7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.4. Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư
Về bản chất có thể xem trung tâm đầu tư là một dạng mở rộng của trung tâm lợi nhuận, trong đó nhà quản trị có nhiều trách nhiệm và quyền hạn hơn, vì ngoài việc đưa ra các quyết định ngắn hạn như xác định cơ cấu sản phẩm, giá bán, chi phí sản phẩm…họ còn có quyền kiểm soát và đưa ra các quyết
định về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Về mặt hiệu quả của trung tâm
đầu tư có thểđược đo lường như trung tâm lợi nhuận, nhưng về mặt hiệu năng hoạt động thì cần có sự so sánh lợi nhuận đạt được với tài sản hay giá trị đã
đầu tư vào trung tâm. Các chỉ tiêu cơ bản có thể sử dụng để đánh giá hiệu năng hoạt động của trung tâm đầu tư như: Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI), lãi thặng dư (RI), giá trị kinh tế gia tăng ( EVA).
Tỷ suất hoàn vốn (ROI)
ROI là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn đầu tư đã bỏ ra hay ROI còn
được phân tích là tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu nhân với hiệu suất của vốn
đầu tư.
Mục tiêu đầu tiên của việc sử dụng ROI là đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tư và các DN với quy mô vốn khác nhau, để phân tích xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, từ đó làm cơ sở đánh giá thành quả quản lý. Mục tiêu thứ hai khi sử dụng ROI để tìm ra nhân tố tác động đến hiệu quả
quản lý, nhằm tìm ra các giải pháp để làm cho kết quả hoạt động được tốt hơn. Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ
cấu vốn đầu tư.
ROI = Lợi nhuận = Lợi nhuận x Doanh thu thuần Vốn đầu tư Doanh thu thuần Vốn đầu tư
Hay ROI = (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hiệu suất của vốn đầu tư) Lợi nhuận sử dụng trong công thức là lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập. Lý do sử dụng lợi nhuận thuần là để phù hợp với doanh thu và vốn hoạt
23
động đã tạo ra nó.
Lãi thặng dư (RI)
Lãi thặng dư (hay lợi tức còn lại) là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn DN, được trừ đi chi phí sử dụng vốn mong đợi đã đầu tư vào bộ phận đó. Chỉ số này nhấn mạnh thêm khả năng sinh lời vượt trên chi phí vốn đã đầu tư
vào một bộ phận hay toàn DN.
Mục tiêu thứ nhất của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết lợi nhuận thực tế đã mang lại là bao nhiêu, sau đi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để có
được lợi nhuận trên. Mục tiêu thứ hai của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết có nên đầu tư gia tăng hay không, mà khi sử dụng chỉ số ROI không đủ cơ sở để quyết định. Công thức: RI = P – R Trong đó: RI: Lãi thặng dư P: Lợi tức của trung tâm đầu tư R: Chi phí sử dụng vốn bình quân
Hay: Lãi thặng dư ( RI) = Lợi tức của trung tâm đầu tư – ( Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn)
Sử dụng chỉ tiêu lãi thặng dư làm thước đo kết quả bộ phận có ưu điểm là đánh giá đúng kết quả của các trung tâm đầu tư, vì chỉ tiêu này đã đặt các trung tâm đầu tư lên cùng một mặt bằng để so sánh. Ngoài ra, lãi thặng dư còn khuyến khích các nhà quản trị bộ phận chấp nhận bất kỳ cơ hội kinh doanh nào, được dự kiến sẽ mang lại ROI cao hơn ROI bình quân.
Tuy nhiên, RI cũng có nhược điểm là do RI là một chỉ tiêu được thể hiện bằng số tuyệt đối, nên không thể sử dụng RI để so sánh thành quả quản lý của các nhà quản trịở trung tâm đầu tư có tài sản được đầu tư khác nhau. Vì trong thực tế, nếu dùng RI đánh giá thì RI thường có khuynh hướng lạc quan nghiêng về những nơi có quy mô vốn lớn.
24
Như vậy, để đánh giá kết quả của trung tâm đầu tư, nhà quản trị cần sử
dụng kết hợp các chỉ tiêu cơ bản như ROI, RI, với việc xem xét mức chênh lệch trong việc thực hiện các chỉ tiêu thực tế so với kế hoạch.
Giá trị kinh tế gia tăng ( EVA)
Theo định nghĩa của Công ty stern stewart: “Giá trị kinh tế tăng thêm là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn”. Được tính theo công thức
EVA = Lợi nhuận sau thuế - Chi phí vốn EVA = Vốn x ( ROI- Tỷ suất chi phí vốn)
Trong đó: Chi phí vốn = Vốn sử dụng x Lãi suất vốn
Ưu điểm nổi bật nhất của thước đo EVA là có tính tới chi phí sử dụng vốn chủ, đây là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này thay vì lĩnh vực kinh doanh khác, qua đó có thể xác định chính xác giá trị thực sự được tạo ra cho các nhà đầu tư, cổđông trong một thời kỳ nhất
định. Các thước đo khác không tính tới loại chi phí này. Thứ hai, khi xác định EVA đòi hỏi các chỉ tiêu được phán ánh theo quan điểm kinh tế khắc phục
được hạn chế của các thước đo truyền thống khác khi sử dụng số liệu kế toán phục vụ cho việc tính toán. Vì vậy, khi tính toán EVA cần phải dựa trên quan
điểm kinh tế coi tất các các nguồn vốn được huy động vào hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đều phát sinh chi phí sử dụng vốn và phải được phản ánh theo cơ sở tiền.
25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
KTTN là một bộ phận của KTQT, cung cấp cho nhà quản trị các chỉ tiêu
để đánh giá thành quả quản lý của từng bộ phận, trung tâm trách nhiệm trong tổ chức. Nhiệm vụ của tổ chức là xây dựng các trung tâm trách nhiệm phù hợp với tổ chức, đặc điểm kinh doanh của mình, thông qua đó thiết lập hệ
thống thông tin kế toán quản trị phục vụ cho mục tiêu chung của DN. Ngoài ra, KTTN lâu nay trong quá trình áp dụng người ta chỉ chú trọng vào tài chính, nên các phương diện phi tài chính khác chưa được chú trọng thì không thể làm rõ được trách nhiệm của nhà quản lý một cách chính xác. Do đó, việc
đánh giá cả về hai phương diện tài chính và phương diện phi tài chính giúp cho nhà quản lý đánh giá trách nhiệm một cách toàn diện về mọi phương diện hoạt động trong doanh nghiệp của mình.
Qua chương này luận văn đã nêu được khái niệm, mối liên hệ giữa KTTN và lý thuyết đại diện, đưa ra được vai trò của KTTN trong DN, cơ sở
hình thành KTTN là phân cấp quản lý thông qua đó nêu được những tác động của phân cấp quản lý tới KTTN. Bên cạnh đó, chương 1 luận văn cũng nêu ra
được trong mỗi DN có thể bao gồm bốn trung tâm trách nhiệm là: Trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Tương
ứng với mỗi trung tâm này là cấp quản trị thích hợp và tùy thuộc vào quyền hạn và trách nhiệm của cấp quản trị với trung tâm đó sẽ có những báo cáo, chỉ
tiêu đánh giá trách nhiệm khác nhau.Đây chính là những tiền đề để đánh giá thực trạng KTTN tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT.
26
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT