Hệ thống báo cáo thực hiện trong kế toán trách nhiệm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại tại tổng công ty 789 bộ quốc phòng (Trang 40 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Hệ thống báo cáo thực hiện trong kế toán trách nhiệm

a. Đặc điểm báo cáo kế toán trách nhiệm

Các báo cáo kế toán trách nhiệm phản ánh kết quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm đƣợc phân quyền trong một khoảng thời gian nhất định. Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm ghi nhận kết quả thực hiện và so sánh với dự toán theo từng chỉ tiêu đƣợc chuyển tải trong báo cáo phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm của mỗi trung tâm. Qua đó, xem xét mức độ đóng góp của từng bộ phận vào thành quả chung của toàn đơn vị. Mức độ chi tiết của thông tin trên các báo cáo sẽ khác nhau đối với những cấp độ quản lý khác nhau.

Báo cáo thực hiện trong kế toán trách nhiệm có đặc điểm chung là: Mức độ chi tiết của báo cáo giảm dần khi cấp độ nhà quản trị nhận báo cáo tăng dần. Lý do của điều này là báo cáo của nhà quản trị cấp càng cao thì không thể chi tiết tất cả các chi phí... của từng bộ phận nhỏ trong cấu trúc tổ chức. Nhà quản trị thƣờng quan tâm đến sự thực hiện các chi phí trực tiếp, doanh thu... thuộc quyền kiểm soát của chính họ. Thông thƣờng, các nhà quản trị cấp cao quan tâm đến những thông tin chi tiết tại một bộ phận nào đó, nhà quản trị cấp dƣới phụ trách bộ phận đó có trách nhiệm cung cấp.

b. Nội dung báo cáo kế toán trách nhiệm

Mỗi loại hình trung tâm trách nhiệm sẽ có hệ thống báo cáo thực hiện trách nhiệm tƣơng ứng.

* Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí: là bảng so sánh và xác định mức chênh lệch giữa chi phí thực hiện và dự toán. Ngoài ra, các chênh lệch còn có thể đƣợc phân tích chi tiết tùy theo yêu cầu quản lý thành các biến động theo các nhân tố cấu thành chi phí đó. Báo cáo của trung tâm chi phí đƣợc tách biệt thành báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí linh hoạt.

Các báo cáo của trung tâm chi phí đƣợc trình bày theo các cấp quản lý tƣơng ứng với các bộ phận thuộc trung tâm. Báo cáo sẽ đƣợc thực hiện theo luồng thông tin từ dƣới lên trên và trách nhiệm chi tiết đến từng bộ phận sẽ tùy thuộc vào cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của từng Doanh nghiệp. Báo cáo của cấp càng thấp sẽ càng chi tiết và khi báo cáo lên trên cũng mang nội dung chỉ tiêu đó tuy nhiên sẽ mang tính tổng hợp hơn. Ví dụ, báo cáo của nhà máy sản xuất sẽ đƣợc tổng hợp theo từng phân xƣởng thuộc nhà máy; báo cáo của phân xƣởng sẽ đƣợc tổng hợp từ các tổ sản xuất hoặc dây chuyển sản xuất thuộc phân xƣởng đó…

* Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu: là báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm và kết quả hoạt động dựa trên báo cáo thực hiện doanh thu thực tế so với dự toán, đồng thời kèm theo phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố nhƣ giá bán, sản lƣợng tiêu thụ đến sự biến động doanh thu của trung tâm. Báo cáo kết quả hoạt động của trung tâm doanh thu có thể phân thành những bộ phận khác nhau nhƣ theo chi nhánh, khu vực địa lý, cửa hàng… phù hợp với yêu cầu quản lý doanh thu của nhà quản lý.

* Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận: là các báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm của trung tâm này dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh và thƣờng đƣợc trình bày theo dạng số dƣ đảm phí nhằm xác định số dƣ của từng bộ phận trong phạm vi đƣợc phân cấp và kiểm soát chi phí, doanh thu của họ, đồng thời qua đó cũng đánh giá đƣợc phần đóng góp của từng bộ phận

vào lợi nhuận chung của Doanh nghiệp. Để đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm lợi nhuận, có thể so sánh kết quả thực hiện với dự toán, hoặc so sánh tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với tỷ lệ chung của toàn Doanh nghiệp hoặc của ngành.

* Báo cáo trách nhiệm trung tâm đầu tư: Nhà quản trị thƣờng sử dụng báo cáo thông qua các chỉ tiêu cơ bản nhƣ: ROI; RI.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại tại tổng công ty 789 bộ quốc phòng (Trang 40 - 42)