giá vốn hàng bán, chỉ kiểm soát chi phí phát sinh trực tiếp tại trung tâm, vì vậy để đánh giá hiệu quả của trung tâm này sử dụng chỉ tiêu chi phí thực tế phát sinh trong kỳ tại trung tâm trên doanh thu mà trung tâm đạt được trong kỳ.

Chỉ tiêu: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu như sau:

Chênh lệch = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán

Tăng trưởng doanh thu = (Chênh lệch / Doanh thu dự toán) x 100% Trung tâm có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao thường đang trong giai

đoạn phát triển mạnh, thị phần tăng. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao không phải trung tâm nào cũng tốt mà để đánh giá trung tâm đó hoạt

động tốt hay không còn dựa vào nhiều tiêu chí khác.

Bên cạnh những chỉ tiêu tài chính thì cần phải xem xét và đánh giá hiệu quả của trung tâm doanh thu qua các chỉ tiêu phi tài chính khác như:

+ Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ so với tháng trước nhiều hơn hay không?

+ Tỷ lệ số khách mua lại so với tổng số lượng khách hiện tại. Một trung tâm doanh thu hiệu quả khi giữ chân được khách hàng cũ và phát triển thêm khách hàng mới để tăng thêm doanh thu cho đơn vị.

+ Chỉ tiêu mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ của các trung tâm như thế nào?

21

1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận

Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động kinh doanh sao cho lợi nhuận đạt được là cao nhất. Nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận được giao vốn và quyền quyết định trong việc sử dụng số vốn đó để

tạo ra lợi nhuận. Do vậy, bên cạnh trách nhiệm tạo ra lợi nhuận cao, trung tâm lợi nhuận còn có trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh. Chính vì vậy, để đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận, chúng ta cần đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu về lợi nhuận, giá bán, lượng bán.

Đối với chỉ tiêu lợi nhuận: Cần xác định lợi nhuận chênh lệch giữa lợi nhuận thực hiện được so với kế hoạch đề ra. Do lợi nhuận tạo ra trong kỳ của DN là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí phát sinh tương ứng tạo ra doanh thu đó, nên doanh thu và chi phí là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp

đến lợi nhuận. Để đánh giá chính xác kết quả của trung tâm lợi nhuận, chúng ta cần xác định phạm vi chi phí mà nhà quản trị trung tâm có thể kiểm soát

được, rồi áp dụng phương pháp phân tích biến động chi phí như phương pháp áp dụng ở các trung tâm chi phí. Riêng doanh thu, cần phải đánh giá các khía cạnh sau:

+ Trung tâm có đạt được mức tiêu thụ dự toán hay không? + Trung tâm có thực hiện giá bán đúng như dự toán hay không?

+ Trung tâm có thực hiện cơ cấu bán hàng đúng như dự toán hay không? Khi đánh giá chênh lệch giữa doanh thu thực hiện so với doanh thu dự toán ta cần phải tiến hành phân tích xác định các nhân tốảnh hưởng, trên cơ sởđó xác

định các nguyên nhân chủ quan và khách quan làm biến động doanh thu.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng các chỉ tiêu như số dư bộ phận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất doanh thu trên chi phí… để đánh giá thành quả

22

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT (Trang 30 - 33)