6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
a. Chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm chi phí
Đánh giá trách nhiệm và đo lƣờng kết quả hoạt động của trung tâm chi phí cần phân biệt làm hai dạng là TTCP định mức và TTCP linh hoạt.
- Trung tâm chi phí định mức: là trung tâm mà đầu ra có thể và lƣợng hóa đƣợc bằng tiền trên cơ sở đã biết phí tổn cần thiết để tạo ra một đơn vị đầu ra. Vì vậy, trách nhiệm của nhà quản trị là đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt đƣợc kế hoạch sản xuất đƣợc giao và chi phí thực tế phát sinh không vƣợt quá chi phí dự toán.
+ Về mặt hiệu quả đƣợc đánh giá thông qua việc trung tâm có hoàn thành đƣợc kế hoạch sản lƣợng sản xuất trên cơ sở đảm bảo đúng hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
+ Về mặt hiệu năng đƣợc đo lƣờng thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tế so với chi phí định mức. Trên cơ sở đó các nhà quản trị sẽ phân tích biến động chi phí và xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí.
- Trung tâm chi phí linh hoạt: là TTCP mà đầu ra không thể lƣợng hóa đƣợc bằng tiền một cách chính xác và mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào ở trung tâm này là không chặt chẽ. Và cũng giống nhƣ trung tâm chi phí định mức, nhà quản trị trung tâm chi phí tự do cũng có trách nhiệm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt đƣợc kế hoạch sản xuất đƣợc giao và chi phí
= Chi phí thực tế Giá trị sản xuất dự toán - Chi phí dự toán Giá trị sản xuất dự toán Chênh lệch tỷ lệ chi
phí trên giá trị sản xuất
thực tế phát sinh không vƣợt quá chi phí dự toán.
+ Về mặt hiệu quả đƣợc đánh giá chủ yếu dựa vào việc đối chiếu giữa chi phí thực tế phát sinh và dự toán ngân sách đã đƣợc phê duyệt. Thành quả của các nhà quản trị bộ phận này sẽ đƣợc đánh giá dựa vào khả năng kiểm soát chi phí của họ trong bộ phận.
+ Về mặt hiệu năng thƣờng đƣợc đánh giá thông qua việc so sánh giữa tỷ lệ chi phí trên doanh thu thực tế so với tỷ lệ chi phí trên doanh thu dự toán.
Với những quyền hạn và trách nhiệm trên nên thành quả của trung tâm chi phí đƣợc thể hiện thông qua tình hình thực hiện những chỉ tiêu cơ bản sau:
Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán
Trung tâm chi phí đƣợc xem là kiểm soát và đáp ứng tốt mục tiêu của tổ chức khi đạt đƣợc một dấu hiệu chênh lệch về chi phí, về tỷ lệ chi phí trên doanh thu nhỏ hơn không. Và ngƣợc lại nếu xuất hiện một chênh lệch dƣơng là dấu hiệu bất lợi. Dấu hiệu này có thể bắt nguồn từ những tác động bất lợi từ tình hình sản xuất, từ tình hình cung ứng nguyên vật liệu, lao động, tình hình điều hành của nhà quản lý trung tâm chi phí và đôi khi cả từ những sai sót bất cẩn trong xây dựng, phân cấp việc thực hiện kế hoạch. Khi đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí điều mà ngƣời quản lý trong doanh nghiệp cần quan tâm là việc giải thích những nguyên nhân nhằm tìm ra những khó khăn khi hoàn thành trách nhiệm và mục tiêu chung của tổ chức.
b. Chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm doanh thu
Trách nhiệm nhà quản lý trung tâm doanh thu là tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sao cho đạt đƣợc doanh thu trong kỳ nhiều nhất của bộ
phận mình kiểm soát. Theo đó, nhà quản trị Công ty sẽ đối chiếu doanh thu thực tế đạt đƣợc so với doanh thu dự toán của bộ phận, xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, trên cơ sở đó phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hƣởng của các nhân tố có liên quan nhƣ đơn giá bán, khối lƣợng tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ. Chỉ tiêu đánh giá cơ bản:
+ Tổng doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy quy mô tài chính trong hoạt động và phạm vi trách nhiệm của trung tâm doanh thu. Do đầu ra của trung tâm doanh thu đƣợc lƣợng hóa bằng tiền, nhƣng đầu vào thì trung tâm này không chịu trách nhiệm về giá thành sản phẩm hay giá vốn hàng bán. Trong khi đó chi phí phát sinh tại trung tâm doanh thu thì không thể so sánh đƣợc với doanh thu của trung tâm, vì vậy để đo lƣờng hiệu năng hoạt động của trung tâm này, nhà quản trị sẽ so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán của trung tâm.
Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu =
Lợi nhuận trước thuế thu nhập của trung tâm Tổng doanh thu của trung tâm
+ Về mặt hiệu quả thƣờng đánh giá thông qua việc hoàn thành dự toán tiêu thụ. Xác định các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hƣởng đến việc thực hiện dự toán tiêu thụ và sự phát sinh chi phí của các bộ phận trong kỳ kế hoạch.
+ Về mặt hiệu năng đƣợc đánh giá dựa vào việc kiểm soát sự gia tăng chi phí trong mối quan hệ với doanh thu, đảm bảo tốc độ của doanh thu tăng nhanh hơn so với tốc độ của chi phí.
c. Chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm lợi nhuận
Trách nhiệm nhà quản lý trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động kinh doanh sao cho lợi nhuận đạt đƣợc là cao nhất. Nhà quản lý trung tâm lợi nhuận đƣợc giao vốn và quyền quyết định trong việc sử dụng số vốn đó để tạo
ra lợi nhuận. Do vậy, bên cạnh trách nhiệm phải tạo ra lợi nhuận cao, trung tâm lợi nhuận còn có trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh. Vì thế để đánh giá kết quả trung tâm lợi nhuận, cần đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận, giá bán và lƣợng bán.
Các chỉ tiêu đánh giá cơ bản là lợi nhuận kiểm soát đƣợc của trung tâm:
Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu =
Lợi nhuận trước thuế thu nhập của trung tâm Tổng doanh thu của trung tâm
Do lợi nhuận tạo ra trong kỳ của Doanh nghiệp là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí phát sinh tƣơng ứng tạo ra doanh thu đó, nên doanh thu và chi phí là hai nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận. Để đánh giá chính xác kết quả của trung tâm lợi nhuận, cần phải xác định phạm vi chi phí mà nhà quản lý trung tâm có thể kiểm soát đƣợc, rồi áp dụng phƣơng pháp phân tích biến động chi phí.
Khi đánh giá chênh lệch giữa doanh thu thực hiện so với doanh thu dự toán, cần tiến hành phân tích xác định các nhân tố ảnh hƣởng, trên cơ sở đó xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan làm biến động doanh thu.
+ Về mặt hiệu quả thƣờng đƣợc đánh giá thông qua việc đảm bảo mức lợi nhuận. Xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan làm biến động lợi nhuận so với dự toán.
+ Về mặt hiệu năng đƣợc đánh giá dựa vào việc đảm bảo đƣợc sự gia tăng tốc độ lợi nhuận cao hơn sự gia tăng tốc độ về vốn.
d. Chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm đầu tư
Mục tiêu quan trọng của bất kỳ Doanh nghiệp kinh doanh nào là tối đa hóa lợi nhuận và sử dụng vốn đầu tƣ hiệu quả. Các nhà kế toán quản trị thƣờng sử dụng hai phƣơng pháp khác nhau để đánh giá thành quả trung tâm đầu tƣ: tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tƣ (Return on investment – ROI) và thu
nhập thặng dƣ (Residual income – RI).
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư:
Chỉ tiêu ROI cho biết một đồng vốn đầu tƣ thu về đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua đó, nó thể hiện sự kết hợp thành quả, trách nhiệm của trung tâm trong việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
ROI = Lợi nhuận trước thuế
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân
ROI có thể phân tích thành:
ROI = Lợi nhuận trước thuế X Doanh thu
Doanh thu Vốn hoạt động bình quân
ROI = Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu X Số vòng quay vốn
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết khả năng sinh lợi của doanh thu. Nếu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng và các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ sẽ tăng.
Chỉ tiêu số vòng quay vốn cho biết hiệu quả của việc sử dụng vốn, thể hiện bằng tỷ lệ tạo ra doanh thu của từng đồng vốn. Mỗi đồng vốn càng tạo ra nhiều đồng doanh thu thì việc sử dụng vốn càng hiệu quả. Nếu số vòng quay vốn tăng mà những yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ sẽ tăng.
Thông thƣờng chỉ ROI đƣợc sử dụng để đánh giá sự hoàn thành và so sánh quá trình hoàn vốn giữa các trung tâm đầu tƣ khác nhau, cũng nhƣ giữa các bộ phận khác nhau trong Doanh nghiệp. Với một bộ phận khi ROI thực tế lớn hơn ROI mục tiêu đƣợc xem là tốt, và giữa các bộ phận khi ROI bộ phận này lớn hơn ROI bộ phận kia thì đƣợc xem là tốt.
Nhà quản lý có thể cải thiện tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tƣ của bộ phận mình bằng cách tăng mức lãi trên doanh thu hoặc tăng hệ số vòng quay vốn
- Tăng doanh số. - Cắt giảm chi phí. - Giảm vốn đầu tƣ.
Mặc dù chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ đƣợc sử dụng rộng rãi để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tƣ nhƣng nó có một số hạn chế sau:
-ROI có khuynh hƣớng chú trọng đến sự thực hiện ngắn hạn hơn là quá trình sinh lợi dài hạn. Nhằm mục đích bảo vệ kết quả thực hiện đƣợc, nhà quản lý trung tâm có thể bị sức ép từ chối nhiều cơ hội đầy tƣ có lợi khác về dài hạn.
-ROI không phù hợp với các mô hình vận động của dòng tiền sử dụng trong phân tích vốn đầu tƣ.
-ROI có thể không hoàn toàn chịu sự kiểm soát của trung tâm đầu tƣ vì sự hiện diện của trung tâm đầu tƣ cấp cao hơn có quyền điều tiết ROI (do sự phân bổ chi phí chung và vốn từ cấp quản lý cao hơn).
* Thu nhập thặng dư (RI):
Thu nhập thặng dƣ là chênh lệch giữa lợi nhuận và chi phí sử dụng vốn của trung tâm đầu tƣ. Thu nhập thặng dƣ (RI) là một chỉ tiêu tuyệt đối, không giống nhƣ ROI là một chỉ tiêu tƣơng đối. RI thực chất là lợi nhuận còn lại của một trung tâm đầu tƣ sau khi loại trừ chi phí sử dụng vốn đầu tƣ.
Thu nhập thặng dƣ (RI) đƣợc tính nhƣ sau:
Lợi nhuận để lại (RI) =
Lợi nhuận của trung tâm đầu tư -
Chi phí sử dụng vốn
Trong đó:
Chi phí sử
dụng vốn =
Vốn đầu tư của
trung tâm X
Tỷ suất chi phí vốn
Chỉ tiêu lợi nhuận để lại (RI) làm thƣớc đo kết quả bộ phận có ƣu điểm là đánh giá đúng kết quả của trung tâm lợi nhuận vì chỉ tiêu này đã đặt các trung tâm lợi nhuận trên cùng một mặt bằng so sánh. Ngoài ra, RI còn khuyến
khích các nhà quản lý bộ phận chấp nhận bất kỳ cơ hội kinh doanh nào đƣợc dự kiến sẽ mang lại ROI cao hơn.
Hạn chế của chỉ tiêu RI là phản ánh số tuyệt đối về lợi nhuận tăng thêm, nên nó không thể dùng so sánh thành quả giữa các trung tâm đầu tƣ có quy mô khác nhau, vì nó có xu hƣớng nghiêng về trung tâm đầu tƣ có quy mô lớn. Trung tâm đầu tƣ có quy mô càng lớn thì lợi tức còn lại thu đƣợc càng nhiều, nhƣng điều đó chƣa thể đánh giá hoạt động của trung tâm đầu tƣ đó có hiệu quả hơn vì có thể chỉ đơn giản là nó sử dụng vốn nhiều hơn.
Tóm lại, không phải ROI hay RI cung cấp thông tin hoàn hảo để đo lƣờng thành quả của trung tâm đầu tƣ. ROI có thể cản trở việc hƣớng đến mục tiêu chung còn RI bóp méo sự so sánh giữa các trung tâm đầu tƣ có quy mô khác nhau. Do đó, trong mọi trƣờng hợp phƣơng án tốt nhất vẫn là phƣơng án kết hợp cả hai chỉ tiêu ROI và RI để đánh giá thành quả của các trung tâm đầu tƣ. Ngoài ra, có thể kết hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính (nhƣ mức tăng trƣởng doanh thu, thị phần…) để đánh giá thành quả của trung tâm.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, cung cấp cho nhà quản trị các thông tin hữu hiệu cho việc ra quyết định của các cấp quản lý trong tổ chức, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, trung tâm trong một tổ chức, hƣớng các bộ phận, trung tâm thực hiện gắn kết trách nhiệm để hoàn thành mục tiêu chung của đơn vị.
Kế toán trách nhiệm là một công cụ kế toán thu thập, báo cáo các thông tin, đo lƣờng và đánh giá các bộ phận trong doanh nghiệp thông qua sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn để hƣớng các bộ phận đạt đến mục tiêu chung của doanh nghiệp và trở thành một công cụ đắc lực trong kiểm soát quản lý.
Trong chƣơng 1, luận văn đã đi sâu tìm hiểu và giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
-Khái quát về kế toán trách nhiệm.
-Cơ sở hình thành kế toán trách nhiệm trong Doanh nghiệp. -Nội dung cơ bản kế toán trách nhiệm trong Doanh nghiệp.
Từ những khái niệm, bản chất và nội dung cơ bản của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp cho đến mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm với sự phân cấp quản lý. Đây chính là cơ sở lý luận làm tiền đề cho việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Tổng Công ty 789/ Bộ Quốc phòng từ đó đƣa ra các phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI TỔNG CÔNG TY 789 BỘ QUỐC PHÒNG