Mục đích của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại tại tổng công ty 789 bộ quốc phòng (Trang 28 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3.Mục đích của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

Mục đích của kế toán trách nhiệm đƣợc thiết lập để ghi nhận, đo lƣờng kết quả hoạt động của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn Doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu chung, mỗi bộ phận phải nỗ lực thực hiện các mục tiêu riêng rẽ do nhà quản trị cấp cao đã phân quyền cho bộ phận mình. Việc đánh giá thƣờng dựa trên hai tiêu chí đó là tính hiệu quả và tính hiệu năng:

Tính hiệu quả (effectiveness): có đƣợc khi đạt đƣợc mục tiêu đề ra mà chƣa kể đến việc sử dụng nguồn lực nhƣ thế nào. Hiệu quả đƣợc tính toán bằng việc so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đề ra cho trung tâm trách nhiệm đó. Nói cách khác, đánh giá hiệu quả chính là đo lƣờng mức độ hoàn thành mục tiêu của trung tâm trách nhiệm.

Tính hiệu năng (efficiency): là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung tâm trách nhiệm, hay có thể nói hiệu năng là tỷ lệ giữa kết quả thực tế đạt đƣợc so với nguồn lực thực tế mà trung tâm trách nhiệm đã sử dụng để tạo ra kết quả đó.

Nhƣ vậy, để có thể xác định đƣợc hiệu quả và hiệu năng của các trung tâm trách nhiệm phải lƣợng hóa đƣợc đầu vào và đầu ra của các TTTN. Trên cơ sở đó xác định đƣợc các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm cụ thể. Việc đo lƣờng thành quả hoạt động của các TTTN sẽ

tạo điều kiện cho việc đánh giá chất lƣợng hoạt động của nhà quản trị các trung tâm, cung cấp các động cơ tích cực cho các nhà quản trị bộ phận hƣớng tới mục tiêu chung.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại tại tổng công ty 789 bộ quốc phòng (Trang 28 - 29)